Cây hồng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây hồng là loại cây ăn trái bản địa của nước ta, có hương vị thơm ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Chính vì vậy, loại quả này được rất nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng không thể thiếu cho các bữa ăn. Đây cũng là loại cây được trồng diện rộng và mang lại kinh tế cao cho người nông dân. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây hồng ăn quả cổ thụ, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc.
Đặc điểm cây hồng ăn quả cổ thụ
Cây hồng là giống cây quả lâu năm được trồng nhiều tại nước ta, cây thuộc chi Thi (Diospyros). Cây có lá màu xanh đậm, mặt trên nhẵn bóng và có hình dáng giống lá cây vải nhưng có kích thước lớn hơn. Thân gỗ khá khỏe và cứng cáp, thường ra quả và thu hoạch ngay sau khi trồng khoảng 3 – 5 năm. Cây hồng là giống cây khá khó tính, thích nghi tốt với điều kiện ở vùng đồi núi, nghèo dinh dưỡng và khô hạn. Cây cho năng suất khá cao và được người dân trồng diện rộng với mục đích phát triển kinh tế.
Cây hồng ăn quả cổ thụ có kích thước lớn, chiều cao trong khoảng 6 – 10m, chúng có tốc độ sinh trưởng chỉ ở mức trung bình, phần thân có màu nâu đậm, các cành thường nhỏ và ngắn. Cây thường có khả năng phân nhánh kém, bộ rễ ăn sâu vào lòng đất nên có thể chống chọi được với thời tiết khí hậu thất thường của cả ba miền. Quả hồng có màu vàng cam, trong khi đó một số giống hồng có phần thịt quả màu đỏ cam đẹp mắt. Đây cũng chính là giống cây ăn quả có đa dạng các chủng loài khác nhau. Quả hồng có hình cầu giống quả cà chua, đường kính của một quả hồng trưởng thành trong khoảng 5 – 9cm.
Khi chín, lá đài thường dính trực tiếp với quả, sau khi thu hoạch quả, cây thường rụng lá và ra lộc trở lại vào khoảng tháng 2 năm sau. Hoa cây hồng thường nở khi thời tiết ấm lên, thông thường là vào tháng 3. Loại hoa này thường nở kéo dài trong khoảng 25 – 30 ngày. Điều đặc biệt, cây hồng có thời gian rụng lá và nghỉ ngơi định kỳ, thông thường mùa rụng lá của cây sẽ vào mùa đông, thời gian ngừng sinh trưởng cũng vào mùa đông. Nếu cây hồng không có thời gian nghỉ ngơi thì sẽ không ra lá và hoa trong vụ sau.
Cây hồng ngâm là cây gì?
Cây hồng ngâm còn được gọi là cây hồng yên thôn, đây cũng là một trong những giống hồng được trồng phổ biến tại nước ta. Loại cây này cũng có những đặc tính giống như các loại cây hồng thông thường khác. Quả hồng ngâm khi chín có màu đỏ đẹp mắt, vị ngọt nhẹ, ăn vào khá giòn. Cây hồng ngâm thường được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta, cây càng lâu năm, giá trị cây càng cao và cho trái càng ngon. Loại cây này thường được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà với mục đích hái quả và tạo bóng mát.
Ý nghĩa cây hồng ăn quả bonsai
Theo quan niệm phong thủy, cây hồng cảnh sẽ có tác dụng cải vận, mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho người trồng. Khi trồng cây hồng trong nhà, loại cây này sẽ giúp thu hút tiền tài, giúp cho chúng ta ngày càng giàu có và làm ăn phát đạt. Bởi đây là giống cây đã có mặt tại nước ta từ lâu, mang theo nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên được rất nhiều nhà vườn uốn nắn trở thành cây cảnh bonsai đẹp mắt. Cây hồng đồng âm với màu hồng, đây chính là màu sắc biểu tượng của những điều may mắn, điềm lành.
Đặc biệt, khi hồng ra quả sẽ mang lại hạnh phúc, bình an, tài lộc cho tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu chúng ta chịu khó chăm sóc, cây có thể ra quả đều đặn hằng năm, đặc biệt là vào mùa thu. Thân cây hồng thường mọc thẳng, phần ngọn tạo tán khá đẹp mắt. Đặc biệt, mùa đông tới cây sẽ ra sum suê cả hoa, quả trông khá đẹp mắt và mang lại một vẻ đẹp thanh tao, sang trọng cho không gian sống. Theo quan niệm xưa, khi chúng ta trồng cây hồng trong nhà sẽ mang lại ý nghĩa về mùa màng bội thu, đem lại hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống.
