Cây me đất – Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và lưu ý sử dụng
Cây me đất là một loại cây mọc hoang dại tại nhiều nơi trên đất nước ta. Cây được biết tới là một loại rau dại có vị chua chua, ngọt ngọt. Cây còn được sử dụng trong Đông Y với công dụng điều trị một số bệnh hiệu quả. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây me đất, đặc điểm, tác dụng, cách trồng và lưu ý khi sử dụng loại cây này để chữa bệnh.
Đặc điểm giống cây me đất
Cây me đất là giống cây quen thuộc với hầu hết người dân Việt Nam, dù ở nông thôn hay thành thị, chúng ta không hề khó để bắt gặp loại cây này. Ngay từ xưa, giống cây me đất đã được sử dụng như một vị thuốc quý chữa bệnh, chúng có công dụng lợi tiểu, sát trùng, thanh nhiệt. Cây me đất còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Cây chua me đất, cây tạc tương thảo, cây tam diệp toan, cây toan hương thảo,… Cây có tên khoa học là oxalidaceae, là giống cây cỏ mọc hoang dại thường sinh trưởng ở những nơi ẩm ướt.
Hiện trong tự nhiên có hai loại cây me đất đó là cây me đất hoa vàng (oxalis corniculata l.) và cây me đất hoa đỏ hay còn được gọi là cây me đất hoa tím (oxalis corymbosa dc). Đây là giống cây phân bố rộng khắp trong cả Nam lẫn Bắc, thân thảo, là giống cây chịu được bóng trong thời gian dài, ưa thích ánh sáng và độ ẩm. Dược liệu me đất chính là phần lá cây, thông thường người ta thường chỉ sử dụng me đất dưới dạng lá tươi, khá ít khi dùng khô. Mùa thu hoạch cây me đất tốt nhất là tháng 6 cho tới tháng 7 hằng năm.
Đặc điểm hai giống cây me đất như sau:
Cây me đất hoa vàng là giống cây thân thảo, có tuổi thọ cao, thường mọc bò trên đất, phần thân cây mảnh mai có màu đỏ nhạt. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Lá cây hình tim, là dạng lá chét mỏng, cuống dài, thường mọc so le hai bên. Hoa thường sinh trưởng thành chùm, mỗi chùm có khoảng 2 – 4 bông, có màu vàng đẹp mắt. Quả cây me đất vàng là dạng quả nang, khá dài, khi chín sẽ tự động tách vỏ và tung hạt đi xa. Hạt có hình trứng, màu nâu, mọc thành một hàng khá đều.
Cây me đất hoa tím cũng có hình dáng bên ngoài tương đương cây me đất hoa vàng, chiều cao trung bình trong khoảng 20 – 30cm. Phần bẹ lá chứa nhiều tinh bột là thường phồng lên giống củ hành. Lá và quả nang dài tương tự cây me đất hoa vàng, mặt lá dưới có một số chỗ có màu đen. Hoa cây me đất hoa đỏ mọc thành chùm và có 5 lá đài. Thông thường, 1 bông hoa sẽ có 5 cánh hoa màu hồng, 10 nhị.
Cây me đất và cỏ 3 lá có phải là một loại?
Nhờ hình dáng bên ngoài tương tự nhau, cây me đất và cây cỏ 3 lá thường bị người ta hiểu lầm là cùng một loại. Tuy nhiên, đây là hai loại hoàn toàn khác nhau. Cây cỏ ba lá là tên gọi chung của những giống cây thân thảo mọc bò trên mặt đất có hình dáng lá tương tự cây me đất.
Thông thường khi nhắc tới cây cỏ ba lá là chúng ta đang nhắc tới loài cây mang lại may mắn trifolium repens. Đây cũng là loại cây mang lại may mắn nổi tiếng nhất bởi chúng có khả năng đột biến thành giống cỏ bốn lá. Hoa của cây cỏ 3 lá thường có 3 màu trên cùng một cây đó là màu trắng, đỏ, và tím. Đây là giống cây cỏ đang dần thay thế cho một số loại cỏ khác trong tự nhiên với mục đích trang trí.
Cây me đất có tác dụng gì?
Theo Đông Y, cây me đất có tính hàn, vị chua, không chứa độc tố. Cây có tác dụng sát trùng, tiêu phù thũng, lợi tiểu, giảm ho và thanh nhiệt. Loại cây này được trồng phổ biến từ lâu để chữa viêm niệu đạo, thông tiểu tiện, thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Phần lá thường được nghiền nát và hãm chung với nước sôi trong nhiều giờ để uống. Ngoài ra, lá cây còn được sắc thuốc, uống để chữa trị bệnh kiết lỵ. Một công dụng tuyệt vời của loại cây này đó là chúng có thể đánh bóng được những đồ vật bằng kim loại nhờ chất axit oxalic bên trong lá cây. Cây me đất cũng có đa cách sử dụng, tùy vào mục đích mà chúng ta có thể quyết định sử dụng dưới dạng món ăn hoặc sắc thuốc.
Vậy theo y học hiện đại, cây me đất có tác dụng gì? Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh được một số công dụng của loại dược liệu này. Chúng có khả năng điều trị nhọt độc, sưng viêm, nấm da, giúp lợi tiêu hóa, thanh nhiệt, lợi tiểu, diệt côn trùng, kháng vi khuẩn gram dương, kháng tụ cầu vàng. Tác dụng điều trị bệnh của cây me đất đến nay vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Vì vậy, khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ có trình độ chuyên môn. Tránh trường hợp tự ý dùng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Củ chua me đất ăn được không?
Cây me đất là giống cây mọc hoang dại, dễ trồng và gần như không phải chăm bón cây hay phun thuốc sâu. Chính vì vậy, cây được xem là một loại rau sạch, là đặc sản của quê hương Việt Nam. Cây giàu vitamin C, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như món canh, món lẩu.
Nhiều người khi hái lá me đất vào để nấu canh thường thắc mắc không biết phần củ chua me đất có ăn được không? Hiện tại, loại cây này chỉ nên dùng phần cành và lá, không nên sử dụng phần rễ. Bởi tuy chúng là loài cây mọc dại nhưng chưa có ai sử dụng rễ cây me đất để ăn cả. Việc sử dụng rễ cây me đất cần được khoa học nghiên cứu thêm.
Cách trồng cây me đất
Như đã biết về đặc tính sinh trưởng của cây me đất, loại cây này khá dễ trồng, thích nghi tốt với nhiều kiểu môi trường khác nhau. Cách trồng cây me đất luôn xanh tốt như sau:
Đất trồng: Để cây sinh trưởng đều, tốt nhất nên trồng cây ở những loại đất có độ axit cao, đất kiềm hoặc trung tính, độ PH trong đất khoảng từ 5,5 – 7,5. Cây sẽ sinh trưởng tốt trên đất mùn, đất sét, đất giữ ẩm tốt và thoát nước nhanh.
Ánh sáng: Loại cây này ưa thích ánh nắng, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể trồng chúng ở trong những môi trường bóng râm bán phần hoặc toàn phần.
Nhiệt độ: Cây me đất sinh trưởng tốt ở trong mùa lạnh, nhiệt độ thích hợp để cây ra hoa thường không quá 27 độ C, khi nhiệt độ quá cao cây sẽ đi vào trạng thái ngủ và sẽ có hiện tượng ủ rũ.
Nước: Cây không chịu được ngập úng, tuy nhiên chúng ta cũng cần cung cấp nước cho cây mỗi ngày. Cần tưới nước dạng phun sương vào mỗi sáng, mỗi ngày nên tưới khoảng 40 – 60ml cho một khóm cây. Thỉnh thoảng nên xới đất tơi xốp bởi vì cây me đất sẽ sinh trưởng tốt trong đất tơi xốp và thoáng mát.
Lưu ý khi dùng cây chua me đất hoa tím
Mặc dù cây me đất có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh, chúng không có chứa độc tố nhưng khi sử dụng chúng ta cũng tuyệt đối không được chủ quan. Theo nghiên cứu, bên trong cây chua me đất hoa tím có chứa chất oxalat kali có thể gây sỏi thận hoặc sỏi trong bàng quang. Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng với liều dùng quá cao, những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang tốt nhất không nên dùng loại dược liệu này. Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng nên hạn chế sử dụng cho phụ nữ có thai, bởi các hợp chất bên trong cây me đất có thể gây ảnh hưởng xấu đối với mẹ và thai nhi.
Hình ảnh cây me đất trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây me đất trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây me đất, đặc điểm, tác dụng, cách trồng và lưu ý khi sử dụng loại cây này để chữa bệnh. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây me – Đặc điểm, giá trị kinh tế, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây me – Đặc điểm, giá trị kinh tế, ý nghĩa và cách trồng
Cây mía – Đặc điểm, nguồn gốc, giá trị kinh tế và cách trồng
Cây móng quỷ và IridoforceTM, đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Cây mắc khén – Đặc điểm, tác dụng, giá trị và cách trồng
Cây mai chiếu thủy – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy
Cây mẫu đơn – Đặc điểm, ý nghĩa và có nên trồng chúng trước nhà
Cây mắt mèo – Đặc điểm, công dụng, cách xử lý khi chạm vào