Cây hoa sữa trồng trước nhà, đặc điểm, tác dụng, cách trồng

Nếu bạn đã từng tới Hà Nội, chắc hẳn những hàng hoa sữa thơm phức chính là nét đặc trưng của mùa thu tại đây khiến bạn khó quên. Nhiều du khách tới đây cũng phải trầm trồ, ấn tượng bởi vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết mà cây hoa sữa mang lại. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về cây hoa sữa, tác dụng, cách trồng và việc có nên trồng loại cây này trước nhà không? 

Nội Dung Chính

Đặc điểm miêu tả cây hoa sữa

Cây hoa sữa có tên tiếng anh là alstonia scholaris, thuộc họ Terminalia Catappal (Bàng), loại cây này còn có một tên gọi khác nữa đó là cây mò cua. Cây có nguồn gốc từ một số nước trong khu vực Châu Á như: Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc,… Đây là giống thực vật nhiệt đới thường xanh, thân gỗ, kích thước thân nhỏ. Chiều cao trung bình trong khoảng từ 2 – 5m, một vài cây được tìm thấy trong rừng rậm nhiệt đới có chiều cao lên tới 40m. Vỏ ngoài của cây hoa sữa có màu xám đen, có dính nhiều chất nhầy màu trắng sữa, phần vỏ này thường tróc vảy thành mảng hoặc nứt dọc.

Đặc điểm miêu tả cây hoa sữa

Đặc điểm miêu tả cây hoa sữa

Các đặc điểm miêu tả cây hoa sữa như sau: Cây có nhiều cành nhánh, các cành nhánh của cây thường mọc đan xen nhau, chính vì vậy cây có hệ tán khá rộng, được trồng chủ yếu làm cây bóng mát. Lá hoa sữa là dạng lá đơn, mọc tập trung ở phần ngọn, một chiếc lá trưởng thành có chiều dài trung bình khoảng 9 – 20cm, chiều rộng từ 2 – 5cm. Lá hoa sữa có hình trứng, màu xanh lục, mặt trên có màu nhạt hơn mặt lá dưới. Hoa sữa là giống cây cho hoa lưỡng tính, chúng thường mọc thành chùm trên một cuống hoa dài. Hoa có màu trắng, vàng hoặc hồng tùy vào điều kiện sinh trưởng, mỗi bông hoa có khoảng 5 cánh. 

Hoa sữa có mùi thơm khá nồng, mùi thơm nồng nhất là vào ban đêm, mùa hoa sữa bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 5. Mùa quả sẽ sinh trưởng ngay sau khi hoa tàn và chín trong khoảng từ tháng 12 tới tháng 5 năm sau. Quả cây hoa sữa thường phát triển theo từng cặp, chúng có kích thước nhỏ nhưng phát triển mạnh về chiều dài, chiều dài khoảng 30 – 60cm, chiều rộng khoảng 2 – 5mm. Đây là dạng quả nang, bên trong có nhiều hạt, các hạt lại có lông mao ở đầu, khi quả cây hoa sữa chín sẽ nở bung ra và phát tán hạt trong không khí. 

Tác dụng của cây hoa sữa 

Cây có dáng đứng thẳng, tán cây tỏa rộng ở trên cao nên thích hợp làm cây bóng mát tại những khu vực công cộng như khu dân cư, sân trường, công viên, khuôn viên khu đô thị hoặc trồng ở hai bên đường dọc các con phố. Cây hoa sữa có vẻ đẹp bên ngoài độc đáo, mùi thơm lại khá nồng nàn nên thu hút được rất nhiều bạn trẻ tới chụp ảnh.

Tác dụng của cây hoa sữa 

Tác dụng của cây hoa sữa

Nếu chúng ta đặt chân tới Hà Nội, chúng ta không khó để bắt gặp cây hoa sữa ở vỉa hè, công viên, trước nhà, trong sân vườn của bất kỳ nhà dân nào đó. Hơn hết, loại cây này cũng được xem là một giống cây lấy gỗ cho giá trị kinh tế tương đối. Tuy gỗ của chúng không có giá trị trong công nghiệp nhưng với đặc tính nhẹ và mềm mại, chúng được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất một số vật dụng trong gia đình. Nước ta cũng thường xuất khẩu loại gỗ này ra thị trường nước ngoài và mang lại giá trị không nhỏ. 

Chưa dừng lại ở đó, cây hoa sữa còn được xem là một loại thuốc nam quý có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị tiểu đường, kiểm soát các tế bào ung thư, kháng viêm, giảm đau, giảm ho, hạ sốt, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, đau răng, lở loét, kém ăn, tiêu chảy. Ngày nay, các bộ phận của cây cũng được y học hiện đại nghiên cứu để bào chế thành thuốc bổ, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu hóa, thuốc điều trị các bệnh ngoài da, bệnh thiếu máu, thuốc điều hòa kinh nguyệt. 

Tác hại của mùi cây hoa sữa

Điều làm nên thương hiệu của loài cây này không thể không nhắc tới mùi hương nồng nàn của cây hoa sữa. Với nhiều người, đây chính là một mùi thơm của quê hương, mùi thơm của phố phường Hà Nội, một mùi thơm dễ chịu khiến bất cứ ai cũng không tự chủ được mà hít thêm nhiều lần. Tuy nhiên, cũng bởi mùi thơm quá nồng mà khiến nhiều người bị khó chịu, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng. Theo nhiều nghiên cứu, mùi cây hoa sữa quá nồng sẽ gây ô nhiễm không khí và gây hại cho một số người bị mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Tác hại của mùi cây hoa sữa

Tác hại của mùi cây hoa sữa

Việc trồng quá nhiều cây hoa sữa sẽ gây ra các bệnh về hô hấp như khó thở, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, sổ mũi, hắt hơi, viêm mũi dị ứng. Bộ Y Tế của Ấn Độ cũng đã từng khuyến cáo: “Nếu bệnh nhân hen suyễn đứng dưới gốc cây hoa sữa quá lâu, họ có thể gặp một số vấn đề về hô hấp”. Tại Việt Nam, nhiều gia đình sống gần các hàng cây hoa sữa cho biết, mùi cây hoa sữa là nguyên nhân khiến cho tinh thần họ khó chịu, khó tập trung trong công việc, gây mất ngủ kéo dài và ảnh hưởng tới sức khỏe của con cái. 

Ngoài ra, do đặc tính phát tán hạt khi chín và trên đầu hạt có chứa khá nhiều lông mềm nên sẽ gây dị ứng cho những người có cơ địa mẫn cảm. Hạt hoa sữa phát tán số lượng lớn gây bụi và dị ứng da. Đặc biệt là những người bị bệnh viêm phế quản, viêm xoang và hen suyễn. 

Có nên trồng cây hoa sữa trước nhà?

Thực tế, việc quyết định có nên trồng cây hoa sữa trước nhà sẽ phụ thuộc nhiều vào sở thích của chủ. Với những người đã trót đắm say vào mùi thơm tuyệt vời của loại cây này thì việc trồng một cây hoa sữa trước nhà là điều hoàn toàn khả thi. Khi mùa thu tới, những chùm hoa sữa nhỏ nhắn, màu trắng muốt sẽ tô điểm thêm cho không gian sống của bạn ngày càng sinh động. Việc trước nhà có một cây hoa sữa sẽ góp phần tạo bóng mát cho ngôi nhà, giúp thanh lọc không khí, hạn chế ô nhiễm, bụi đường và giúp cho không khí được trong lành hơn.

Có nên trồng cây hoa sữa trước nhà?

Có nên trồng cây hoa sữa trước nhà?

Vậy theo phương diện sức khỏe, chúng ta có nên trồng cây hoa sữa trước nhà? Thực chất, cho dù chúng ta yêu thích loại cây này tới đâu thì cũng chỉ nên trồng một cây hoa sữa có kích thước nhỏ mà thôi. Bởi một cây hoa sữa lớn sẽ tỏa ra một mùi thơm rất nồng, nếu chúng ta ngửi nhiều sẽ dễ bị đau đầu, buồn nôn, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ và người già. 

Cách trồng cây hoa sữa trước nhà

Cây hoa sữa là một loại cây dễ trồng, vì là giống cây thường xanh nên chúng sẽ xanh tốt quanh năm mà không cần chúng ta phải bỏ ra quá nhiều công chăm sóc, vì vậy loại cây này luôn được ưu tiên trồng làm cảnh trang trí trước nhà. Cách trồng cây hoa sữa trước nhà như sau: 

Đào hố trồng cây trước ít nhất 01 tuần, sau đó bón phân lót và tiến hành lấp hố. Thông thường, nếu trồng cây trước nhà thì nên đào hố có kích thước là 60 x 60 x60 cm trở lên. Đặt bầu cây vào giữa hố trồng sao cho cây thẳng đứng, cổ rễ bằng với miệng hố. Lấp đất lại và nén chặt sau đó vun gốc cho cây. Nếu cây con đã có kích thước lớn thì nên đóng cọc xung quanh để cố định cây, sau khi cây khỏe mạnh thì có thể tháo cọc và vun lại gốc cho cây. Cây cần được chăm sóc từ 3 đến 4 năm đầu, chúng ta nên dọn sạch cỏ xung quanh gốc cây và bón phân NPK kết hợp phân chuồng theo chu kỳ 6 tháng/1 lần.

Cách trồng cây hoa sữa trước nhà

Cách trồng cây hoa sữa trước nhà

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên 

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên dưới đây: 

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên 

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên 

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên 

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên 

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên 

Hình ảnh cây hoa sữa trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây hoa sữa, tác dụng, cách trồng và việc có nên trồng loại cây này trước nhà không? Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Top 10+ loại cây đuổi muỗi nên trồng trong nhà và ngoài trời

Sinh Vật Cảnh -