Cây thanh trà là gì? Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cây thanh trà là một trong những giống cây ăn trái đặc sản của vùng Tây Nam Bộ, đây là một trong những loại trái đã làm say đắm không biết bao nhiêu thực khách tới từ phương xa. Những người ở khu vực miền Bắc và miền Trung có lẽ vẫn còn khá xa lạ với loại cây này. Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu thông tin về cây thanh trà, ý nghĩa, cách trồng và việc loại cây này có trồng được ở miền Bắc không? 

Nội Dung Chính

Cây thanh trà là cây gì?

Cây thanh trà là giống cây bản địa của nước ta, cây có nguồn gốc từ vùng Bảy Núi của An Giang. Trước kia, nó là giống cây mọc hoang dại, có hình dáng bên ngoài tương tự cây xoài. Trái thanh trà có hương vị độc đáo, được trồng diện rộng ở vùng Vĩnh Long, từ đây loại trái cây này cũng trở thành đặc sản của vùng đất sông nước miền Tây. Trái thanh trà có hình dáng bên ngoài tương tự và đáng yêu giống như chính cái tên của nó. Trái thanh trà có hình tròn, kích thước như trái trứng gà, phần thịt bên trong mọng nước, chứa hạt to, thịt ít. Khi còn non loại trái này có màu xanh, vỏ nhẵn, khi chín chúng sẽ chuyển dần sang màu vàng và tỏa ra mùi thơm lôi cuốn.

Cây thanh trà là cây gì?

Cây thanh trà là cây gì?

Hương vị của thanh trà luôn kích thích vị giác của nhiều người, phần thịt bên trong mềm, có vị chua chua, ngọt ngọt, dịu nhẹ. Nhiều người khi thưởng thức loại trái này thường thắc mắc không biết cây thanh trà là cây gì mà lại cho ra được loại trái ngon, ngọt như vậy? Không chỉ dừng lại ở việc là một thức quả ngon, trái thanh trà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người, nhiều món ăn ngon và giải nhiệt vào mùa hè oi nóng từ loại trái này đã ra đời và khiến cho rất nhiều người yêu thích khi thưởng thức. 

Khi tới với vùng đất Vĩnh Long, bạn nên thưởng thức món canh chua cá lóc hoặc những món kho cùng với loại trái này. Những đồ ăn vặt hay đồ uống như thanh trà dầm đường, thanh trà ngâm đường hoặc mứt thanh trà là những món mà bạn không nên bỏ lỡ. Cứ vào tháng 3 hằng năm, khi trái thanh trà chín, chúng ta chỉ cần đi dọc hai bên đường ở bất cứ đâu tại Vĩnh Long, chúng ta sẽ có thể bắt gặp những hàng cây thanh trà với những trái thanh trà tròn trĩnh, vàng rực. Chúng ta sẽ tha hồ mà thưởng thức cũng như khám phá vị ngon của chúng. 

Ý nghĩa cây thanh trà Huế

Thủy Biều là vùng đất nổi tiếng, thơ mộng bên bờ sông Hương, nơi đây đẹp nhẹ nhàng, ngọt ngào và ngập tràn cây trái. Mỗi tấc đất của nơi Thủy Biều đều là nơi sinh trưởng và sản sinh ra nhiều loại hoa thơm, quả ngọt, song ấn tượng nhất là giống cây thanh trà. Chỉ cần nghe cái tên thôi là đã đủ làm say đắm nhiều người, đây cũng là một loại quả mà người Huế vô vùng yêu thích. Cây thanh trà chẳng biết sinh ra và lớn lên tại đây từ bao giờ, phải chăng chúng cũng là một sản vật mà người dân trước kia cũng đã từng cung ứng cho cung đình xưa. Tuy không biết chúng tới đây bằng cách nào hay từ bao giờ, loại cây này vẫn mang một ý nghĩa đặc biệt trong lòng người dân nơi đây.

Ý nghĩa cây thanh trà Huế

Ý nghĩa cây thanh trà Huế

Ý nghĩa cây thanh trà Huế có lẽ không chỉ dừng lại ở một loại cây ăn trái mà chúng đã ăn sâu vào tiềm thức như một loại sản vật của quê hương. Nhiều người cũng cho rằng, cây thanh trà là một giống bưởi quý được di thực từ nơi khác đến. Với nhiều lời phỏng đoán, nhiều lời nhận xét khác nhau, giá trị cây thanh trà ngày một đi lên. Hiếm có giống thanh trà nào trên cả nước có thể sánh được với thanh trà tại đây, kể cả nơi trồng thanh trà nổi tiếng như Vĩnh Long. Đặc điểm của thanh trà ở đây là ngọt thanh, độ ráo vừa phải, không có dư vị đắng. Mỗi khi thời tiết se se lạnh, người dân thường chế biến trái thanh trà thành món nộm với tôm, mực vừa thơm ngon lại nhiều dinh dưỡng. 

Thanh trà vốn dĩ là một loại trái trong chi Bưởi, tuy nhiên chúng có kích thước nhỏ hơn, vỏ mỏng và múi dày hơn. Vỏ ngoài của thanh trà cũng có hàm lượng tinh dầu cao hơn các loại bưởi khác, chúng có mùi thơm nhẹ nhàng, đặc trưng, khi ăn vào có vị hơi the cay, ngọt mát giống như vỏ cam, quýt. Hiện nay tại Huế, cây thanh trà được trồng tại hầu hết tất cả các huyện trên địa bàn, nhưng ngon nhất vẫn là trái thanh trà trồng tại Thủy Biều. Nhờ đặc điểm ít nước, vì vậy mà loại trái này có thể để lâu ngày mà không bị hư hỏng, thậm chí càng lâu còn ngon. Chúng thậm chí còn có thể để lâu hơn cả trái bưởi, vì lẽ đó nên cây thanh trà đang trở thành loại cây giúp xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng quê trên tại đây. 

Cách trồng cây giống thanh trà

Cách trồng cây giống thanh trà phát triển nhanh và sai quả như sau: 

Đất trồng: Chúng ta nên trồng cây trên đất phù sa của đồng bằng sông Cửu Long, thịt pha cát, đất thịt, đất đỏ bazan. 

Mật độ trồng: Tùy từng loại thổ nhưỡng mà chúng ta có mật độ trồng sao cho phù hợp. Nếu trồng trên đất có độ phì cao thì mật độ trồng thích hợp sẽ là 9m x 9m (123 cây/ha), nếu trồng trên đất có độ phì thấp thì mật độ trồng sẽ dày hơn là 7m x 7m (200 cây/ha).

Cách trồng cây giống thanh trà

Cách trồng cây giống thanh trà

Chuẩn bị hố trồng: Nên đào hố trước khi trồng khoảng 1 – 3 ngày, mỗi hố có kích thước 50x50x50cm, khi đào nên để lớp đất phía trên mặt hố sang một bên và lớp đất phía dưới sang một bên. Tiến hành bón lót khoảng 150 – 250g super lân kết hợp với 10 – 12kg phân chuồng hoai mục, trộn đều với lớp đất ở mặt phía dưới mà chúng ta đã đào lên. Trộn thêm khoảng 0,5 kg vôi để phòng trừ sâu bệnh trong đất và mối kiến, kết hợp thêm 50g basudin 10H để nâng độ PH cho đất. Tuyệt đối không được sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục hoặc tro bếp để bón cho cây, như vậy sẽ làm mặn đất và gây thối rễ. 

Tiến hành trồng: Đào thêm một lỗ nhỏ trong hố trồng, rạch bỏ lớp nilon bên ngoài bầu cây và đặt cây thẳng đứng vào giữa hố trồng sao cho cổ rễ bằng với miệng hố. Kiểm tra lại bộ rễ và cắt bỏ đi những sợi rễ quá dài hoặc những rễ mọc ra bên ngoài bầu cây. Lấp đất lại và nén nhẹ để cố định gốc cây con không bị gió lay. 

Cách chăm sóc cây thanh trà trồng chậu

Cây thanh trà cũng khá dễ chăm sóc chứ không khó khăn như nhiều người từng nghĩ. Nhiều gia đình cũng đã mê mẩn loại trái này và tiến hành trồng cây trong chậu để làm cảnh trước nhà. Để cây luôn xanh tốt, nhanh ra trái, cách chăm sóc cây thanh trà trồng chậu như sau: 

Tưới nước: Sau khi trồng nên tưới nước ngay, nếu chúng ta trồng vào mùa mưa thì nên hạn chế tưới nước hằng ngày cho cây. Vào mùa khô nên tưới liên tục trong 1 tháng đầu bằng vòi xịt phun sương, sau đó nên giảm dần lượng nước tưới trong ngày xuống 1 nửa.

Cách chăm sóc cây thanh trà trồng chậu

Cách chăm sóc cây thanh trà trồng chậu

Cắt tỉa cành: Cây thanh trà tự phân nhánh ngay từ phần thân sát gốc, vì vậy việc cắt tỉa cành để tạo tán cho cây là một bước chăm sóc cây cơ bản mà chúng ta cần thực hiện. Nên cắt tỉa thanh trà theo chu kỳ 2 – 3 tháng/1 lần. Tỉa bỏ bớt các cành mọc rậm rạp, tạo cho cây có bộ tán cân đối, nhất là sau mỗi lần thu hoạch trái. 

Bón phân: Để bổ sung dinh dưỡng, tăng độ mùn, độ phì nhiêu, tăng khả năng giữ ẩm của đất trong mùa khô thì nên bón phân đều đặn cho cây bằng phân chuồng hoai mục khoảng 15kg phân cho 1 gốc cây. 

Cây thanh trà có trồng được ở miền Bắc không?

Như đã biết, cây thanh trà là giống cây ăn trái nổi tiếng của khu vực miền Tây, chúng nổi tiếng với hương thơm dịu nhẹ, vị ngon khó cưỡng và những công dụng điều trị bệnh và đối với sức khỏe. Quả thanh trà được người tiêu dùng rất ưa chuộng và mang lại nguồn kinh tế ổn định cho nhiều gia đình trồng thanh trà. Sau khoảng 3 – 4 năm kể từ khi trồng, cây thanh trà đã có thể ra trái, trên 7 năm là chúng đã cho năng suất ổn định trung bình khoảng 120 – 200 kg/cây và tăng dần qua các năm.

Cây thanh trà có trồng được ở miền Bắc không?

Cây thanh trà có trồng được ở miền Bắc không?

Cũng chính bởi điều này mà nhiều người rất muốn trồng loại cây này để phát triển kinh tế. Vậy, cây thanh trà có trồng được ở miền Bắc không? Thực tế, cây thanh trà không phù hợp với điều kiện thời tiết như ở miền Bắc. Nếu chúng ta nhất định muốn trồng loại cây này tại đây sẽ dẫn tới hiện tượng chết hàng loạt. Mùa hè ở miền Bắc có nguồn nhiệt khá cao, những cây thanh trà nếu sống được cũng cho chất lượng quả rất kém. 

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên dưới đây: 

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Hình ảnh cây thanh trà trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây thanh trà, ý nghĩa, cách trồng và việc loại cây này có trồng được ở miền Bắc không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sâm cau – Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -