Cây phong lá đỏ – Nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây phong lá đỏ là một loài thực vật có giá trị lớn trong việc trang trí và mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Chúng mang tới nhiều sự may mắn, sức khỏe và tài lộc cho người sở hữu. Vì vậy, loại cây này đang là loài cây được ưa chuộng trên thị trường cây cảnh Việt Nam. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về nguồn gốc cây phong lá đỏ, ý nghĩa, cách trồng và loại cây này trồng ở Việt Nam có phù hợp?
Nguồn gốc giống cây phong lá đỏ
Cây phong lá đỏ có tên tiếng anh là red maple, tên khoa học là acer rubrum, thuộc chi Phong trong họ Bồ Hòn. Loại cây này không phải loại cây bản địa của nước ta, chúng là loại cây rụng lá, thường sinh trưởng phổ biến trong khu vực Bắc Mỹ và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay, loại cây này đã được nhân giống và trồng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới với mục đích làm cây cảnh trang trí cho không gian giống. Tại nước ta, cây có nhiều tên gọi khác như: Cây phong mềm, cây phong đầm lầy, cây thích hoặc cây phong nước,…
Trước kia, loại cây này chỉ mọc trong khu vực từ hồ Woods cho tới giữa Minnesota và Ontario, mọc tập trung ở phía nam gần Miami, phía đông Newfoundland, Florida và tây nam Texas. Trải qua quá trình lai tạo, chúng hình thành 3 nhóm phong lá đỏ có những đặc tính khác nhau như:
- Nhóm Dissectum: Đây là nhóm cây có lá màu đậm hơn so với hai nhóm còn lại, mép lá có nhiều răng cưa, mỗi lá có khoảng 5 – 9 thùy.
- Nhóm Palmatum: Đây là nhóm lá phong có ít thùy hơn nhóm Dissectum, một lá chỉ có khoảng từ 5 – 7 thùy.
- Nhóm Linearilobum: Đây là nhóm lá phong có số lượng thùy ít nhất, nhưng chiều dài của thùy lại lớn nhất và có kích thước thùy mỏng nhất.
Loại cây này nổi tiếng từ rất lâu trên thế giới với màu sắc rực rỡ, nên thơ, đây cũng chính là loại cây tạo nên thương hiệu của hai đất nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Những hình ảnh cây phong lá đỏ đã làm xao xuyến biết bao con tim, vẻ đẹp lãng mạn này khiến nhiều người yêu thích. Hình ảnh cây thông lá đỏ xuất hiện trong rất nhiều bộ phim tình cảm của hai quốc gia này. Cũng chính vì vậy, chúng được đưa về trồng tại Việt Nam và được lai tạo giống sao cho phù hợp với nền khí hậu nhiệt đới ẩm của nước ta.
Theo nhiều kinh nghiệm của các nhà vườn chia sẻ thì cây phong lá đỏ đẹp nhất là vào mùa hè, khi đông tới cây có hiện tượng rụng toàn bộ lá giống cây bàng. Từng có thời gian, loại cây này là giống cây gây sốt trong thị trường cây cảnh Việt bởi kiểu dáng độc lạ, sắc đỏ rực trời. Tuy nhiên, chúng ta đừng nhầm lẫn với giống cây phong lá đỏ có lá nhỏ. Bởi giống phong này có kích thước lá nhỏ hơn, lá đỏ ngay khi vừa đâm chồi, sau khoảng 1 tháng thì chuyển dần sang màu xanh. Khi lá già sẽ chuyển qua màu vàng rồi rụng.
Cây phong lá đỏ có trồng được ở Việt Nam không?
Khi đất trời chuyển dần sang mùa thu, đây chính là mùa ôn hòa nhất trong năm. Lúc này, cây phong lá đỏ sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu đỏ và nhuộm đỏ cả một khoảng trời. Vốn là loại cây nổi tiếng phát triển tại vùng xứ lạnh nên khi được đưa về trồng tại nước ta, chúng khiến nhiều người không khỏi hoài nghi về đặc tính sinh trưởng của chúng. Nhiều người vẫn thắc mắc không biết cây phong lá đỏ có trồng được ở Việt Nam không? Thực tế đã chứng minh, loại cây này đã và đang được trồng tại nhiều nơi ở nước ta.
Cây phong lá đỏ là loại cây có thân gỗ, thời gian sinh trưởng nhanh, tuổi thọ lâu đời. Cây có cành lá xum xuê, phân nhánh từ giữa thân, chiều cao trung bình khoảng 3 – 10m. Vỏ cây có màu xám trắng, khi cây trưởng thành thì sẽ đậm màu hơn và sần sùi hơn. Các cành phong thì có màu nhạt hơn phần thân, các cành khá chắc khỏe, dẻo dai và dễ uốn. Đặc điểm nổi bật của loại cây này và mang tính thương hiệu đó chính là phần lá.
