Cây phèn đen – Cách nhận biết, ý nghĩa, tác dụng, hình ảnh
Cây phèn đen là một loại dược liệu quý hiếm, mọc hoang dại hoặc được trồng tại nhiều nơi trên cả nước. Chúng được y học rất coi trọng, được sử dụng trong các bài thuốc điều trị rắn cắn, gai cột sống, đau xương khớp, tiêu chảy, kiết lỵ,… Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây phèn đen, ý nghĩa, tác dụng hình ảnh loại cây này.
Cách nhận biết cây phèn đen
Cây phèn đen có tên tiếng anh là phyllanthus reticulatus poir, thuộc họ Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Loại cây này thường mọc hoang dại rất nhiều trong tự nhiên, có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị những bệnh thông thường mà con người hay gặp phải. Tại nước ta, chúng được gọi với nhiều cái tên gọi khác như: Cây diệp hạ châu mạng, cây mực, cây diệp minh châu,… Đây là loài thực vật phát triển theo dạng bị, chiều cao trung bình trong khoảng 1 – 5m, phần vỏ cây bên ngoài có màu xám nâu hoặc nâu đỏ, toàn bộ thân được bao phủ bởi một lớp lông mềm, khi về già sẽ rụng dần lông và nhẵn bóng.
Cách nhận biết cây phèn đen trong tự nhiên đó là: Lá phèn đen thường mọc so le, chúng không có hình dáng cố định mà thay đổi tùy theo môi trường sống, một số lá có hình trứng ngược, một số lá lại có hình bầu dục. Hai mặt lá có gân nổi rõ lên trên, đường vân lá có màu đỏ nâu giống phần vỏ. Lá cây có chiều dài trong khoảng 2 – 3cm, chiều rộng khoảng 5 – 10mm, mỏng, màu lá không cụ thể mà thay đổi theo từng mùa. Vào mùa đông, lá có màu vàng, mùa thu thì có màu xanh đậm, mùa hè có màu xanh nhạt đẹp mắt.
Hoa phèn đen có màu vàng đỏ, thường mọc tập trung trên đầu cành, thông thường những cành non, ngắn mới có hoa mà thôi. Chiều dài của hoa khoảng 2 – 3cm, khi nở chúng tỏa ra một mùi thơm lạ, đặc biệt là vào buổi tối, cây tỏa ra một mùi thơm khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi chắc hẳn trong cuộc đời chúng ta chưa gặp mùi nào lạ lùng tới như vậy. Mùa hoa phèn đen trong khoảng tháng 9 – 10 hằng năm, kết quả ngay sau đó khoảng 1 – 2 tháng. Quả phèn đen có kích thước nhỏ, hình tròn, căng mọng, có màu xanh lục và sẽ chuyển dần về màu đen khi chín.
Đường kính trung bình của một quả phèn đen là khoảng 4 – 6mm. Loại cây này là giống cây mọc hoang dại nên chúng rất dễ tìm thấy ở bờ ruộng, ven đường, bìa rừng, bãi đất hoang,… Chúng thích nghi được với nhiều môi trường khí hậu khác nhau, nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau nên có thể mọc ở cả khu vực Châu Á và Châu Âu, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trên thị trường phèn đen nước ta có còn có thêm hai loại khác với cây phèn đen thông thường đó là cây phèn trắng và cây phèn đen bonsai.
Cây phèn trắng
Cây phèn trắng là một loài cây quý hiếm trong họ Euphorbiaceae nói riêng và trong cả giới thực vật nói chung. Lá phèn trắng có màu sắc ngả vàng hơn cây phèn đen. Vì là loại cây quý hiếm trong tự nhiên nên chúng không có trữ lượng nhiều để đủ cho y học khám phá. Hiện tại, chưa có bất kỳ tài liệu nào hay công trình nghiên cứu nào chứng minh được tác dụng của nó. Tuy nhiên, nó vẫn là loài thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên cần được bảo tồn.
Ý nghĩa cây phèn đen bonsai
Cây phèn đen từ trước tới nay đều được sử dụng để làm thuốc, tuy nhiên thời gian gần đây, thú chơi phèn đen cảnh đang được rất nhiều người quan tâm. Những cây phèn đen bonsai đã ra đời, chúng có hình dáng bên ngoài bắt mắt không kém cạnh gì so với những cây cảnh bonsai mà chúng ta vẫn thường thấy. Đây đích thị là một thú chơi tao nhã mà chỉ những người thực sự yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật cây cảnh mới có thể hiểu hết được vẻ đẹp thầm kín ẩn sau hình dáng to lớn của loại cây này.
Nhiều nhà phong thủy học đã cho rằng, những cây phèn đen bonsai có những thế đứng khá đẹp và lạ, làm tăng vẻ đẹp cho không gian, thu hút những nguồn năng lượng tốt, giúp cho gia chủ và các thành viên trong gia đình luôn được mạnh khỏe. Bởi khi nhắc tới cây phèn đen là người ta sẽ nghĩ ngay tới công dụng điều trị bệnh của chúng, loại cây này giống như một lá bùa hộ mệnh cho tất cả những ai sở hữu. Đặc biệt, nếu chúng ta biết cách chăm sóc và tạo kiểu thì cây phèn đen chắc chắn sẽ là một tuyệt tác trang trí đáng nể.
