Cây mắc khén – Đặc điểm, tác dụng, giá trị và cách trồng

Cây mắc khén là loại cây gia vị mọc hoang dại nhiều ở vùng núi Tây Bắc. Cây góp mặt trong mọi bữa ăn hằng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số tại đây. Ngoài công dụng trong ẩm thực, cây còn có tác dụng tăng cường sức khỏe và làm đẹp da. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây mắc khén, tác dụng, giá trị kinh tế và cách trồng loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây mắc khén như thế nào?

Cây mắc khén có tên tiếng anh là zanthoxylum rhetsa, thuộc chi Hoàng Mộc, họ Cam (Rutaceae). Tại nước ta, loại cây này còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây vàng me, cây sẻn hôi, cây hoàng mộc hôi, cây cóc hôi,… Đây là giống cây thân gỗ, sống rất lâu năm trong tự nhiên, thường sinh sống ở những vùng núi cao, trong những khu rừng nhiệt đới thường xanh, rừng cận nhiệt đới, đồi núi thấp của khu vực miền Bắc nước ta. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên.

Đặc điểm cây mắc khén như thế nào?

Đặc điểm cây mắc khén như thế nào?

Trên thế giới, cây sinh trưởng ở nhiều nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal,… Loại cây này được nhiều người biết tới thông qua công dụng trong ẩm thực của hạt mắc khén. Tuy chúng ta đã được nghe nhiều về loại gia vị hạt mắc khén, thậm chí đã được thưởng thức qua loại hạt này, nhưng cây mắc khén thì chắc hẳn không phải ai cũng đã trông thấy qua. Liệu bạn có biết đặc điểm cây mắc khén như thế nào? Cây mắc khén là giống cây có thân thẳng đứng, vỏ ngoài màu xám trắng, toàn bộ thân được bao phủ bởi một lớp gai nhọn. Chiều cao trung bình của một cây mắc khén khỏe mạnh là khoảng 10 – 15m, một số cây có thể cao tới 20 nhưng khá hiếm. 

Lá mắc khén có màu xanh, là dạng lá kép lông chim, chúng thường mọc cách, hình trứng, phần chóp nhọn, mép lá có nhiều răng cưa. Hoa mắc khén là giống hoa đơn tính, có màu xám trắng, lá noãn thường mọc thành chùm và mọc ra ở đầu cành. Mùa hoa mắc khén bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 7. Quả mắc khén có kích thước nhỏ như viên bi, hình tròn, có màu xanh, khi trưởng thành sẽ chuyển về màu hồng và khi chín sẽ chuyển dần về màu đen. Mùa quả mắc khén bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào tháng 11, đây cũng chính là mùa thu hoạch mắc khén. Hạt mắc khén chính là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Tây Bắc. Khi chúng được phơi khô, chúng sẽ tự nứt ra, chúng ta sẽ trông thấy những hạt nhỏ màu đen

Cây mắc khén có mấy loại?

Trong tự nhiên, có khá nhiều loại cây có hình dạng và công dụng giống cây mắc khén, chính vì vậy việc cây mắc khén có mấy loại là điều mà nhiều người quan tâm. Hiện tại, có hai loại cây mắc khén đó là giống cây lấy hạt và giống cây lấy gỗ. Thực chất, chỉ có duy nhất một loại cây mắc khén trong tự nhiên, một số người trồng cây mắc khén để lấy hạt, một số người lại trồng loại cây này để lấy gỗ. Bởi cây mắc khén cũng là một giống cây cho chất lượng gỗ khá đảm bảo. Ngoài ra, chúng ta còn hay nhầm loại cây này với cây tiêu rừng, bởi cây tiêu rừng cũng là một giống cây được người dân vùng núi Tây Bắc sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày.

Cây mắc khén có mấy loại?

Cây mắc khén có mấy loại?

Tác dụng của cây mắc khén

Ngay từ xưa, cây mắc khén đã được sử dụng trong ẩm thực, bộ phận sử dụng ảnh chính là phần hạt. Hạt mắc khén có công dụng trang trí và làm tăng hương vị của món ăn, đây là thứ gia vị bắt buộc phải có trong các bữa ăn hàng ngày của người dân tộc thiểu số tại Tây Bắc. Cây mang lại giá trị không nhỏ cho người trồng, bởi đây là một loại sản vật của rừng núi thức được rất nhiều người ở vùng đồng bằng mong muốn thưởng thức. 

Ngoài công dụng trong ẩm thực, cây mắc khén còn có công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh. Theo nghiên cứu, bên trong hạt mắc khén có chứa: Tinh dầu thơm, alkaloid, chất khử khuẩn, dl-cavotanacetone, 4-terpinol, d-a-dihydrocarvol, b-pinnen, 4-caren, d-a-phellandren, d-terpine. Theo y học cổ truyền, dược liệu mắc khén có tính ấm, dùng để chữa trị các chứng đau bụng, khó tiêu, chướng bụng, đau bao tử, điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hóa.

