Cây sồi – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây sồi là một trong những loại cây lâm nghiệp mang lại giá trị cao cho người trồng. Gỗ sồi là một trong những loại gỗ có chất lượng tốt, độ bền cao và đường vân gỗ khá bắt. Những sản phẩm được làm từ gỗ sồi luôn được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây sồi rừng, công dụng của quả sồi, ý nghĩa và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây sồi rừng
Cây sồi là một trong những loại cây có tốc độ sinh trưởng khá chậm, chúng có sức sống bền bỉ, được nhiều người trồng trong vườn nhà và trồng số lượng lớn để phát triển kinh tế. Tại nước ngoài, cây còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây sồi carballo, cây sồi carvayo, cây sồi carballo, cây sồi tần bì. Cây sồi là một giống cây phổ biến và thông dụng trên thế giới, chúng là một trong những giống cây có giá trị sinh học cao nhất cùng với hệ động vật và thực vật hoang dã của Châu Âu. Có thể nói, cây sồi rừng chính là một biểu tượng văn hóa lâu đời của khu vực Châu Âu.
Cây sồi rừng mang trong mình những phẩm chất đáng quý của một quý ông và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Ngay từ xưa, chúng đã được ứng dụng trong ngành thực phẩm, cùng với những món ăn mà nó tạo ra, cây sồi được tôn kính như một vị thần linh thời tiền sử. Từ đây, những hình tượng tôn giáo từ cây sồi đã được hình thành. Cây sồi có kích thước lá lớn, lá thường không mọc trên cây lâu mà rất mau chóng rụng, chúng dài khoảng 18 – 20cm. Mép lá có nhiều răng cưa, lá có màu xanh lục, khi già sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ.
Loại cây này không phải giống cây bản địa của nước ta, chúng có thể dễ dàng được tìm thấy ở nhiều nước trong khu vực Châu Á, Châu Mỹ và Châu Âu. Chúng thường mọc nhiều ở trong những khu rừng có độ cao từ 0 – 2000m. Khi cây sinh trưởng ở nơi có ít sự cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng, ánh sáng, cây sẽ có những tán cây khá rộng, phần thân thẳng. Vỏ cây nhẵn bóng và có màu xám, cây có nhiều cành nhánh nhưng các nhánh thường phát triển ở độ cao trên 15m. Các nhánh cây thường cong queo chứ không mọc thẳng như phần thân.
Lá cây sồi rừng có kích thước khá lớn, thường rụng lá vào mùa đông. Cây có thời gian thay lá mới rất nhanh, ngay khi vừa kết thúc mùa đông, cây sẽ mọc ngay những lá xanh mới. Hoa sồi là giống hoa lưỡng tính tức là có xuất hiện cả hoa đực và hoa cái. Quả sồi thường phát triển ngay sau khi hoa tàn, chúng có màu nâu xám, mọc thành chùm. Quả sồi là dạng quả nang, bên trong có chứa 1 hạt, đây là thức ăn cho nhiều loài động vật trong rừng.
Cây sồi Nga
Ở nước ta, hiện đang có hai loại gỗ sồi chính đó là gỗ sồi bản địa và gỗ sồi phương Tây. Gỗ sồi phương Tây được lấy từ cây sồi Nga, chúng thuộc dạng thân gỗ mềm, dẻo dai, đường vân gỗ rất đẹp. Hiện nay, nguồn gỗ sồi của nước ta được nhập khẩu chủ yếu từ nước Nga, chính vì vậy những cây gỗ sồi nhập khẩu thường được gọi là gỗ sồi Nga hoặc gỗ sồi Châu Âu. Gỗ sồi Nga được xếp vào gỗ nhóm VII, đây là giống gỗ dễ thi công, có trọng lượng nhẹ và khả năng bắt vít rất tốt.
Cây sồi Nga hiện đang được mọc tập trung tại những vùng có khí hậu ôn đới, ngoài nước Nga loại cây này còn mọc tập trung ở vùng lạnh của Bắc Phi, Châu Âu, Châu Mỹ. Đây là giống cây sồi tự nhiên. Tuy gọi chúng là gỗ sồi Nga nhưng thực tế không có một ai có thể phân biệt được chính xác gỗ sồi Mỹ, gỗ sồi Nga hay gỗ gõ đỏ.
Công dụng quả sồi Việt Nam
Quả sồi Việt Nam có hương vị khá thơm ngon, theo nhiều nghiên cứu về loại quả này cho biết, bên trong chúng có chứa những hợp chất hóa học tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người ưa thích. Quả sồi có hình dáng đặc biệt, hiện trên thế giới chưa tìm ra được loại quả nào có hình dáng tương tự. Quả sồi Việt Nam có độ cứng ngang bằng với gỗ nên chúng được nhiều nơi sử dụng làm đồ chơi trẻ em. Tại nước ta, quả sồi chủ yếu được sấy khô để làm các vật dụng trang trí, chúng ta có thể tìm mua chúng với giá khoảng 5 – 6 ngàn đồng/1kg tùy vào từng thời điểm.
