Cây hoa hòe – Đặc điểm, tác dụng trà hoa hòe, ý nghĩa
Cây hoa hòe là giống cây công trình quen thuộc thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến phố, nhiều khu đô thị trên cả nước. Ngoài công dụng cho bóng mát và tạo quang cảnh, cây còn là một loại dược liệu có công dụng điều trị cao huyết áp, mỡ máu,… hiệu quả. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây hoa hoè, tác dụng, ý nghĩa và uống nhiều nước hoa hòe có tốt không?
Đặc điểm cây hoa hòe
Cây hoa hòe có tên tiếng anh là sophora japonica l, thuộc họ Cánh Bướm, loại cây này được biết tới với nhiều tên gọi khác như: Cây hòe, cây hòe hoa mễ, cây hòe hoa, cây hòe mễ. Loại cây này được dân gian mệnh danh là giống cây “lộc”, biểu tượng của sự giàu sang, phú quý. Cây hoa hòe là giống cây bản địa của khu vực Đông Á, nơi có trữ lượng lớn loại cây này đó là Trung Quốc, tiếp đó là Nhật Bản. Tại nước ta, cây hoa hòe phân bố rộng khắp các tỉnh phí Bắc, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở vùng quê Vũ Thư, Thái Thụy – Thái Bình.
Đặc điểm cây hoa hòe đó là dễ trồng, ít khi bị sâu bệnh tấn công hay mất mùa. Cây hoa hòe là giống cây thực vật thân gỗ, mọc thẳng, cây phân nhiều cành nhánh, tán lá tỏa rộng, có khả năng chịu hạn lâu dài. Một cây hoa hòe trưởng thành có chiều cao trong khoảng 10 – 15m. Các cành nhánh của cây thường cong queo chứ không sinh trưởng dạng thẳng giống nhiều loại cây trong họ. Lá cây thuộc dạng lá kép lông chim, chia làm 9 – 13 lá chét. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt lá có màu nhạt hơn, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, đây cũng là loại cây có hệ gân lá khá phức tạp.
Loại cây này được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt. Thông thường, thời điểm trồng thích hợp nhất đó là vào mùa xuân, ngay sau 1 – 2 năm trồng là cây có thể thu hoạch. Cây càng sống lâu thì cho năng suất càng cao, hoa cũng ngày càng nở rộ hơn. Thường thì mùa hoa hòe bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 12. Loại cây này được người dân Tây Nguyên trồng xen canh cùng với cà phê và cho lại năng suất khá ổn định. Tại nước ta, cây hoa hòe được chia làm hai loại đó là cây hoa hòe tẻ và cây hoa hòe nếp. Cả hai loại cây này đều có những đặc điểm tương đồng nhau nhưng giống cây hoa hòe nếp cho màu sắc hoa đẹp hơn, quả ra quanh năm nên thường được ưu tiên trồng.
Tác dụng của cây hoa hòe
Bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc trên cây hoa hòe đó chính là phần nụ hoa, ngoài ra các bộ phận khác như quả, rễ, hạt, gỗ cũng đều có những công dụng chữa bệnh riêng biệt nhưng ít phổ biến hơn. Theo Đông Y, hoa hòe được quy vào kinh Đại Trường, Phế, Can, có công dụng điều trị bệnh mất ngủ, cao huyết áp, chữa viêm họng, ho có đờm, đại tiện ra máu, trĩ, thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, bên trong cây hoa hòe có chứa: Rutin, biochanin A, flemichaparin B, irrisolidon, betulin, alkaloid, flavonoid, sophoradiol, quercetin, n-methylcytosine.
Theo Tây Y, tác dụng của cây hoa hòe chính là điều trị bệnh trĩ, chữa viêm khớp, các bệnh tim mạch, hỗ trợ giảm cân, chữa xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, trị bệnh viêm khớp và giúp an thần. Tuy việc điều trị bệnh bằng dược liệu hoa hòe thường có tác dụng chậm nhưng vẫn được rất nhiều người lựa chọn làm phương pháp điều trị chính bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài. Đối với một số triệu chứng bệnh nặng, tốt hơn hết chúng ta nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có thể sử dụng kết hợp thêm nhiều loại dược liệu khác.
Lá cây hoa hòe có tác dụng gì?
Theo nhiều chuyên gia y tế, tuy lá cây hoa hòe không được sử dụng phổ biến nhưng chúng vẫn có công dụng điều trị bệnh. Vậy cụ thể, lá cây hoa hòe có tác dụng gì? Lá cây hoa hòe có tính hàn, có công dụng thanh lọc cơ thể, lương huyết, an thần, giúp chúng ta có được một giấc ngủ ngon. Nhiều nghiên cứu lâm sàng về việc cải thiện tâm trạng và tình trạng mất ngủ bằng loại lá này đã cho ra những kết quả rất khả quan.
Việc chúng ta sử dụng lá cây hoa hòe để sắc nước uống cũng có tác dụng giảm cân, kiểm soát được sự trao đổi chất bên trong tế bào, giảm lượng mỡ trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, hạn chế hiện tượng bám dính của chất béo trong gan và hạn chế hấp thụ chất béo. Đây chính là một phương pháp giảm cân mà bạn nên thử nếu muốn điều chỉnh trọng lượng của cơ thể.
Uống nước hoa hòe hàng ngày có tốt không?
Mặc dù trà hoa hòe là sản phẩm được sử dụng rộng rãi với công dụng điều trị bệnh như không phải ai cũng có thể uống được loại nước này. Có nhiều trường hợp gặp tác dụng phụ do uống quá nhiều loại trà thơm ngon này. Vậy việc uống nước hoa hòe hàng ngày có tốt không, nó có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người hay không? Như đã biết, loại hoa này có tính hàn, do đó chúng ta không nên tự ý sử dụng chúng mỗi ngày. Những người bị thiếu máu, đại tiện phân lỏng, chậm tiêu, ăn kém, thường xuyên đau bụng nên không nên sử dụng chúng.
Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh cũng tuyệt đối không nên sử dụng loại nước này. Tuy trà hoa hòe hoàn toàn không có chứa độc tính nhưng để an toàn nhất cho sức khỏe của người sử dụng, tốt nhất bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để có liều lượng sử dụng thích hợp. Bởi việc lạm dụng sử dụng chúng quá nhiều sẽ dễ gây các bệnh về tâm lý. Ngoài ra, khi tìm mua trà hoa hòe chúng ta cũng cần lựa chọn nơi mua uy tín, tránh mua phải hàng giả và hàng kém chất lượng.
Ngoài ra, khi uống nước hoa hòe hàng ngày, chúng ta cũng cần lưu ý bởi loại dược liệu này có thể tương tác với một số loại thuốc Tây Y mà bạn sử dụng. Trong thời gian điều trị với dược liệu hoa hòe, nếu chúng ta nhận thấy có bất cứ tác dụng phụ nào xảy ra hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm thậm chí tăng nặng thì nên ngưng sử dụng ngay và sử dụng các phương pháp chữa trị khác phù hợp hơn.
Huyết áp thấp có uống được hoa hòe không?
Trong dược liệu hoa hòe có chứa hàm lượng lớn rutin (1 loại vitamin P) tốt cho thành mạch. Chính vì vậy, dược liệu này có công dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa biến chứng của bệnh cao huyết áp. Vậy người bị huyết áp thấp có uống được trà hoa hòe không? Câu trả lời là không. Trà hoa hòe rất tốt cho những người bị bệnh huyết áp cao nhưng lại dễ gây chóng mặt và choáng váng đối với những người bị bệnh huyết áp thấp.
Ý nghĩa cây hoa hòe phong thủy
Theo quan niệm phong thủy của dân gian, cây hoa hòe là loại cây mang lại nhiều may mắn, thịnh vượng. Trong thời Chu, những gia đình có con cái thi khoa cử thường trồng hoa hòe trong nhà để cầu mong cho con cái đỗ đạt, thành danh. Ngày nay, cây hoa hòe phong thủy vẫn mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Nhiều gia đình vẫn trồng cây hoa hòe trong nhà với công dụng trang trí, tạo mỹ quan ngôi nhà và hỗ trợ cải vận cho các thành viên.
Hơn hết, nhiều gia đình không may mắn trong chuyện con cái, cũng trồng loại cây này với hy vọng cây sẽ mang lại cho gia đình con đàn cháu đống. Những người phụ nữ trong gia đình có thể ăn hạt hoa hòe để cầu phúc cho cả gia đình. Đặc biệt, hoa hòe thường nở thành chùm, màu trắng tinh khôi trông khá đẹp mắt nên sẽ mang ý nghĩa cát tường, may mắn trong phong thủy.
Hình ảnh cây hoa hòe trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hoa hòe trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây hoa hoè, tác dụng, ý nghĩa và việc uống nhiều nước hoa hòe có tốt không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây hoa sữa trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, cách trồng
Stt Hay -Cây hương nhu là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng
Hơn 199+ Cap tiếng Anh hay về tình yêu ngọt hơn cả Ngôn Tình
[TOP] 199+ stt tháng cô hồn, cap hay về tháng cô hồn “ám ảnh” bạn đọc
#901 Cap tiếng Anh thả thính Chất và Lầy mới nhất: Auto đổ, Auto dính
[Tổng Hợp] 9001+ Stt Mưa hay nhất với đầy đủ cung bậc cảm xúc
Hưng phấn là gì? Trong cảm xúc hưng phấn nghĩa là gì?
Hơn 201 tus thả thính 2020 ấn tượng nhất thả đâu dính đó