Cây dưa hấu – Quá trình phát triển, cách trồng và chăm sóc

Những trái dưa hấu ngon ngọt, tươi mát với phần thịt bên trong đỏ rực, mọng nước chính là một loại trái cây giải khát mùa hè được rất nhiều người yêu thích. Cây dưa hấu ngoài việc cho thu hoạch trái còn có công dụng diệu kỳ đối với sức khỏe con người. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết thông tin về đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng và cách chăm sóc cây dưa hấu. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm của cây dưa hấu

Cây dưa hấu được tìm thấy đầu tiên ở Châu Phi, giống cây thực vật này thuộc họ Bầu Bí, hiện tại giống cây này đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cây dưa hấu sinh trưởng dạng thân leo, khi trưởng thành chúng có thể mọc bò dưới đất hoặc leo trên các vật bám. Tại nước ta, cây dưa hấu sinh trưởng chủ yếu bằng việc bò trên mặt đất. Đây là giống cây cho hoa lưỡng tính, chúng phát triển cả hoa đực và hoa cái. Hoa cây dưa hấu có màu vàng, mọc ra từ ngọn hoặc nách lá. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm màu trắng.

Đặc điểm của cây dưa hấu

Đặc điểm của cây dưa hấu

Các đặc điểm cây dưa hấu như sau: Rễ dưa hấu có một rễ cái và vô số rễ phụ mọc tua tủa trên toàn bộ cây. Chúng có tốc độ hút chất dinh dưỡng trong đất khá nhanh nên chúng ta cần cung cấp dinh dưỡng cho loại cây một cách thường xuyên. Lá dưa hấu xẻ thùy, mặt lá dưới được bao phủ bởi một lớp lông mềm còn mặt trên thì nhẵn bóng, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Loại cây này thụ phấn nhờ qua động vật, ngay sau khi thụ phấn thành công quả sẽ hình thành và bắt đầu sinh trưởng. 

Quả dưa hấu có vị ngọt nhẹ, thanh mát, đây chính là loại trái cây cực phẩm mà thiên nhiên đã ưu ái dành tặng cho con người. Trái dưa hấu có nhiều hình dáng tùy vào giống cây, chúng có thể có hình tròn hoặc hình bầu dục. Đường kính quả trung bình trong khoảng 15 – 25cm, phần vỏ bên ngoài có màu xanh, phần thịt bên trong lại có màu đỏ rực rỡ. Đây là loại quả nang, bên trong có khá nhiều hạt màu đen, đây cũng chính là bộ phận được sử dụng để gieo trồng cho vụ mùa sau. Hiện đã có nhiều giống dưa hấu không hạt nhưng giống dưa hấu có hạt vẫn được trồng và sử dụng phổ biến tại Việt Nam. 

Quá trình phát triển của cây dưa hấu

Đặc điểm bên ngoài của cây dưa hấu không cố định mà thay đổi theo quy trình sinh trưởng của cây. Quá trình phát triển của cây dưa hấu có 6 giai đoạn chính: 

Giai đoạn nảy mầm: Đây là giai đoạn được tính từ khi hạt dưa hấu được ngâm trong nước tới khi hạt dưa hấu bắt đầu nứt vỏ và nảy mầm. Giai đoạn này thường mất khoảng 3 – 4 ngày. Sau khi chúng ta mua hạt giống về, tiến hành ngâm trong nước ấm khoảng 3 – 4 tiếng, sau đó đem ủ hạt trong khăn ẩm với nhiệt độ từ 30 – 35 độ C. 

Giai đoạn cây con: Đây là quá trình phát triển từ khi cây nảy mầm tới khi cây ra lá mầm. Cây sẽ sinh trưởng khá chậm ở giai đoạn này trong khoảng 15 – 20 ngày. Giai đoạn này không nên để cây sống trong điều kiện thời tiết quá lạnh, nếu không cây con sẽ chết.

Quá trình phát triển của cây dưa hấu

Quá trình phát triển của cây dưa hấu

Giai đoạn sinh trưởng thân lá: Đây là giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng về chiều dài, lá mọc ra nhiều hơn và các rễ nhánh mọc ra từ nách lá. Ở giai đoạn này chúng ta cần tăng cường lượng nước tưới cho cây và cố định dây leo theo chiều mọc mong muốn.

Giai đoạn ra hoa: Cây sẽ ra hoa khi dưa đã xuất hiện 15 – 20 lá. Lúc này cây đã sinh trưởng tương đối khỏe mạnh, thông thường cây sẽ ra hoa đực trước và hoa cái ra sau. Sau khi trồng khoảng 25 – 30 ngày nữa thì cây bắt đầu bước vào giai đoạn thụ phấn, lúc này chúng ta có thể tiến hành thụ phấn bổ sung cho cây bằng cách úp nụ.

Giai đoạn hình thành trái: Sau quá trình thụ phấn thành công, trái dưa hấu sẽ hình thành và bắt đầu phát triển, lúc này quá trình sinh trưởng của lá và thân cũng sẽ bắt đầu giảm dần. 

Giai đoạn trái chín: Đây là giai đoạn trái dưa hấu sinh hóa mạnh, chúng bắt đầu hình thành sắc tố màu đỏ bên trong thịt trái và tích lũy đường. Giai đoạn này chúng ta cần giảm lượng nước tưới, lượng phân đạm, tăng lượng phân kali để cây có thể tích lũy đường một cách tốt hơn. Khi kết thúc quá trình này là chúng ta có thể tiến hành thu hoạch. 

Lá cây dưa hấu

Lá cây dưa hấu có sự phân hóa rõ rệt thông qua quá trình phát triển của cây. Khi cây trưởng thành thì lá bắt đầu chẻ thùy, mép lá có nhiều răng cưa, mặt lá dưới có nhiều lông tơ bao phủ. Lúc này từ những nách lá bắt đầu sinh trưởng thêm những tua cuốn để giúp cây bám đất và hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Lá cây dưa hấu

Lá cây dưa hấu

Thân cây dưa hấu

Dưa hấu là loại cây hằng niên, chúng có thân thảo, mềm và sinh trưởng theo hình thức bò trên mặt đất. Thân cây dưa hấu có chiều dài trong khoảng 2 – 6m, toàn bộ phần thân được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Thân phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có 1 lá, mỗi nách lá lại mọc ra các rễ nhỏ bám chắc vào đất. Các đốt này có khả năng sinh trưởng và phát triển như thân chính và có xu hướng phát triển mạnh dần về phía gốc.

Thân cây dưa hấu

Thân cây dưa hấu

Đặc điểm cây dưa hấu non

Đặc điểm cây dưa hấu non đó là lá có hình trứng, hai mặt lá nhẵn bóng, phiến lá dạng thuôn dài, phần đỉnh thụt vào, khá dày và một gân chính hiện rõ. Ở giai đoạn cây non, thân và rễ cây dưa hấu chưa phát triển nhiều, lá cây chỉ mới mọc khoảng 2 – 3 lá mầm.

Đặc điểm cây dưa hấu non

Đặc điểm cây dưa hấu non

Cách trồng cây dưa hấu

Cây dưa hấu là giống cây ưa thích ánh sáng, do đó chúng ta cần trồng cây ở những nơi thoáng mát, giàu chất dinh dưỡng và ít bị ngập úng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống dưa hấu khác nhau, từ những giống có trái tròn, trái dài, trái nhỏ, trái lớn, từ những giống có vỏ ngoài màu xanh đậm, xanh nhạt, sọc xanh, sọc đỏ, sọc vàng. Chính vì vậy, chúng ta có thể lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu tiêu dùng của từng địa phương. Dưa hấu có thể trồng quanh năm và phù hợp với khí hậu Việt Nam, chúng ta chỉ cần lựa chọn được địa chỉ mua hạt giống uy tín là có thể gieo trồng loại cây này nhanh chóng.

Cách trồng cây dưa hấu

Cách trồng cây dưa hấu như sau: Sau khi mua hạt giống về cần ngâm chúng trong nước khoảng 3 – 4 tiếng, sau đó rửa sạch, để ráo và ủ chúng trong khăn ẩm khoảng 2 – 3 ngày cho tới khi chúng nảy mầm. Tiến hành gieo hạt trực tiếp vào bầu đất, sau khoảng 7 – 10 ngày cây đã bắt đầu mọc lá mầm, lúc này chúng ta có thể đưa cây vào khu vực trồng lâu dài. Khi di chuyển cây con từ bầu ươm ra ngoài trồng, chúng ta cần đào những hố trồng sâu 5 – 7cm, lấp đất lại, tưới nước và phủ một lớp rơm, rạ, trấu lên bề mặt để giữ ẩm cho cây.

Cách chăm sóc cây dưa hấu

Cách chăm sóc cây dưa hấu theo từng giai đoạn cũng khá đơn giản: 

Sau khoảng 2 – 3 tuần, khi cây còn nhỏ chúng ta cần tưới nước 2 ngày/1 lần bằng bình xịt cho cây. Sau khoảng 25 – 20 ngày cần tiến hành bón phân hữu cơ hoặc phân hoai mục cho cây và thực hiện vun xới gốc. Vòng đời của cây dưa hấu từ khi trồng đến khi thu hoạch thường trong khoảng 60 – 70 ngày tùy giống.

Cách chăm sóc cây dưa hấu

Cách chăm sóc cây dưa hấu

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Để nhận biết được chính xác loại cây này trong tự nhiên, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiênHình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Hình ảnh cây dưa hấu trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, quá trình phát triển, cách trồng và cách chăm sóc cây dưa hấu. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây đậu bắp – Đặc điểm, tuổi thọ, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -