Cây điều – Tổng quan, đặc điểm, năng suất và cách trồng

Cây điều là một trong những loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Từ năm 2001, sản lượng xuất khẩu điều của Việt Nam ngày càng tăng, nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích người dân nâng cao sản xuất. Bài viết hôm nay sẽ gửi tới bạn những thông tin tổng quan về cây điều, đặc điểm, năng suất và cách trồng cây điều ở miền Bắc. 

Nội Dung Chính

Tổng quan về cây điều

Cây điều có tên tiếng anh là cashew, tên khoa học là anacardium occidentale, thuộc họ Quả Hạch (Anacardiaceae Family). Tại nước ta, nhiều người biết tới loại cây này bằng cái tên cây đào lộn hột. Loại cây này còn là giống cây công nghiệp lâu năm được xếp vào họ Xoài (Mangifera Indica L) và họ Hạt Dẻ Cười (Pistacia Vera L). Cây điều có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, một cây điều trưởng thành thường dao động chiều cao trong khoảng 8 – 12m, một số cây mọc trong tự nhiên có chiều cao lên tới 20m. 

Cây điều là loài sinh vật có hoa lưỡng tính và hoa đực phát triển trên cùng một cuống hoa. Chính vì vậy, cây được xếp vào nhóm sinh vật andromoney. Loại cây này có nguồn gốc tại bang Ceara – Brazil, cho tới ngày nay tại khu vực này vẫn còn nhiều khu vực trồng điều rộng lớn. Vào năm 1558, cây điều đã được người thầy tu Thevet (người Pháp) ghi lại vào cuốn sách thực vật “The oddities of Antarctic France otherwise known as America and of many lands and islands discovered in ourtimes”. Đây là cuốn sách ghi chép đầy đủ những thông tin tổng quan về đây điều, từ việc chế biến loại trái này, tới việc sử dụng chúng ta sao.

Tổng quan về cây điều

Tổng quan về cây điều

Trái điều chính là một loại quả khá độc đáo, có thể sử dụng được trong cả mùa nóng lẫn mùa lạnh, thậm chí loại quả này còn được nhiều người cho rằng có mùi thơm hơn cả hạnh nhân. Tại nước ta, cây điều được du nhập vào từ những năm đầu của thế kỉ XVIII. Trước đây, loại cây này được trồng chủ yếu tại miền Nam, trồng với số lượng ít và thường chỉ trồng quanh nhà để làm cây bóng mát và hái quả ăn. Từ sau ăn 1975, loại cây này được trồng trong những khu rừng bị tàn phá bởi chiến tranh. Tới năm 1980, loại cây này bắt đầu được nhà nước quan tâm và chú ý. 

Nhiều nông trường điều từ đây được thành lập, người dân được nhà nước khuyến khích trồng điều. Cho tới ngày nay, loại cây này được phân bố rộng khắp từ duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên của nước ta. Kể từ năm 2006 cho tới nay, nước ta đã trở thành một trong những quốc gia có diện tích trồng và sản lượng xuất khẩu điều lớn thứ 3 thế giới. 

Đặc điểm của cây điều

Cây điều là giống cây công nghiệp lâu năm có tuổi thọ trung bình từ 40 – 50 năm, loại cây này thường cho năng suất ổn định ngay từ năm thứ 10. Các đặc điểm của cây điều bao gồm: Rễ điều là loại rễ cọc, có bộ rễ phát triển mạnh theo chiều ngang, chính vì vậy cây ăn khá sâu vào lòng đất. Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng mà cây có thể ăn sâu vào lòng đất hàng chục mét hay chỉ vài mét. Nếu trồng cây ở những vùng đất có đầy đủ chất dinh dưỡng, rễ cây thường có chiều dài chỉ trong khoảng trên dưới 10m, nếu trồng cây ở những nơi khô hạn thì chiều dài của rễ có thể lên tới 60m. 

Đặc điểm của cây điều

Đặc điểm của cây điều

Trong thân và cành cây điều thường có nhiều mủ, tán cây sinh trưởng theo hình ô nên có độ tỏa bóng khá lớn. Loại cây này ưa sáng nên có thể sinh trưởng nhanh chóng ở những vùng đất thoáng mát, có ánh sáng mặt trời mạnh. Lá cây điều thường mọc chủ yếu ở đầu cành, lá có hình trứng, chiều dài trong khoảng 10 – 20cm, chiều rộng trong khoảng 5 – 10cm. Khi còn non, lá điều có màu xanh nhạt hoặc hơi đỏ, khi già sẽ chuyển dần về xanh đậm, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. 

