Cây ngâu – Đặc điểm, giá trị, ý nghĩa và cách uốn bonsai
Cây ngâu là giống thực vật đang làm mưa làm gió trên thị trường cây cảnh những năm gần đây. Cây là một trong những giống cây cảnh thân gỗ, dễ uốn thành cây bonsai được nhiều nghệ nhân cây cảnh nghệ thuật yêu thích. Hơn hết, đây là giống cây thường xanh, tuổi thọ cao, tỏa bóng rộng và tỏa ra mùi thơm tươi mát. Đọc ngay để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây ngâu cổ thụ, giá trị kinh tế, ý nghĩa và kỹ thuật uốn nắn bonsai loại cây này.
Đặc điểm cây ngâu cổ thụ
Cây ngâu là giống cây cảnh đẹp sinh trưởng dạng thân bụi, chúng mọc tập trung tại các tỉnh vùng núi của nước ta. Chúng được nhiều người yêu thích bởi hình dáng bên ngoài bắt mắt, cành lá xum xuê, hương thơm tươi mát ẩn sau những chiếc lá. Cây được rất nhiều người ưa thích trồng làm cây cảnh trong nhà bởi sức sống mạnh mẽ, hình dáng uy nghi, vững chãi. Cây có tên tiếng anh là aglaia duperreana, thuộc chi Gội, họ Xoan. Loại cây này có mặt từ nước ta từ lâu, là giống cây mọc phổ biến tại nước ta và khắp khu vực Đông Nam Á.
Loại cây này không chỉ là giống cây cảnh trang trí mà còn có nhiều công dụng đối với con người. Cây ngâu là loài thực vật thân gỗ, chiều cao trung bình trong khoảng từ 1 – 3m, tán lá sinh trưởng thành hình tròn. Lá cây ngâu có hình lá kép lông chim, các lá chét sẽ mọc xen kẽ nhau, đầu lá tròn, chúng thường mọc xum xuê ở trên ngọn. Rễ cây ngâu là loại rễ cọc, ăn khá sâu vào lòng đất. Những đặc điểm cây ngâu cổ thụ mà chúng ta dễ nhận biết như sau:
Hoa cây ngâu có màu vàng đậm, mọc thành cụm, các cụm hoa mọc nối nhau tạo thành chùm. Một chùm hoa có chiều dài khoảng 5 – 10cm, một bông hoa khá nhỏ chỉ dài khoảng 2mm. Hoa của cây thuộc loại đơn tính khác gốc nên cần phải thụ phấn để tạo ra trái, trái ngâu có hình trứng, có màu cam khi chín. Các tán cây ngâu thường che lấp hoa ngâu, khi nở hoa ngâu tỏa ra mùi thơm khá đặc biệt và quyến rũ. Thông thường, cây ngâu ra hoa vào tháng 3, nở rộ vào tháng 4 cho tới tháng 9, sau những cơn mưa rào thì hoa ngâu sẽ nở rộ hơn.
Quả cây ngâu
Quả ngâu là loại quả thường được sử dụng để ngâm rượu và chế biến món ăn, chúng có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh cho con người. Khi chín, quả cây ngâu có mùi thơm đặc trưng, ăn vào có vị chua chua ngọt ngọt giống như bưởi. Chúng thường được sử dụng để trang trí cho mâm ngũ quả, kết hợp với nhiều loại trái cây khác tạo thành một bức tranh đẹp tuyệt vời. Rượu ngâm từ quả ngâu có công dụng trị các bệnh về đường tiêu hóa, giúp ăn ngon, điều trị nhức mỏi, đau bụng, đau lưng, điều trị rối loạn nội tiết và bệnh huyết trắng.
Cây ngâu trắng
Cây ngâu trắng là giống cây ngâu được trồng phổ biến tại nước ta. Cây có những đặc điểm sinh trưởng bên ngoài tương tự cây ngâu hoa vàng chỉ khác là cây ngâu hoa trắng có hoa màu trắng mà thôi. Cây có lá xanh, cứng, ra hoa thời gian dài sau đó mới đậu quả, cây còn được biết tới với tên gọi là cây ngâu đực. Tuy nhiên, người ta thường chỉ sử dụng chúng để làm dược liệu, những giống cây ngâu cảnh thông thường đều là giống cây ngâu vàng. Do cây đực không có hiệu quả kinh tế nên bị chặt bỏ nhường chỗ cho cây ngâu cái.
Giá trị cây ngâu
Trước đây, cây ngâu chủ yếu mọc hoang dại trong tự nhiên, được khá ít người để mắt tới nên không có giá trị kinh tế gì. Sau này, người dân ở ven bờ hồ Diêm Tiêu – Bình Định tiến hành bứng loại cây này về nhà trồng trong vườn, sau này khu vực ven bờ Diêm Tiêu trở thành nơi có trữ lượng ngâu lớn nhất nước, con số thống kê có thể lên tới hàng ngàn cây. Hằng năm, cây ngâu có hai mùa thu hoạch chính là vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, kỹ thuật canh tác tốt thì cây vẫn có thể ra hoa vào trái vụ. Tuy giá trị cây ngâu mang lại không quá cao như nhiều giống cây cảnh khác nhưng người dân vẫn coi cây ngâu là “của trời cho”.
