Cây từ bi là gì? Tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Cây từ bi là một trong những loại cây phong cảnh được trồng nhiều tại miền Bắc nước ta. Ngay từ cái tên cũng đã thể hiện được ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà nó mang lại. Hơn hết, cây còn có công dụng lớn trong việc điều trị gai cột sống, viêm họng, viêm phế quản, ho khan, ho có đờm,… Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về cây từ bi, nơi mọc, tác dụng, công dụng nước uống từ bi, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh loại cây này. 

Nội Dung Chính

Cây từ bi là cây gì?

Cây từ bi có tên tiếng anh là blumea balsamifera, thuộc chi Blumea. Tại nước ta, cây còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Cây mai hoa băng phiến, cây long não hương, cây ngải nạp hương, cgây mai phiến, cây mai hoa não, cây đại ngải, cây cúc tần, cây từ bi xanh,… Cây từ bi là cây gì mà lại có nhiều tên gọi tới vậy? Cây từ bi là một loại cây thân gỗ, kích thước nhỏ, chiều cao trung bình trong khoảng từ 1 – 2m. Lá cây từ bi thường mọc so le, chiều dài trong khoảng từ 8 – 20cm, chiều rộng trong khoảng từ 3 – 6cm. Gân lá nổi rõ lên trên bề mặt.

Cây từ bi là cây gì?

Cây từ bi là cây gì?

Mặt trên của lá ít lông và có màu xanh đậm, mặt lá dưới có màu nhạt hơn. Mép lá có nhiều răng cưa, khi nhàu nát lá, cây tỏa ra mùi thơm dễ chịu, phiến lá dưới xẻ rất sâu, gốc lá thường có 2, 4 hoặc 6 thùy nhỏ. Lá bắc xếp thành nhiều hàng, tuy nhiên lại phát triển không đều nhau. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông trắng, mềm và có mùi thơm như long não. Mùa hoa và mùa quả thường bắt đầu vào khoảng tháng 3 – 5 hằng năm. Tràng hoa lưỡng tính hình trụ, có 5 răng, 5 nhị, bầu nhụy hình trụ, lông ít, có chùm lông mọc ở đỉnh. Các cánh hoa từ bi được bao phủ bởi một lớp lông, đường kính hoa trung bình 8 – 10mm. 

Cây từ bi thường mọc ở đâu?

Cây từ bi là một trong những loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong Đông Y. Chính vì vậy, việc cây từ bi thường mọc ở đâu là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Cây xuất hiện tại nhiều quốc gia trong khu vực Nam Á như: Indonesia, Philippin, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Tại nước ta, loại cây này thường mọc hoang dại ở nhiều vùng đồng bằng, trung du trên cả nước. Chúng ta không khó để tìm thấy loại cây này trên những đồng cỏ, ven đường hoặc vườn nhà. Bên cạnh đó, dược liệu này cũng được khá nhiều người tìm thấy mọc hoang thành bãi khá rộng tại nhiều vùng đồi núi.

Cây từ bi thường mọc ở đâu?

Cây từ bi thường mọc ở đâu?

Tác dụng của cây từ bi

Theo nhiều nghiên cứu về loại cây này, bên trong cây từ bi có hàm lượng tinh dầu và băng phiến khá lớn, ngoài ra cây còn có chứa sesquiterpen alcol, acid palmitic, acid myristic, limonen, l.camphor xineola và d.bocneola. Y học cổ truyền Việt Nam đã sử dụng loại dược liệu này lâu đời, nhiều cuốn sách y học có ghi lại thông tin về loại dược liệu này. Bộ phận được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất đó chính là phần lá, lá từ bi có kích thước khá lớn, dày, có mùi thơm khá nồng, có thể thu hái quanh năm.

Tác dụng của cây từ bi

Tác dụng của cây từ bi

Sau khi thu hái, cây từ bi được đưa vào chưng cất và thu lấy tinh dầu. Phần lá non của cây có chứa nhiều naphtalen hơn các bộ phận khác nên được sử dụng nhiều hơn cả. Trong y học hiện đại, tác dụng của cây từ bi là ổn định huyết áp, bảo vệ gan, chống ung thư, kháng histamin, kháng nấm, lợi tiểu, giãn mạch, ổn định huyết áp. Theo nhiều thử nghiệm lâm sàng trên chuột, chất palmatin có trong cây từ bi có công dụng giải độc gan, giảm nguy cơ đột biến của dimethylnitrosamine, tetracyclin, mitomycin C. 

Dịch chiết từ lá cây từ bi có tác dụng lợi tiểu, tiêu diệt nấm và vi sinh vật có hại trên làn da, chữa lở loét, mụn ghẻ, vết thương sưng đau. Trong dân gian cũng thường nấu lá từ bi để chữa cảm mạo, sốt, ho, điều trị chứng đầy bụng, ăn uống khó tiêu, ho nhiều đờm. Loại lá này cũng được nấu chung với các loại lá chứa tinh dầu như lá chanh, lá bưởi, lá sả để giải cảm.

Lá từ bi uống với bia trị bệnh gì?

Trong dân gian có rất nhiều cách sử dụng cây từ bi để chữa bệnh, tùy từng tình trạng bệnh lại có những cách điều trị sao cho phù hợp nhất. Các cách được dùng phổ biến nhất đó chính là đun nước trà, sắc thuốc và đắp trực tiếp trên da. Cách đun nước uống là cách được sử dụng phổ biến nhất, trong đó lá từ bi uống với bia chính là một trong những cách điều trị sỏi thận vô cùng hiệu quả, an toàn, lành tính và ít tốn chi phí nhất.

Lá từ bi uống với bia trị bệnh gì?

Lá từ bi uống với bia trị bệnh gì?

Uống nước lá từ bi với bia tưởng chừng chỉ là một cách để làm tăng hương vị của loại dược liệu này cho dễ uống nhưng nó lại là một phương pháp điều trị bệnh rất hữu hiệu. Nhiều người còn cho rằng đây là một phương pháp hoang đường. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đã khắc phục được nỗi ám ảnh của sỏi thận bằng cách này. Chúng ta chỉ cần rửa sạch một nắm lá từ bi tươi và đưa vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Nếu nhà chúng ta không có máy xay có thể giã nát bằng cối. Tiếp đó pha 100ml nước cốt lá từ bi với 500ml bia và uống 2 lần/1 ngày. Uống liên tục trong vòng 3 tháng để đạt được hiệu quả cao nhất. 

Cách trồng cây từ bi lá nhỏ

Cây từ bi lá nhỏ được trồng nhiều tại khu vực miền Bắc, tuy nhiên thời gian gần đây loại cây này còn xuất hiện tại nhiều ở khu vực miền Nam và miền Trung. Cây thích nghi được với nhiều loại khí hậu, nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau. Loại cây này ưa thích ánh sáng, có thể chịu được ánh nắng gay gắt của mặt trời suốt cả ngày mà không bị cháy lá hay khô héo. Khi trồng cây từ bi trong nhà chúng ta cũng nên lựa chọn trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên để cây sinh trưởng tốt. Những vị trí như thềm nhà, lan can, cửa sổ, ban công chính là vị trí thích hợp trồng chúng.

Cách trồng cây từ bi lá nhỏ

Cách trồng cây từ bi lá nhỏ

Cây từ bi có thể trồng bằng nhiều cách khác nhau, chúng ta có thể gieo hạt hay trồng bằng cành giâm đều được. Tuy nhiên, phương pháp giâm cành được nhiều người trồng hơn cả, bởi đối với phương pháp này cây sẽ sinh trưởng vô cùng nhanh chóng. Cách trồng cây từ bi lá nhỏ như sau: Tiến hành chặt lấy một cành cây bánh tẻ, chặt vát và cắm xuống nền đất ẩm. Tưới nước liên tục cho cây trong khoảng 2 – 3 tuần đầu, khi cây đã bén rễ và nảy mầm thì tăng lượng nước tưới cho cây. Để tăng yếu tố thẩm mỹ, chúng ta có thể trồng cây làm hàng rào, trồng ở góc vườn trang trí tiểu cảnh, hoặc trồng trong chậu đều được.

Cách chăm sóc cây từ bi quan âm

Cây từ bi quan âm cũng khá dễ chăm sóc chứ không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Loại cây này ưa ẩm, không chịu được ngập úng trong thời gian dài và có thể chịu được khô hạn trong thời gian ngắn. 

Độ ẩm: Chúng ta cần duy trì độ ẩm cho đất bằng cách tưới khoảng 3 – 5 ngày/1 lần khi cây đã trưởng thành. Bên cạnh đó, tiến hành tạo độ ẩm không khí bằng cách dùng bình xịt phun sương vào cây mỗi ngày một lần. 

Bón phân: Cần bón phân thường xuyên cho cây trong mùa hè, mùa đông thì tạm dừng bón phân. Bón phân với chu kỳ 2 – 4 tuần/1 lần với hàm lượng phân tùy theo khuyến cáo ghi trên bao bì. Để cây sinh trưởng tốt nhất, chúng ta nên bón phân hữu cơ thay vì phân bón hòa tan. 

Sâu bệnh: Cây thường xuyên bị bệnh nấm xâm hại gây thối thân, rễ. Chúng ta cần phun thuốc phòng trừ nấm bệnh ngay sau khi mua cây giống về. Ngay sau đó cần cắt tỉa bớt lá và phun thuốc sát khuẩn theo chu kỳ 1 – 2 tháng/1 lần.

Cách chăm sóc cây từ bi quan âm

Cách chăm sóc cây từ bi quan âm

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Để giúp bạn hiểu thêm về giống cây này, Elead xin gửi tới bạn một số hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên sau đây:

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Hình ảnh cây từ bi trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây từ bi, nơi mọc, tác dụng, công dụng nước uống từ bi, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh loại cây này Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn!

Xem thêm: Cây tùng bồng lai hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa

Sinh Vật Cảnh -