Tác dụng của cây mắc khén

Tác dụng của cây mắc khén

Tác dụng của cây mắc khén đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Chúng có công dụng điều trị đau nhức xương khớp, trị cảm lạnh, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Rượu ngâm mắc khén có công dụng chữa bệnh gout, thấp khớp, tụ máu chân tay, thâm tím, đau nhức xương khớp. Khi sử dụng hạt mắc khén mỗi ngày sẽ có công dụng giảm bớt đau nhức, chống lại bệnh nhiễm trùng đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh ngộ độc thực phẩm, sốt virus, ho,…

Thân cây mắc khén

Cây mắc khén là giống cây thân gỗ có kích thước không quá lớn, cây mọc thẳng đứng và có nhiều gai nhọn bao quanh. Khi còn non, cây có màu xám, khi trưởng thành cây sẽ chuyển dần sang màu đậm hơn và bắt đầu nổi nhiều cục u trên toàn bộ thân cây. Phần thân cây mắc khén được rất nhiều người sử dụng làm gỗ trong xây dựng.

Thân cây mắc khén

Thân cây mắc khén

Giá trị kinh tế cây mắc khén rừng

Cây mắc khén là loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi trên cả nước, loại cây này được tìm thấy khi ở nhiều vùng núi của miền Bắc và miền Trung như: Hà Tĩnh, Nghệ An, Lạng Sơn Điện Biên, Thái Nguyên, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình. Trên thế giới, cây mắc khén còn sinh trưởng nhiều tỉnh Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Cây mắc khén ra quả theo từng chùm, phần hạt nhỏ xíu bên trong chính là một gia vị quý không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày.

Giá trị kinh tế cây mắc khén rừng

Giá trị kinh tế cây mắc khén rừng

Việc trồng cây mắc khén rừng đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ gia đình, nhiều người đã ăn nên làm ra, có của ăn của để nhờ trồng mắc khén. Theo phỏng vấn trực tiếp tại nhà của các hộ dân, mỗi năm thu nhập của người trồng cây mắc khén khoảng 70 triệu đồng từ việc bán hạt mắc khén. Cây mắc khén hầu như không bị dịch bệnh, không tốn nhiều công sức và chi phí chăm sóc như các loại cây khác. Chính vì vậy, việc trồng cây mắc khén rừng để phát triển kinh tế là điều chúng ta nên thử.

Cách trồng cây mắc khén

Cách trồng cây mắc khén như sau: 

Chúng ta tiến hành đào những hố trồng có kích 30x30x30cm, lót phân chuồng hoai mục hoặc phân vi sinh để tạo mụn và giúp làm tơi xốp đất. Loại bỏ lớp nilon bên ngoài bầu cây và đặt cây xuống hố, lấp đất và nén nhẹ. Nếu cây mắc khén đã cao quá 50cm, cần cắm cọc cố định cho cây không bị đổ nghiêng. Sau khi trồng cần tưới nước cho cây 1 lần/1 ngày vào sáng sớm. Tiến hành bón phân cho cây theo chu kỳ 1 năm/1 lần. Sau khi thu hoạch cần tiến hành vun gốc và cắt tỉa bớt cành để cây sinh trưởng nhanh chóng hơn.

Cách trồng cây mắc khén

Cách trồng cây mắc khén

Cách ươm hạt mắc khén

Cách ươm hạt mắc khén như sau: Tiến hành gieo vãi hạt giống hoặc đặt từng hạt với điện tích khoảng 5 – 15cm/1 hạt. Sau khi gieo hạt cần tưới nước dạng phun sương cho khu vực trồng, sử dụng các vật dụng che chắn lên mặt luống tránh nắng gắt làm khô mặt đất hay mưa to trôi hạt.

Cách ươm hạt mắc khén

Cách ươm hạt mắc khén

Cách lựa chọn cây giống mắc khén

Một cây giống mắc khén có thể đem đi gieo trồng phải đạt kích thước tối thiểu là 30cm, thân cây thẳng, lá xanh mướt và không bị sâu bệnh. Hạt mắc khén hiện nhanh chóng vươn ra ngoài vùng rừng núi Tây Bắc, trở thành loại gia vị được ưa chuộng ở nhiều tỉnh thành.

Cách lựa chọn cây giống mắc khén

Cách lựa chọn cây giống mắc khén

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây mắc khén, tác dụng, giá trị kinh tế và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây mai chiếu thủy – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy

Sinh Vật Cảnh -