Cây vông – Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế

Ngay từ xưa, cây vông đã mang lại giá trị to lớn cho đời sống con người, lá cây vông được sử dụng để gói nem, cây vông được sử dụng làm cây cảnh trang trí trong nhà. Loại cây này còn được ứng dụng trong y học cổ truyền với công dụng điều trị đau nhức xương khớp, trĩ, kinh nguyệt không đều, mất ngủ. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây vông, đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và hình ảnh của loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây vông gai

Cây vông có tên tiếng anh là sunshine tree, indian coral tree hoặc tiger’s claw, tên khoa học là erythrina orientalis murr. Chúng còn được biết tới với nhiều tên gọi khác trong dân gian như cây thích đồng bì hoặc cây hải đồng bì, cây thuộc họ Fabaceae (Đậu). Trong Đông Y, loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên dược lý khác như cây lá vông, cây vông nem, cây bơ tòng, cây vông gai. Người ta thường sử dụng lá, vỏ cây và hoa cây vông nem để làm thuốc.

Đặc điểm cây vông gai

Đặc điểm cây vông gai

Cây vông phân bố chủ yếu ở nhiều quốc gia của Châu Phi như Mỹ, Srilanka và một số quốc gia trong khu vực Châu Á như: Campuchia, Ấn Độ, Lào, Indonesia, Myanmar, Việt Nam. Một số đặc điểm cây vông gai mà chúng ta dễ nhận biết như sau: Là giống cây thân gỗ lớn, chiều cao trung bình khoảng 5 – 10m, toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp gai nhọn có hình nón. Cây phân nhiều nhánh, lá cây là dạng lá 3 chét hình tam giác, lá chét ở giữa có kích thước to hơn hai lá chét hai bên, mép lá không có răng cưa và mọc so le hai bên. Đây là giống cây thường rụng lá vào mùa khô, hoa cây vông mọc tập trung thành chùm và có màu đỏ đẹp mắt.

Hoa cây vông có kết cấu khá cầu kỳ, tràng hoa được xếp sát nhau theo hình tiền khai hoa, cánh hoa khá lớn, chiều dài khoảng 4 – 9cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm. Hoa cây vông có tới 9 nhị, 1 nhị rời, các nhị xếp sát nhau theo hình vòng tròn. Bao phấn có màu vàng, nhụy hoa dài hơn nhị. Cây có rất ít quả mặc dù sinh trưởng rất nhiều hoa. Quả vông là dạng quả nang, bên trong có khoảng 4 – 8 hạt, hạt có màu đỏ hoặc màu nâu. Loại cây này thường mọc hoang ngoài tự nhiên, số ít được trồng bằng phương pháp giâm cành. Ở nước ta, loại cây này phân bổ rộng khắp từ Nam tới Bắc, thường mọc ven các hàng rào hoặc được người dân trồng làm cảnh.

Tác dụng của cây vông trong đời sống

Cây vông chắc hẳn cũng không phải loại cây quá xa lạ với nhiều người. Là giống cây thân gỗ, hình dáng bên ngoài cao lớn, màu sắc hoa đẹp mắt nên được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng làm cây cảnh. Chúng thường được trồng làm hàng rào, làm cây cảnh trang trí trong khuôn viên, trước nhà, sau nhà. Ngoài ra, chúng cũng là một trong những loại cây thảo dược có công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh mất ngủ. Chính bởi tác dụng của cây vông trong đời sống là vô cùng lớn nên hiện chúng đang được trồng với số lượng lớn tại nhiều địa phương trên cả nước.

Tác dụng của cây vông trong đời sống

Tác dụng của cây vông trong đời sống

Lá cây vông vừa là thuốc chữa bệnh vừa là một loại rau rừng được rất nhiều người yêu thích. Lá cây vông thường được người dân thu hái vào mùa xuân trong khoảng tháng 4 – 5 hằng năm. Chúng thường được lựa chọn những lá bánh tẻ, không bị sâu hại sau đó bỏ cuống. Chúng có thể được dùng tươi hoặc khô tùy vào nhu cầu sử dụng. Nếu sử dụng khô thì sau khi phơi nắng chúng ta nên đặt cây ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh ẩm mốc, kín gió. Theo y học cổ truyền, rau vông có tính bình, vị chát, đắng nhẹ nên chúng ta có thể lựa chọn nhiều phương pháp sử dụng khác nhau chứ không nhất thiết phải sắc thuốc uống. 

Tác dụng chữa bệnh của lá cây vông

Theo nghiên cứu y học, bên trong lá cây vông có chứa saponin, alkaloid và chất độc erythrin. Các chất này có công dụng làm giãn đồng tử, tăng sự co bóp của cơ, kích thích vận động. Tuy nói chúng có độc nhưng cũng không hề ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động thần kinh trung ương. Theo một số nghiên cứu lâm sàng trên ếch, loại lá dược liệu này có công dụng làm co cứng cơ chân và cơ thắt trực tràng, hạ huyết áp, hạ nhiệt, gây buồn ngủ, làm yên tĩnh, ức chế hệ thần kinh trung ương.

