Cây trâm – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây trâm là một loài cỏ dại mang vẻ đẹp hoang dã nên dù đứng ở đâu cũng thu hút ánh mắt của rất nhiều người. Loại cây này còn được nhiều người ưa chuộng bởi đặc tính ra hoa trong suốt 4 mùa, nhờ vẻ đẹp bình dị của nó đã khiến cho nhiều người cảm thấy thoải mái và thư giãn mỗi khi trông thấy. Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu về đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây trâm rừng
Cây trâm có tên tiếng anh là jamblon hay jamelonier, đây là một giống cây ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Myrtaceae. Loại cây này không thay lá vào mùa đông và có tốc độ sinh trưởng khá nhanh. Một cây trâm rừng trưởng thành có thể có chiều cao lên tới 30m và sống trong tự nhiên khoảng hơn 300 năm. Với đặc tính thân phân nhiều nhánh, tán lá tỏa rộng, cây trâm rừng được sử dụng làm cây che bóng mát, trồng làm cảnh cho những không gian công cộng. Nhiều người cũng đã lỡ đắm say vẻ đẹp của chúng nên đã tiến hành trồng cây trâm làm cây cảnh trong nhà.
Gỗ trâm thường khá cứng và không bị mục nát theo thời gian, đây cũng chính là lý do khiến cho gỗ trâm được rất nhiều người ưa chuộng làm đồ dùng trong nhà. Cũng nhờ giá thành gỗ rẻ, tính ứng dụng cao nên nhiều vùng trồng cây trâm lấy gỗ đang được nhân rộng. Cây trâm rừng bắt đầu trổ hoa vào tháng 3 và nở rộ vào tháng 4 hằng năm. Hoa cây trâm có kích cỡ nhỏ, mùi thơm dịu nhẹ, một bông hoa có đường kính trung bình khoảng 3 – 5mm. Ngay sau khi hoa tàn thì trái của cây trâm sẽ bắt đầu sinh trưởng. Thông thường cây trâm sẽ phát triển trái vào tháng 5 – 6 hàng năm.
Trái của cây trâm có hình trứng, màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu hồng và khi chín rũ sẽ chuyển dần sang màu đen. Hiện có nhiều giống cây trâm không còn cho trái màu đen mà chuyển qua cho trái màu trắng. Loại cây này có nguồn gốc tại Pakistan, Nepal, Ấn Độ và Bangladesh. Cây có trữ lượng lớn tại Phúc Kiến, Quảng Đông của Trung Quốc và Thái Lan, Mã Lai, Việt Nam, Lào. Lá cây trâm rừng mọc đối xứng hai bên, lá có hình trứng, nhọn hai đầu, cuống lá cứng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Cây trâm thường mọc ở rừng thứ cấp, trên những vùng cao hoặc trên những vùng đất hoang dưới 100 – 1200m.
Trái trâm miền Bắc gọi là gì?
Trái trâm rừng khi ăn vào có vị ngọt, chua nhẹ, được người dân sử dụng để ăn tươi hoặc ngâm rượu. Sau khi ăn trái trâm tươi, lưỡi sẽ có màu tím nhạt, thông thường nếu chúng ta muốn ăn loại trái này phải nhổ nó ra khỏi cuống trước đó vài tiếng đồng hồ nếu không sẽ rất khó ăn. Đây là một loại quả mang đến nhiều công dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe như đẹp da, chống viêm, ngăn ngừa tiểu đường.
Chúng được sử dụng làm ô mai, món ăn và chế biến thành mứt. Trong Đông Y chúng có công dụng chữa trị các bệnh về hô hấp. Mỗi vùng miền lại đặt cho nó một cái tên khác nhau, vậy trái trâm miền Bắc gọi là gì? Trái trâm còn được gọi là: Trái bạch lãm, trái hoàng lãm, trái thanh tử, trái mác cơm, trái cà ná, trái gián quả, trái thanh quả, trái cảm lãm, trái hắc lãm, trái ô lãm, trái mộc uy tử, trái trám chim.
Cây trâm có mấy loại?