Quả sồi Việt Nam có hình trứng, dài giống như kén tằm, phần đầu có nắp màu nâu. Lớp vỏ ngoài của chúng khá cứng, khi chín có màu nâu, bên trong có chứa nhân. Phần nhân khá thơm ngon, khi ăn vào có mùi vị giống đậu phộng. Theo nhiều nghiên cứu, quả sồi có chứa hàm lượng tinh bột khá cao, nếu ai đã từng nếm thử qua thì chắc hẳn đã biết khi ăn chúng chảy ra một lượng dầu khá dồi dào. Khi chúng ta ăn chúng thường xuyên có thể giúp bảo vệ được hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, điều hòa lượng đường trong máu và trị chứng tiêu chảy.
Công dụng hoa cây sồi
Như các bạn đã biết, cây sồi là giống cây có chứa hàm lượng tinh dầu khá cao, tất cả các bộ phận của cây đều có tinh dầu nhưng nhiều nhất chính là phần hoa. Hoa cây sồi là nguyên liệu chính để tinh chế nhiều loại nước hoa cho nam giới. Chắc chắn đối với những tín đồ đam mê nước hoa, chúng ta không còn quá xa lạ với mùi thơm nước hoa sồi. Đây là một mùi hương mạnh mẽ, cá tính nhưng cũng không kém phần thanh mát, nó chính là một lựa chọn rất thú vị và mới mẻ.
Với mùi hương thơm mát của mình, hoa cây sồi được mệnh danh là mùi hương được sử dụng nhiều nhất trong các chai nước hoa đắt tiền, chúng thường được sử dụng kết hợp cùng với một số mùi hương khác như hương cam, hương hoa hồng. Mỗi lần kết hợp đều là những siêu phẩm khiến chúng ta phải say đắm. Chính vì thế nên hoa cây sồi từ lâu đã trở thành đối tượng được các nhà thiết kế nước hoa săn đón.
Ý nghĩa cây sồi trong đời sống
Chắc hẳn bạn chưa biết, cây sồi chính là quốc thụ tại nhiều quốc gia, chúng tượng trưng cho sự bền bỉ, sức mạnh, sự ổn định, sự thành công, sự bảo vệ. Ý nghĩa cây sồi trong đời sống chính là quyền lực và sự bền bỉ, chúng có ý nghĩa đặc biệt với người dân tại Nga và Mỹ. Bởi cây sồi được các Druids xem là vật may mắn, khi mang chúng theo người sẽ giúp tăng khả năng sinh sản, khả năng chữa bệnh và sức khỏe. Chính vì vậy, các Druids rất tôn trọng chúng và xếp chúng vào 1 trong ba loại cây thiêng liêng.
Ý nghĩa truyện cây sồi
Không chỉ gắn bó với văn hóa phương Tây mà cây sồi còn gắn bó mật thiết với văn học nước ta. Trong sách giáo khoa ngữ văn cấp 1 có viết về câu truyện cây sồi. Câu truyện này như muốn nhắn nhủ chúng ta, dù cho cuộc sống luôn ẩn chứa bao nhiêu thách thức, khó khăn, trở ngại, con người phải luôn tự tin, dũng cảm đối mặt để vượt qua. Có thể nói, câu truyện cây sồi là bài học quý báu, nó mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là bức tranh thông điệp dành cho tất cả mọi người hay buông xuôi nghị lực, thiếu ý chí.
Cách trồng cây sồi ở Việt Nam
Cách trồng cây sồi ở Việt Nam cũng khá đơn giản chứ không khó khăn như nhiều người từng nghĩ. Sau khi chọn được giống cây mẹ khỏe mạnh thì tiến hành hái quả và tách hạt ra khỏi quả. Tiếp đó, đào những hố trồng sâu 30 – 50cm, mỗi hố cách nhau 1 – 1,5m. Gieo trực tiếp hạt xuống hố và lấp đất lại, tưới nước mỗi ngày vào sáng sớm cho cây. Cây sinh trưởng khá chậm nên sau 1 – 2 tháng cây mới bắt đầu đâm chồi lên mặt đất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây sồi rừng, công dụng của quả sồi, ý nghĩa và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây thầu dầu – Đặc điểm, tác dụng, cách chăm sóc, độc tố
Sinh Vật Cảnh -Cây thầu dầu – Đặc điểm, tác dụng, cách chăm sóc, độc tố
Cây sao đen – Đặc điểm, giá trị kinh tế và cách trồng
Cây phong lá đỏ – Nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây phèn đen – Cách nhận biết, ý nghĩa, tác dụng, hình ảnh
Cây rẻ quạt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây sake – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, nơi trồng phù hợp
Cây ngọc bích – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách chăm sóc