Tác dụng chữa bệnh của lá cây vông

Tác dụng chữa bệnh của lá cây vông

Ở Ấn Độ, lá cây vông được coi là có tác dụng điều kinh, lợi sữa, trị giun sán, lợi tiểu, nhuận tràng. Để điều trị mất ngủ và an thần bằng lá cây vông, chúng ta không nhất thiết phải đun nước hay sắc thuốc và có thể luộc, nấu canh hoặc xào ăn như một món ăn dân dã hằng ngày. Theo nhiều người đã từng sử dụng cho biết, lá cây vông giúp họ ngủ ngon hơn, không bị nặng đầu hay khó chịu. Ngoài ra, chúng ta có thể bào chế loại lá này thành cao, rượu hoặc siro để thanh nhiệt, giải độc. 

Trong y học cổ truyền Việt Nam, lá cây vông được các lương y ưu ái sử dụng trong các bài thuốc chữa ung độc, phong thấp, tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính, trĩ. Những người bị bệnh huyết áp cao, nóng trong, đau đầu, chóng mặt, ra mồ hôi trộm cũng có thể sắc nước lá vông uống hằng ngày. Để chữa giun đũa, cam tích ở trẻ em, chúng ta nên dùng lá vông khô, tán bột và pha nước cho trẻ uống liên tục trong 1 tháng. 

Cây vông vang đỏ

Bên trong cây vông vang đỏ có chứa myricetin, canabistrin, flavonoid, terpen, farnesol, acid linoleic, acid palmitic. Theo y học cổ truyền, cây vông vang đỏ có tính mát, vị ngọt, hơi nhạt. nhớt và hiện chưa được quy kinh. Theo Đông Y, chúng có công dụng hoạt thai, chỉ thống, bạt độc, thanh nhiệt, tiêu thũng, lợi thấp.

Cây vông vang đỏ

Cây vông vang đỏ

Loại dược liệu này chủ trị chữa rắn cắn và đau đầu, trị đái dầm, kích thích hoạt động thận và ruột, trị ung sang thũng độc, trị thủy thũng, đau móng, táo bón, gãy xương, chữa viêm loét dạ dày tá tràng và co quắp cơ, chữa mụn nhọt, đau do khớp viêm sưng nóng, nhức mỏi xương khớp, sỏi niệu. Theo y học hiện đại chúng lại có công dụng sát trùng, nhuận tràng, chống co thắt, lợi tiểu và hạ sốt. 

Giá trị kinh tế của thân cây vông

Theo bảng phân bố gỗ của nước ta, gỗ vông được xếp vào nhóm gỗ VIII, đây là nhóm gỗ khá nhẹ, sức chịu đựng kém, không bền và có thể bị mối mọt tấn công. Gỗ vông được xếp cùng với gỗ dâu da xoan, gỗ dâu da bắc, gỗ cơi, gỗ bồ đề gỗ cóc, gỗ chay, gỗ bộp, gỗ bồ kết, gỗ bồ hòn và gỗ bông bạc. Gỗ vông có độ cứng và sức nặng chỉ ở mức trung bình, dễ bị co rút, cong vênh trong quá trình sản xuất hay sử dụng. Tuy nhiên, chúng vẫn có ưu điểm là dễ gia công, chế biến, gì vậy để sản xuất ra được các sản phẩm từ gỗ vông cũng rất đơn giản.

Giá trị kinh tế của thân cây vông

Giá trị kinh tế của thân cây vông

Gỗ vông được lấy trực tiếp từ thân cây vông, chúng được sử dụng để làm một số đồ nội thất thông dụng trong gia đình như: Sofa, bàn ghế, sàn gỗ, giường, kệ chén, cánh cửa, tủ,… Gỗ cây vông còn có thể dùng để đóng đồ gia dụng, thùng hộp, ván ép. Sở hữu những món đồ nội thất từ gỗ vông, hẳn là không gian sống của bạn sẽ trở nên gần gũi, tươi sáng hơn. Cùng với sự phát triển của ngành chế biến gỗ, nhu cầu về nguyên liệu cũng đang ngày một tăng lên. Chính vì lẽ đó nên giá các loại gỗ cũng tăng lên chóng mặt, gỗ vông cũng không ngoại lệ. Gỗ vông có thể có nhiều mức giá khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của gỗ, nguồn gốc và sản phẩm gỗ sau khi xẻ. Nhưng nhìn chung giá gỗ vông trên thị trường vẫn khá rẻ. Thông thường, các loại gỗ nhóm VIII sẽ có giá giao động trong khoảng 1.200.000 – 1.800.000 VNĐ/1 m3. 

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây vông dưới đây:

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Hình ảnh cây vông trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nhận biết cây vông, đặc điểm, tác dụng, giá trị kinh tế và hình ảnh của loại cây này. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây trúc đào là cây gì? Đặc điểm, tác dụng và độc tố

Sinh Vật Cảnh -