Tại nước ta, cây trâm rừng có rất nhiều loài từ giống cây bụi cho tới giống cây thân gỗ lớn. Chính vì vậy, việc cây trâm có mấy loại là điều mà rất nhiều người quan tâm. Cây trâm có 3 loại chính sau:
Cây trâm vối
Cây trâm vối hay còn được nhiều người gọi là cây vối rừng hoặc cây trâm mốc. Phần vỏ cây bên ngoài có màu xám đen, chiều cao trung bình khoảng 25 – 30m, phần thân phân cành ngay từ sát gốc. Vỏ cây khá sần sùi, lá mọc đối xứng hai bên, màu xanh đậm khi già sẽ chuyển dần về màu nâu nhạt. Tại Việt Nam, giống cây trâm vối thường mọc tập trung tại một số tỉnh trong khu vực phía Nam, mọc trải dài từ Quảng Nam vào tới Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Cây trâm đỏ
Cây trâm đỏ có tên tiếng anh là syzygium gratum, là giống cây trâm thân gỗ có chiều cao trung bình khoảng 30 – 40m, vỏ bên ngoài có màu đỏ cam nên được gọi là cây trâm đỏ. Khi cây còn nhỏ, phần vỏ bên ngoài sẽ bong tróc dần, khi cây trưởng thành thì phần vỏ cứng sẽ rụng hết và nhẵn bóng. Lá cây trâm đỏ có hình mũi mác, chiều dài trong khoảng 5 – 8cm, chiều rộng khoảng 1 – 2cm. Hoa cây trâm đỏ sinh trưởng thành cụm, kích thước nhỏ và mang màu trắng nổi bật. Quả có hình trứng, khi chín chuyển dần về màu trắng.
Cây trâm nước
Cây trâm nước có tên tiếng anh là syzygium claviflorum, đây là giống cây thân gỗ có chiều cao khoảng 10 – 20cm, vỏ cây có màu trắng xám hoặc nâu xám. Phần quả có màu tím đậm và có núm ở đỉnh. Đây là giống cây thường xuyên được tìm thấy ở những nơi có nhiều nước như ven hồ, sông suối, thích nghi được với nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau. Khi sinh trưởng quả sẽ tỏa ra một mùi thơm giống như nhựa của cây thông.
Ý nghĩa cây trâm bonsai
Cây trâm là một giống cây cảnh mọc hoang dại trong tự nhiên, chính vì vậy cây tượng trưng cho động lực vươn lên trong cuộc sống và sự mạnh mẽ. Loại cây này có thể sinh trưởng khỏe mạnh trong cả những môi trường thiếu dinh dưỡng và không thường xuyên được chăm bón. Chúng có khả năng chống chịu sâu bệnh cực tốt, vì vậy cây còn đại diện cho bản tính cần cù, kiên cường của những người nông dân Việt Nam. Dù cây sống trong bất cứ điều kiện thời tiết nào, bất kỳ loại đất nào, cây vẫn chăm chỉ tiến lên đi về phía trước, giống như cái cách mà hoa hướng dương tiến về phía mặt trời.
Cây phân khá nhiều nhánh nên thường được rất nhiều nghệ nhân chơi cây nghệ thuật yêu thích, những cây trâm bonsai có dáng đứng lạ, tán lá đẹp mắt cũng ra đời từ đây. Ý nghĩa cây trâm bonsai chính là sự hài hòa và cân bằng trong cuộc sống. Nó giống như cái cách mà cây kết thành những chùm hoa nhỏ nhắn, xinh xắn và tròn trịa một cách hoàn hảo vậy. Loại cây này không chỉ là một giống cây cảnh phong thủy tuyệt đẹp mà còn mang lại nhiều ý nghĩa khác.
Bằng dáng đứng cao ráo, thân cây và gốc chắc khỏe, hình dáng sang trọng, loài cây này sẽ tiếp thêm các nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ, giúp người trồng có một sức khỏe dẻo dai và đặc biệt không lo ngại chùn bước bất kỳ khó khăn nào. Cây giúp xua đuổi ma quỷ và xóa tan những vận xui trong gia đình và giúp thu hút tiền tài về cho tất cả các thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra cây cũng là một giống cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt.
Cách trồng cây trâm rừng làm cảnh
Cây trâm là giống cây có nhiều giá trị to lớn đối với đời sống con người. Đối với những người biết thưởng thức thì càng những cây trâm có dáng càng đẹp thì lại càng có giá trị lớn. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều người ươm và chiết cây trâm rừng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Cách trồng cây trâm rừng làm cảnh như sau:
Sau khi mua giống cây trâm rừng về thì loại bỏ lớp nilon bao bên ngoài, đặt cây vào giữa hố trồng và cố định cây sao cho thẳng đứng. Lấp đất và nén chặt sao cho khi gió thổi cây không bị đổ ngã. Tiếp đó vun gốc và cắm cọc cho cây. Tưới nước vào gốc cho cây để cây có thể sinh trưởng nhanh chóng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng cây trâm rừng. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây thìa canh – Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây thìa canh – Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và tác hại
Cây thanh trà là gì? Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây sâm cau – Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây sanh là gì? Ý nghĩa, cách trồng và công dụng trái sanh
Cây ớt – Đặc điểm, vòng đời, phân loại, công dụng
Cây ô rô là cây gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây Osaka – Đặc điểm, phân loại, cách trồng và ý nghĩa