Ngay khi vừa kết thúc mùa mưa, hoa cây điều sẽ bắt đầu sinh trưởng. Hoa sinh trưởng thành chùm, mỗi chùm hoa thường có khoảng 70 – 120 bông hoa. Màu sắc của hoa điều khá đa dạng, chúng có thể có màu trắng hoặc đỏ pha trắng, số ít có màu hồng. Cây điều thường thụ phấn nhờ qua động vật, sau 3 năm kể từ khi gieo trồng thì cây bắt đầu sinh trưởng hoa, hoa điều thường nở kéo dài trong khoảng 3 – 4 tháng. Thực chất, trái điều mà chúng ta thu hoạch chỉ là trái giả do phần cuống phồng to tạo thành mà thôi. Trái điều thật chính là phần hạt bên trong sau khi tách nhân. 

Cây điều đỏ

Cây điều đỏ có tên khác là cây mận điều đỏ hoặc cây mận hoa đỏ. Chúng có tên tiếng anh là syzygium malaccense, thuộc họ Myrtaceae (Đào Kim Nương). Loại cây này có chiều cao tương tự cây điều thông thường, hoa thường mọc ra từ nách lá, số ít hoa mọc ra từ cành. Cây điều đỏ có lá bắc dài khoảng 1 – 2cm, màu đỏ tía tươi nên thường được gọi là cây điều đỏ để phân biệt với cây điều thông thường.

Cây điều đỏ

Cây điều đỏ

Cuống lá có hình phễu, mặt lá dưới có nhiều lông, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa thường nở theo mùa và quả hình thành ngay sau cây ra hoa. Quả điều đỏ có màu đỏ giống lá, khi chín thường ngả sang màu vàng nhạt, hình bầu dục. Đây là dạng quả nang, bên trong có một hạt lớn, phần vỏ bên ngoài của quả mọng nước. 

Năng suất của cây điều

Ngay sau những năm đất nước ta được giải phóng, cây điều đã trở thành một trong những loại cây tiên phong trong việc phủ xanh đất trống, đồi trọc và xây dựng kinh tế mới ở khu vực nông thôn. Trong suốt những năm sau đó, diện tích trồng trọt cây điều ngày một tăng lên, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến. Cây điều đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện GDP bình quân đầu người. Tới năm 1990, loại cây này chính thức được nước ta công nhận là cây công nghiệp.

Năng suất của cây điều

Năng suất của cây điều

Theo thống kê về năng suất cây điều tại địa phương trồng điều lớn nhất nước ta – Bình Phước. Từ năm 2016 – 2019, diện tích cây điều ổn định, năng suất tăng dần qua các năm. Tổng sản lượng hạt điều trong năm 2017 là 96.813 tấn, tới năm 2019, sản lượng hạt điều tăng lên 140.525 tấn. Từ năm 2019 cho tới nay, sản lượng điều chỉ nhích nhẹ và không còn dấu hiệu tăng trưởng mạnh. Điều này đòi hỏi nhà nước cần có những chính sách kích cầu sản xuất để hỗ trợ người nông dân. 

1 ha trồng được bao nhiêu cây điều?

Thời gian gần đây, câu hỏi 1 ha trồng được bao nhiêu cây điều đang được rất nhiều người quan tâm. Thực chất, mật độ trồng sẽ phụ thuộc vào từng loại đất trồng và điều kiện canh tác của từng địa phương. Thông thường, mật độ trồng được nhà nước khuyến khích là từ 100 – 300 cây/1 ha.

1 ha trồng được bao nhiêu cây điều?

1 ha trồng được bao nhiêu cây điều?

Cách trồng cây điều ở miền Bắc

Tại nước ta, cây điều được trồng nhiều ở khu vực Nam Bộ, số ít ở duyên hải miền Trung thay vì Bắc Bộ. Bởi, cây điều được xem là giống cây công nghiệp của vùng nhiệt đới, chúng thường sẽ chết nếu gặp lạnh. Những vùng đất thường xuyên gặp bão, lũ, ngập úng cũng không thể trồng loại cây này. Nhiều người thường tìm hiểu cách trồng cây điều ở miền Bắc để nuôi ý định trồng loại cây này tại đây. Tuy nhiên, loại cây này không hề phù hợp với khí hậu ở miền Bắc, dù trồng có sống được thì chúng cũng không sinh trưởng tốt và không thể ra hoa kết trái.

Cách trồng cây điều ở miền Bắc

Cách trồng cây điều ở miền Bắc

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây điều trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Hình ảnh cây điều trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về cây điều, đặc điểm, năng suất và cách trồng cây điều ở miền Bắc. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây hoa hòe – Đặc điểm, tác dụng trà hoa hòe, ý nghĩa

Sinh Vật Cảnh -