Tác dụng của cây phèn đen
Dược liệu phèn đen chính là phần lá, rễ và vỏ cây. Sau khi được thu hái, người dân sẽ đem rửa sạch toàn bộ tạp chất bám vào trong quá trình thu hoạch, rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô dùng dần. Chúng thường được thu hoạch trong mùa xuân – hè, khác với nhiều loại cây khác phơi khô bằng cách đặt ngoài nắng, dược liệu phèn đen được phơi khô trong bóng râm cho tới khi khô ráo hoàn toàn là có thể sử dụng. Loại cây này có thể thu hái quanh năm trừ phần rễ, chúng có thể được sử dụng dưới dạng tươi hoặc khô.
Trong Đông Y, cây phèn đen được nhiều cuốn sách y học cổ ghi chép lại về công dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Mỗi một bộ phận lại có những công dụng riêng khiến chúng ta đáng kinh ngạc. Rễ phèn đen có vị chát, tính hàn, được sử dụng để điều trị bệnh viêm gan, kiết lỵ, viêm ruột, cam tích, viêm thận,… Lá phèn đen là một loại thuốc có công dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa cảm sốt, rắn cắn, tiêu chảy, tiêu thũng, ứ huyết, phù thũng, mề đay, lở loét, rôm sảy, mụn nhọt,… Vỏ cây có công dụng điều trị thủy đậu, gai cột sống, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay, viêm khớp, thấp khớp,…
Theo nhiều nghiên cứu về loại dược liệu này thì bên trong chúng có flavonoid, taraxerol, friedelin, botulin, epifriedelanol, taraxeryl acetat, sterol, triterpenoid. Những thành phần hóa học này đều là những thành phần quen thuộc trong các loại thuốc điều trị viêm da, các bệnh về xương khớp, bệnh về gan, thận. Chính bởi những tác dụng của cây phèn đen trong y học là vô cùng lớn nên loại dược liệu này đang được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm y tế. Bột lá phèn đen là một sản phẩm có công dụng tái tạo da non, giúp phục hồi nhanh các vết thương hở và giúp cầm máu nhanh chóng.
Cách sử dụng cây phèn đen ngâm rượu
Chính bởi những tác dụng tuyệt vời của vị thuốc này nên nhiều người, đặc biệt là nam giới đã ngâm chung với rượu để uống hằng ngày. Đây cũng là cách sử dụng phổ biến trong dân gian từ lâu đời nay và mang lại hiệu quả tuyệt vời. Thông thường, cây phèn đen ngâm rượu sẽ được sử dụng phần rễ và quả kết hợp với các loài dược liệu khác như rễ trắc bách diệp, rễ huyết dụ.
Chúng ta chỉ cần chuẩn bị mỗi thứ khoảng 0,5kg, đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch và để ráo. Tiếp đó, chúng ta sao vàng trên chảo nóng cho tới khi giòn và bỏ tất cả vào bình thủy tinh. Đổ dần dần rượu trắng vào bên trong bình và đậy kín nắp, bảo quản nơi kín gió ở nhiệt độ thường. Sau khoảng 1 – 2 tháng thì chúng ta có thể sử dụng được hỗn hợp này. Dùng liên tục trong 5 – 10 ngày sau đó dừng khoảng 2 – 3 ngày và lại tiếp tục uống theo chu trình như ban đầu.
Cách tắm cây phèn đen chữa viêm da
Lá phèn đen có nhiều hợp chất hóa học có công dụng kháng khuẩn, giúp thanh nhiệt giải độc nên có công dụng hữu hiệu trong việc điều trị mụn nhọt, mẩn đỏ, thủy đậu hay mẩn ngứa. Phương pháp tắm cây phèn đen chính là một phương pháp chữa bệnh ngoài da an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả khá cao. Chúng ta chỉ cần lựa những lá phèn đen bánh tẻ, rửa sạch bằng nước muối và phơi nắng cho khô. Tiếp đó giã nát cùng với chuối tiêu và đắp lên chỗ ngứa, cuối cùng là đi ngâm mình trong nước ấm và tắm lại thật kỹ. Thực hiện tắm liên tục như vậy trong vòng 2 – 3 lần/1 tuần.
Hình ảnh cây phèn đen trong tự nhiên
Dưới đây là một số hình ảnh cây phèn đen mà Elead có sưu tầm được, mời bạn cùng chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây phèn đen, ý nghĩa, tác dụng hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này giúp ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây rẻ quạt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây rẻ quạt – Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây sake – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, nơi trồng phù hợp
Cây ngọc bích – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách chăm sóc
Cây óc chó – Đặc điểm, giá trị, ý nghĩa và cách trồng
Cây nhân trần – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, lưu ý
Cây ngọc lan – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí đặt, cách chăm sóc
Cây măng tây – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng