Cây núc nác – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách dùng

Cây núc nác là loại thảo dược thiên nhiên được sử dụng trong Đông Y từ lâu, loại cây này được xem là thần dược trong việc điều trị các bệnh về da. Khi biết thông tin về loại dược liệu này, nhiều người đã thay thế các sản phẩm sữa tắm, sữa rửa mặt thông thường bằng chiết xuất thiên nhiên từ cây núc nác. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm hoa cây núc nác, tác dụng chữa bệnh, kỹ thuật trồng và cách dùng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm và công dụng hoa cây núc nác

Cây núc nác có tên khoa học là oroxylum indicum (L.) kurz, thuộc họ Núc Nác – Bignoniaceae. Loại cây này được người dân gọi với nhiều tên gọi khác như: Cây ung ca, cây mộc hồ điệp, cây lim may, cây so đo thuyền, cây triển giản, cây bạch ngọc nhi, cây thiên trương chi, cây thiều tầng chỉ, cây hoàng bá nam, cây nam hoàng bá,… Đây là giống cây thân gỗ, chiều cao trung bình trong khoảng 5 – 13m, phần thân nhẵn bóng, đường kính thân nhỏ, ít phân cành. Vỏ cây núc nác có màu xám, phần thịt bên trong có màu vàng đẹp mắt.

Đặc điểm và công dụng hoa cây núc nác

Đặc điểm và công dụng hoa cây núc nác

Lá cây núc nác là dạng lá xẻ lông chim, mọc đối xứng hai bên, mép lá không có răng cưa, chiều dài trong khoảng 1 – 1,5m, lá mọc tập trung ở ngọn cây. Hoa cây núc nác sinh trưởng thành cụm, mọc tập trung ở ngọn, màu nâu sẫm, khi nở thường xòe lớn trông khá đẹp mắt. Đài hoa cứng, dày, có 5 khía, tràng hoa có 2 môi và 5 nhị, toàn bộ hoa được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Loài hoa này thường nở vào ban đêm, mùa hè, thụ phấn nhờ qua động vật. Ngay sau khi nở hoa cây sẽ bắt đầu phát triển quả, quả núc nác là dạng quả dài, mỏng, chiều dài trong khoảng 50 – 70cm, chiều rộng khoảng 2 – 4cm. Bên trong có chứa nhiều hạt hình trứng, chiều dài khoảng 3 – 4cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm. 

Tại nước ta, cây núc nác được trồng ở nhiều nơi để làm dược liệu và làm cảnh. Chúng mọc tập trung tại những vùng đồi núi, rừng, những nơi ẩm thấp có độ cao không quá 900m. Thanh Hóa, Tuyên Quang, Yên Bái, vùng Tây Bắc, Điện Biên, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Giang là nơi chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này. Người ta thường thu hái hoa cây núc nác vào tháng 7 – 8 để phục vụ cho nhu cầu trong ẩm thực. Các món ăn từ hoa cây núc nác được xem là đặc sản tại nhiều địa phương. Người ta khuyên rằng muốn chế biến món ăn từ hoa núc nác thì nên đợi cho hoa rụng rồi nhặt về chứ không nên ngắt chúng trên cây. 

Cây núc nác có tác dụng gì?

Theo các nghiên cứu về loại cây này thì mỗi một bộ phận của cây sẽ có chứa các hợp chất hóa học khác nhau. Vỏ cây núc nác có chứa hàm lượng lớn flavonoid ở dạng tự do, ancaloit và tanin. Hạt núc nác có chứa tới hơn 80% dầu béo, ellagic axit, axit panmitic, axit oleic, stearic. Phần vỏ bên ngoài của quả núc nác lại có chứa axit ursolic, axit cacboxylic, triterpene, oroxylina, acid ellagic, baicalein, chrysin và biochanin-a. Trong Đông Y, vị thuốc núc nác có tên dược học là hoàng bá nam. Chúng có vị đắng, tính ngọt, được quy vào kinh Bàng Quang và kinh Tỳ. Vậy cây núc nác có tác dụng gì?

Cây núc nác có tác dụng gì?

Cây núc nác có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại, cây núc nác đã được chiết xuất thành dược liệu Nunaxin, được đóng viên với khối lượng 0,25g/1v. Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp hen phế quản nhẹ ở trẻ, vảy nến, mề đay, mẩn ngứa, ghẻ lở. Tuy nhiên, sản phẩm này lại không được dùng cho người bị dị ứng nặng và rối loạn cấp diễn. Theo y học cổ truyền, vị thuốc này có công dụng chống ho, giảm đau, viêm hầu họng, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, chữa đau dạ dày, suy giảm chức năng gan, viêm phế quản, đau vùng thượng vị, đau hai bên sườn, ho gà, khàn cổ, viêm họng cấp tính, ho mãn tính. 

Vỏ cây núc nác có tác dụng gì?

Khi nhắc tới dược liệu hoàng bá nam, người ta sẽ nghĩ ngay tới vỏ cây núc nác. Vỏ cây núc nác có tác dụng gì mà được nhiều người săn lùng tới vậy? Vỏ cây núc nác được xem là loại thảo dược thiên nhiên có công dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại dị ứng, giảm tính thấm của màng mao mạch, kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Theo các nghiên cứu khoa học về loại dược liệu này, chúng có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp nên thường được dùng để chữa sởi ở trẻ em, khô họng, viêm họng, viêm bàng quang, vàng da, viêm gan, hen phế quản, vảy nến và chữa dị ứng sơn.

Vỏ cây núc nác có tác dụng gì?

Vỏ cây núc nác có tác dụng gì?

Ngọn cây núc nác

Cây núc nác được sử dụng trong ẩm thực để chế biến nhiều món ăn ngon hằng ngày, gần như tất cả các bộ phận trên ngọn cây núc nác đều có thể sử dụng để nấu ăn. Từ quả, lá cho tới hạt đều có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, quả núc nác có thể chế biến làm món xào, luộc, nộm,…

Ngọn cây núc nác

Ngọn cây núc nác

Công dụng lá cây núc nác

Lá cây núc nác chính là bộ phận được sử dụng để chế biến các món ăn quanh năm. Tại nhiều địa phương, người dân đã sử dụng lá núc nác non để luộc chấm nước mắm hoặc kho chung với thịt và cá. Hiện nay, cùng với quả núc nác một số người cũng đã bắt đầu mang lá cây núc nác non ra chợ để bán. 

Công dụng lá cây núc nác

Công dụng lá cây núc nác

Kỹ thuật trồng cây núc nác

Cây núc nác là một giống cây khá dễ tính, chủ yếu mọc hoang dại trong tự nhiên. Ngày nay, với những công dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh, làm nguyên liệu cho nhiều món ăn thì loại cây này đã bắt đầu được nhiều người ưu ái trồng làm cây cảnh trong nhà. Kỹ thuật trồng cây núc nác khá đơn giản. Loại cây này nên trồng vào mùa xuân bằng cành hoặc bằng hạt. Thường thì cách trồng bằng hạt đơn giản hơn và được nhiều người áp dụng hơn. Ngay sau khi quả chín và chuyển thành màu vàng thì chúng ta có thể hái xuống và đem đi phơi khô sau đó tách lấy hạt bên trong.

Kỹ thuật trồng cây núc nác

Kỹ thuật trồng cây núc nác

Hạt núc nác sau khi được phơi khô thì có thể bảo quản trong suốt năm mà không sợ mối mọt, tốt nhất là chúng ta nên bảo quản tới mùa xuân thì đem đi ươm. Nếu không muốn gieo hạt, chúng ta có thể sử dụng cành giâm, chỉ cần lựa chọn một cành cây núc nác khỏe mạnh và cắm xuống đất, giữ ẩm cho đất trong suốt 5 – 7 ngày là cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh. 

Cách trồng: Trước khi cho cây xuống hố nên bón lót ít phân chuồng cho đất, tiến hành đào hố trồng với kích thước 50x50x50cm. Nếu trồng với số lượng nhiều thì mỗi hố nên cách nhau từ 1,5 – 2m. Đặt cây xuống hố, lấp đất, nén chặt đất ở miệng hố và giữ ẩm 7 – 10 ngày. Có thể trồng xen canh với các loại cây ưa bóng khác để tận dụng tối đa tài nguyên đất. 

Cách tắm nước vỏ cây núc nác

Như đã biết về công dụng thần kỳ của dược liệu núc nác trong việc điều trị các bệnh về da. Người dân thường hay sử dụng cây núc nác bằng cách đun nước tắm. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn một số cách tắm nước vỏ cây núc nác hiệu quả: 

Cách 1: Hái một nắm lá núc nác lớn, một ít vỏ cây núc nác khô và đun với một nồi nước to. Sau khi sôi thì tắt bếp và để cho nước nguội dần, khi nước chỉ còn hơi ấm thì sử dụng nước này để tắm. Dùng liên tục trong 1 tháng để điều trị thủy đậu, rôm sảy, mụn nhọt và lở ngứa chảy nước vàng.

Cách tắm nước vỏ cây núc nác

Cách tắm nước vỏ cây núc nác

Cách 2: Chuẩn bị 500g vỏ cây núc nác tươi, 2 lít rượu trắng 30 độ. Giã nát vỏ cây núc nác và ngâm với rượu trắng trong vòng 3 – 4 tiếng đồng hồ. Sử dụng nước này pha cùng với nước ấm để tắm hoặc bôi chúng lên những vùng da bị bệnh khoảng 2 – 3 lần trong ngày để chữa bệnh lở sơn. 

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên dưới đây: 

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Hình ảnh cây núc nác trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm hoa cây núc nác, tác dụng chữa bệnh, kỹ thuật trồng và cách dùng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây ổi – Đặc điểm, phân loại, công dụng và tuổi thọ

Sinh Vật Cảnh -