Cây ngâu là giống cây cảnh phổ biến tại nước ta, từ lâu, loại cây này đã có công dụng trang trí cho không gian sống, giúp cho ngồi nhà của chúng ta thêm đẹp hơn. Được xem là cây công trình phổ biến nhất ở Việt Nam, từ lâu cây ngâu đã có tác dụng trang trí, tô điểm thêm cho khuôn viên ngôi nhà của bạn. Mấy năm trở lại đây, cây ngâu luôn trong tình trạng mất mùa, một phần vì anh hàng xóm láng giềng Trung Quốc thu mua với số lượng lớn và tung ra với giá cao. Một phần vì thời tiết thay đổi ảnh hưởng tới năng suất của cây. Thông thường, dược liệu hoa ngâu thường có giá 50.000-60.000 đồng/kg khô, có thời điểm thương lái săn lùng mua hoa ngâu với giá lên đến 80.000 đồng/kg tươi.
Ý nghĩa cây ngâu cảnh trong phong thủy
Ngoài tác dụng trang trí, cây ngâu còn là giống cây phong thủy được nhiều người trồng trong nhà và trước nhà. Trong quan niệm dân gian, cây ngâu cảnh được xem là giống cây có công dụng xua đuổi ma quỷ, là bức bình phong chắn thủy tốt cho ngôi nhà. Cây mang lại ý nghĩa phong thủy to lớn, giúp đem đến may mắn cho gia chủ và cân bằng năng lượng của các mệnh trong nhà.
Ngoài ra, cây ngâu cảnh có sức sống dồi dào, cành lá xanh tốt quanh năm nên sẽ tăng mối quan hệ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, đem đến những sự sung túc và đem đến những tài lộc may mắn. Hoa ngâu tươi được dùng làm hoa thờ cúng tương tự như hoa mẫu đơn giúp mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Cây ngâu còn gắn liền với câu chuyện cổ tích Ngưu Lang – Chức Nữ nổi tiếng của Trung Quốc từ xa xưa. Vì vậy, cây còn mang ý nghĩa về khát vọng tự do, tình yêu chung thủy trong tình yêu.
Cây ngâu và cây nguyệt quế
Chúng ta không còn quá xa lạ với cây nguyệt quế, bởi đây là giống cây tượng trưng cho sự chiến thắng, thường được sử dụng làm phần quà cho người chiến thắng cuối cùng trong các cuộc thi. Cây nguyệt quế còn tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, sức khỏe và tuổi thọ của con người. Đây là loại cây mang ý nghĩa biểu tượng về sức khỏe của nhiều quốc gia tại Châu Âu. Trong phong thủy, cây ngâu và cây nguyệt quế đều có những tác dụng phong thủy tương tự nhau như: Trừ ma, trừ tà, xua đuổi điều xấu, những thứ xui xẻo đến với gia đình bạn. Vì vậy, để tăng công dụng phong thủy, tốt nhất bạn nên tham khảo việc trang trí chúng cạnh nhau.
Kỹ thuật uốn cây ngâu bonsai
Loại cây này có thể sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, phát triển nhanh chóng trong cả những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chúng ưa ẩm và ánh sáng. Chính nhờ những đặc điểm này mà cây ngâu đang được rất nhiều nhà vườn uốn nắn thành cây cảnh bonsai có giá trị cao. Kỹ thuật uốn cây ngâu bonsai như sau:
Thời điểm phù hợp nhất để tạo dáng bonsai cho cây ngâu chính là khi cây đang sinh trưởng mạnh và không bị sâu bệnh. Khi cây đã có chiều cao đạt 40 – 50cm là bạn đã có thể uốn bonsai được rồi. Tốt nhất chúng ta nên uốn cây vào mùa thu hoặc mùa hạ. Trước khi bắt tay vào uốn cây, chúng ta nên dùng tay uốn nhẹ phần thân trước, khi cây đã có xu hướng cong nhẹ theo ý muốn thì dùng sợi nhôm đã bọc vải và quấn quanh thân cây sau đó cố định lại.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây ngâu cổ thụ, giá trị kinh tế, ý nghĩa và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây monstera – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Sinh Vật Cảnh -Cây monstera – Đặc điểm, phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Cây mộc lan – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây me đất – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và lưu ý sử dụng
Cây me – Đặc điểm, giá trị kinh tế, ý nghĩa và cách trồng
Cây mía – Đặc điểm, nguồn gốc, giá trị kinh tế và cách trồng
Cây móng quỷ và IridoforceTM, đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Cây mắc khén – Đặc điểm, tác dụng, giá trị và cách trồng