Lá cây được gọi là lá phong, chúng có hình dáng và màu sắc bắt mắt, độc đáo, lá xẻ thành nhiều thùy và phát triển theo các hướng khác nhau. Khi còn non, lá có màu xanh lục, mặt lá dưới có màu xám trắng, viền lá có nhiều răng cưa lớn. Khi trưởng thành, lá sẽ chuyển sang màu cam, khi già sẽ chuyển sang màu đỏ và rụng xuống. Hoa phong lá đỏ mọc thành chùm, khi nở có hình dáng trông khá giống vương miện, cây sẽ kết quả ngay sau khi hoa tàn. Quả phong có tên gọi là quả Samaras, thường chín vào mùa hè, là dạng quả nang bên trong có một hạt màu đỏ.
Cây phong lá đỏ Đà Nẵng có phù hợp với khí hậu Việt Nam
Qua quá trình lai tạo thì giống cây phong lá đỏ đã được nhập về Việt Nam với khả năng thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm tại nước ta. Chúng thích nghi được với cả môi trường khô ráo lẫn ẩm ướt, nơi được nhân giống và trồng thành số lượng lớn loại cây này chính là Đà Nẵng. Tuy nhiên, cây phong lá đỏ Đà Nẵng lại không thể chịu được ngập úng trong thời gian dài. Cây có sức sống khá tốt, kể cả khi cây tiếp xúc với nhiệt độ cao trên 45 độ C cây sẽ chỉ bị cháy lá chứ không chết hoàn toàn.
Ý nghĩa cây phong lá đỏ
Khi nhắc tới cây phong lá đỏ, chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh chiếc lá phong trên lá quốc kỳ của Canada. Với hình ảnh rực rỡ sắc đỏ của chiếc lá phong có 11 đầu nhọn nằm bên trong khung trắng, cây phong lá đỏ tượng trưng cho con người và đất nước Canada. Tại nước ta, loại cây này được trồng phổ biến trong chậu, trong vườn nhà, đặc biệt là những căn nhà có diện tích nhỏ, hẹp. Những cây phong lá đỏ mini có kích thước vừa phải, vừa mang hình dáng đẹp mắt, vừa mang lại ý nghĩa vô cùng tốt đẹp.
Theo phong thủy, ý nghĩa cây phong lá đỏ chính là sự may mắn, sức khỏe, tiền tài và danh vọng. Dựa vào các yếu tố trong ngũ hành, các nhà phong thủy học cho biết cây phong lá đỏ hợp nhất với người trồng mệnh Hỏa và Thổ. Bởi sắc đỏ chính là màu sắc tượng trưng cho người mệnh Hỏa, sắc đỏ cũng là màu sắc may mắn của người mệnh Thổ. Nếu hai bản mệnh này trồng cây phong lá đỏ sẽ gặp nhiều may mắn, cây sẽ trở thành lá bùa hộ mệnh vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, lá phong còn tượng trưng cho sự hạnh phúc, tình yêu, mong muốn trọn vẹn bên người mình yêu tới cuối đời.
Cách trồng cây phong lá đỏ đẹp
Cây phong lá đỏ tuy là một giống cây của khu vực ôn đới nhưng lại không quá khó trồng như các bạn vẫn nghĩ. Hiện nay, loại cây này đang được nhân giống bằng hạt hoặc bằng cành ghép của những cây mẹ trên 4 năm tuổi. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây phong lá đỏ đẹp bằng hạt:
Cần lựa chọn giống ở những nơi uy tín để đảm bảo hạt giống khỏe mạnh, không sâu bệnh. Tiến hành ngâm hạt trong nước nóng khoảng 24 – 48 giờ sau đó vớt ra và đem chúng đi làm mát khoảng 3 tháng, lúc này chúng ta mới có thể gieo hạt. Chúng ta cần gieo hạt vào mùa thu, khi cây phát triển khoảng 30 – 50cm thì có thể đưa cây tới bất cứ nơi nào bạn muốn trồng lâu dài.
Bón phân cho cây phong lá đỏ
Cây phong lá đỏ tuy không phải loại cây khó trồng nhưng chúng ta cần lưu ý cách bón phân cho cây phong lá đỏ như sau:
Cần bón phân cho cây thường xuyên trong ba năm đầu tiên để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống rễ. Chúng ta cần sử dụng phân có chứa nitơ, phốt pho và kali. Với một cây phong lá đỏ trưởng thành thì chúng ta bón phân với tỷ lệ 1 phần 10 nitơ, 1 phần 10 phốt pho, 1 phần 10 kali cho mỗi 2.5cm đường kính thân cây đo cách 40cm từ mặt đất. Đây là loại cây có hệ thống rễ tương tối mạnh, chúng có thể hấp thụ được dinh dưỡng trong khoảng 2,5m lòng đất xung quanh. Do đó, sau 3 năm đầu chúng ta không cần phải bón phân quá nhiều cho cây.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc cây phong lá đỏ, ý nghĩa, cách trồng và loại cây này trồng ở Việt Nam có phù hợp? Hy vọng bài viết này giúp ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây phèn đen – Cách nhận biết, ý nghĩa, tác dụng, hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây phèn đen – Cách nhận biết, ý nghĩa, tác dụng, hình ảnh
Cây rẻ quạt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây sake – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, nơi trồng phù hợp
Cây ngọc bích – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách chăm sóc
Cây óc chó – Đặc điểm, giá trị, ý nghĩa và cách trồng
Cây nhân trần – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, lưu ý
Cây ngọc lan – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí đặt, cách chăm sóc