Cây hồng ăn quả bonsai được nhiều người gọi là cây thất nguyệt, theo tiếng Hán “thất nguyệt” có nghĩa là trường thọ, chính vì vậy cây hồng được xem là giống cây cảnh mang ý nghĩa về sức khỏe, sự gắn bó lâu dài. Cây hồng cũng là một loại cây không kén môi trường sống, dù trồng ngoài tự nhiên hay trồng trong chậu cây cũng đều có sức sống và khả năng thích nghi cao. Khi cây trưởng thành, những quả hồng nhỏ nhắn, tròn đầy treo trên cây tạo cho người nhìn cảm giác sung túc, trông khá đẹp mắt và khí thế. Chính vì vậy, người xưa trồng cây hồng ở sân nhà để mong có cuộc sống hạnh phúc, con cháu làm ăn phát đạt.
Cách trồng cây hồng ăn quả
Như các bạn đã biết, cây hồng ăn quả tuy thích nghi được với nhiều môi trường sống nhưng lại là một loại cây khá khó tính. Do vậy, trước khi trồng loại cây này, chúng ta cần:
Phát quang: Tiến hành làm sạch cỏ dại và những loài cây bụi để cho cây có đủ ánh sáng cho cây sinh trưởng và phát triển.
Thiết kế: Nếu trồng với số lượng lớn cần bố trí khu vực trồng bằng phẳng, thiết kế khu vực trồng theo hình vuông hoặc hình chữ nhật. Nếu trồng cây hồng trên những khu vực đất trồng có độ dốc cao thì nên thiết kế khu vực trồng theo hình đồng mức.
Mật độ trồng: Tùy thuộc vào từng loại thổ nhưỡng khác nhau thì chúng ta sẽ bố trí khoảng cách trồng sao cho phù hợp. Mật độ trồng được khuyến cáo là 4x4m, 5x5m hoặc 8x8m.
Chuẩn bị đất trồng: Tiến hành đào những hố trồng có kích thước 80x80x80cm, tiến hành bón lót bằng phân lân supe, phân kali clorua, phân chuồng hoai mục và vôi bột.
Chuẩn bị cây giống: Cây hồng thường được trồng bằng cách ghép mắt, hạt giống hoặc trồng bằng cây con ở dạng rễ trần. Một cây hồng giống đủ yêu cầu gieo trồng thường cao khoảng 50 – 60cm.
Thời vụ trồng: Cây hồng cần thời gian nghỉ ngơi vào mùa đông nên chúng ta cần trồng chúng vào sau mùa đông, khoảng tháng 1 – 2 hằng năm.
Cách trồng cây hồng ăn quả nhanh thu hoạch: Dùng cuốc đào lại hố trồng mà chúng ta đã chuẩn bị trước, loại bỏ lớp nilon bên ngoài bầu cây và đặt vào chính giữa hố trồng. Lấp đất sao cho cổ rễ bằng với mặt hố, nhấn chặt và cố định sao cho cây đứng thẳng. Có thể sử dụng cọc để cắm xung quanh để cố định hướng sinh trưởng cho cây. Ngay sau khi trồng, tưới nước vào gốc, hạn chế tưới phun sương lên toàn bộ cây.
Cách chăm sóc giống cây hồng giòn
Cách chăm sóc giống cây hồng giòn không quá phức tạp, để cây phát triển nhanh chóng, sớm ra quả và cho năng suất tăng mạnh qua các năm, chúng ta có cần thực hiện theo các yêu cầu về kỹ thuật như sau:
Tưới nước: Trong suốt 1 năm đầu, chúng ta cần tưới nước đều đặn mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm để cây nhanh bén rễ. Sau khi lá của cây đã xanh trở lại thì giảm lượng nước tưới, cần duy trì tưới 3 ngày/1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Đặc biệt, mùa khô cần bổ sung thêm lượng nước cho cây, mùa mưa cần thực hiện các biện pháp ngăn ngập úng.
Làm cỏ thường xuyên: Tiến hành dọn cỏ thường xuyên theo chu kỳ 1 năm/3 lần, khi không gian trồng, sạch sẽ, thoáng đãng sẽ giúp cho cây sinh trưởng nhanh chóng và chất lượng quả cũng sẽ cao hơn. Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của sâu bệnh, hạn chế việc các loại cây khác tranh dinh dưỡng của cây.
Cắt tỉa tạo tán: Cần cắt tỉa thường xuyên theo chu kỳ 1 năm/1 lần để cây có bộ tán đẹp, thông thoáng giúp cây hấp thụ được ánh sáng đều và dễ dàng hơn.
Hình ảnh cây hồng trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hồng trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây hồng ăn quả cổ thụ, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây kim tiền thảo – Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Sinh Vật Cảnh -Cây kim tiền thảo – Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây hông là cây gì? Công dụng và giá trị kinh tế lâu dài
Cây điều – Tổng quan, đặc điểm, năng suất và cách trồng
Cây hoa sữa trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Top 10+ loại cây đuổi muỗi nên trồng trong nhà và ngoài trời
Cây đào tiên ăn được không? Cách trồng và ý nghĩa phong thủy
Cây dưa hấu – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc