Cây bình bát – Đặc điểm, tác dụng của trái bình bát và hình ảnh
Cây bình bát là một loại cây mọc hoang dại tại nhiều nơi trên nước ta, chúng quen thuộc với người dân vùng quê từ bao đời nay. Loại cây này không chỉ là thực phẩm ăn được mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây bình bát, tác dụng, hình ảnh và việc trái bình bát có ăn được không?
Đặc điểm dây bình bát
Việt Nam là một trong những nước có nguồn sinh vật học vô cùng đa dạng và phong phú. Con người tại nước ta có thể tận dụng triệt để được công dụng của các loại thực vật từ bậc cao cho tới bậc thấp. Chính vì vậy, các sản phẩm từ thiên nhiên luôn được người tiêu dùng đón nhận một cách nồng nhiệt. Một trong những loại rau rừng được trồng phổ biến trong thời điểm hiện tại và được ưa chuộng sử dụng tại nhiều địa phương chính là cây bình bát. Loại cây này thường mọc hoang dại tại khắp nơi trên cả nước, chúng có thể thích nghi được với nhiều kiểu khí hậu khác nhau, nhiều môi trường sống khác nhau.
Cây bình bát là một loại thực vật sinh trưởng dạng leo, chính vì vậy ngoài cái tên cây bình bát, người dân còn thường hay gọi chúng là dây bình bát hoặc bình bát dây. Cây có kích thước khá nhỏ, chiều dài toàn bộ cây chỉ trong khoảng 5 – 7m, toàn bộ cây được bao phủ bởi lớp lông mềm, khi cành già sẽ nhẵn bóng. Lá bình bát có hình tim, thường mọc so le hai bên, chiều dài khoảng 12 – 15cm, hai mặt lá được bao phủ bởi nhiều lông mao. Hoa cây bình bát thường mọc ra từ kẽ lá, có màu vàng, cánh hoa khá dày và to, bên trong nhụy có nhiều lông tơ bao phủ. Quả cây bình bát là dạng quả kép, có hình tim, khi chín sẽ chuyển dần về màu vàng đỏ, phần thịt bên trong có màu trắng vàng, ăn được.
Mùa hoa bình bát là vào khoảng tháng 5 – 6 hằng năm, mùa quả ngay sau đó, bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc ngay vào tháng 8. Cây bình bát có tên tiếng anh là coccinia cordifolia, thường cho hái lá và quả quanh năm. Người ta thường sử dụng lá, quả non và đọt rau để làm rau ăn hằng ngày, một số người còn sử dụng chúng để nhúng lẩu. Theo Đông Y, rau bình bát có tính hàn, có công dụng chữa bệnh đái tháo thường, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa mụn nhọt, miệng khô rát, chữa táo bón, giúp thanh phế, nhuận táo.
Tác dụng của cây bình bát
Theo nhiều nghiên cứu về loại dược liệu này, bên trong phần vỏ cây bình bát có chứa roliniastatin, reticulation, diterpen. Phần rễ cây bình bát có chứa methoxy annomontin, hydroxynomuciferin, asimilobine, reticulin, michelalbin, oxoushinsunin, anonain. Trong lá bình bát có chứa annoreticuin, annoreticuin, annomonicin, roliniastin, aquamon, solanin. Trong khi đó, hạt bình bát lại có chứa dieporeticanin, trieporeticanin, squamocin, uvariamicin, reticulacin và một số chất trong nhóm n – acyl tryptamine béo.
Theo y học hiện đại, tác dụng của cây bình bát đó là tiêu diệt ấu trùng, ghẻ, chấy rận, chữa ung thư mũi hầu, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lỵ, vi khuẩn gây nhiễm trùng hệ thống hô hấp, nấm trichophyton mentagrophytes, nấm candida albicans. Ở Philippin, loại dược liệu này được ứng dụng trong việc sản xuất thuốc hạ sốt, chữa đau răng, viêm lợi, đau dạ dày. Theo y học cổ truyền, dược liệu bình bát có vị đắng, hơi chát, phần vỏ cây và hạt có chứa nhiều độc tố. Loại dược liệu này được sử dụng trong một số bài thuốc hỗ trợ bài tiết, làm mát cơ thể, giải độc, thanh nhiệt, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng, sát trùng, kháng khuẩn, chống viêm.
Ngoài việc sử dụng phần thân cây bình bát, các bộ phận khác cũng được sử dụng để chữa một số bệnh cụ thể. Quả cây bình bát khi còn non có thể thái mỏng, phơi khô, sắc thuốc điều trị kiết lỵ, trừ giun, sát trùng, kháng khuẩn, chữa hô hấp cấp, tiêu chảy, hạ sốt khá hiệu quả. Lá bình bát giã nát, lọc lấy phần nước gội đầu và tắm cho chó mèo có thể diệt trừ chấy rận và gia súc, gia cầm hiệu quả.
Cách dùng cây bình bát chữa ung thư
Chiết xuất từ hạt, rễ, vỏ cây bình bát được nhiều nhà khoa học cho rằng có công dụng ức chế sự di căn của tế bào ung thư bạch cầu dòng lympho, ung thư mũi hầu, ung thư kết tràng, tiêu diệt các tế bào ung thư phổi, chữa hen suyễn, giảm các triệu chứng lao phổi. Cách dùng cây bình bát chữa ung thư như sau: Chỉ cần rửa sạch dược liệu bình bát, cho vào nấu cùng với nước khoảng 10 phút. Lọc lấy nước và uống mỗi ngày.
Cách chữa lao phổi bằng cây bình bát
Cây bình bát là loại dược liệu có công dụng chữa lao phổi vô cùng hiệu quả. Chúng ta chỉ cần thái dược liệu thành sợi nhỏ, rồi đun cùng với lửa nhỏ cho tới khi cạn phân nửa nước. Chia lượng nước thu được thành 2 phần bằng nhau và uống trong ngày. Mỗi ngày uống hai lần sau mỗi bữa ăn là chúng ta có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh lao phổi một cách đáng kể.
Chữa lao phổi bằng cây bình bát chính là bài thuốc quen thuộc với người dân Nam Bộ, hiện nay bài thuốc này cũng đã được dân gian truyền tới nhiều nơi trên cả nước và đang được các bệnh nhân sử dụng. Hầu hết những ai đã từng sử dụng bài thuốc này đều cho ra những tín hiệu rất khả quan. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, chúng ta có thể kết hợp sử dụng chung với một số loại dược liệu khác và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn để biết được liều dùng thích hợp.
Trái bình bát dây có ăn được không?
Theo y học hiện đại, trái bình bát chứa các thành phần hóa học như: 2 hợp chất triterpenoid (pedunculosus và axit rotundic), 1 hợp chất amin béo (N- nriacontanol và tryptamine), 2 hợp chất acetogenin (Uvarigrandin A và cis-reticulatacin-10-one), 2 hợp chất sterol (β-sitosterol, β-sitosterol-3-O-β-Dglucopyranoside), 3 hợp chất dẫn xuất của benzen (axit vanilic, sinapaldehyde glucoside và eleutheroside B). Theo Đông Y, trái bình bát có chứa độc tính, có vị chát, phần vỏ bên ngoài chính là phần độc nhất của cây, chúng có công dụng sát trùng, tiêu viêm, trừ giun sán, trừ lỵ, chữa bệnh bướu cổ, đái tháo đường, kháng viêm, kháng khuẩn.
Vậy trái bình bát dây có ăn được không? Câu trả lời dành cho câu hỏi này là không. Tuy trái bình bát cũng có công dụng trong việc điều trị bệnh nhưng chúng cũng có chứa chất độc gây ảnh hưởng tới niêm mạc ruột của chúng ta. Chúng ta chỉ nên sử dụng chúng để làm thuốc chữa bệnh chứ không nên ăn chúng một cách bừa bãi. Kể cả khi sử dụng làm thuốc thì cũng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Trái bình bát ngâm rượu
Theo kinh nghiệm dân gian, trái bình bát ngâm rượu chính là một bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả, an toàn lại lành tính. Rượu bình bát có thể được sử dụng để xoa bóp chỗ sưng, đau. Uống rượu bình bát mỗi ngày có công dụng chữa viêm khớp, đái tháo đường và các bệnh về dạ dày. Pha rượu bình bát cùng với nước tắm có thể chữa bệnh ghẻ lở, lang ben, hắc lào và giúp nhanh lành các vết thương do côn trùng cắn.
Hình ảnh cây bình bát trong tự nhiên
Để giúp bạn hiểu thêm về giống cây này, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh cây bình bát sau đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bình bát, tác dụng, hình ảnh và việc trái bình bát có ăn được không? Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!
Xem thêm: Cây bông là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây bông là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây bồn bồn là cây gì? Ý nghĩa, các món ăn và cách trồng
Cây chòi mòi – Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây ăn thịt người và côn trùng, đặc điểm và tác dụng
Cây xương cá – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và độc tố
Cây vối – Tác dụng, tác hại, cách trồng và cách uống
Cây từ bi là gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc