Cây sake – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, nơi trồng phù hợp
Cây sake là giống cây ăn trái phổ biến ở khu vực miền Nam nhưng lại khá xa lạ với những người ở miền Bắc. Hình dáng bên ngoài của chúng giống quả mít nhưng khi ăn vào lại có mùi vị thơm ngon, đậm đà và cách chế biến khác hẳn quả mít thông thường. Vậy đặc điểm cây sake thế nào, cây có trồng được ở miền Bắc không, cách trồng và ý nghĩa phong thủy loại cây này. Đọc ngay bài viết dưới đây!
Đặc điểm cây sake đực
Cây sake là giống cây được trồng phổ biến tại khu vực miền Nam và được rất nhiều người yêu thích. Chúng có nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày như làm cây cảnh trang trí, lấy bóng mát và sử dụng làm dược liệu chữa bệnh. Cây sake còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây bánh mì, chúng có tên tiếng anh là artocarpus altilis, thuộc họ Moraceae (Dâu tằm). Đây là loại cây thân gỗ, kích thước thân lớn, đường kính thân trung bình trong khoảng 12 – 14cm. Loại cây này vốn dĩ không phải cây bản địa tại nước ta, chúng có nguồn gốc tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và một số đảo trong khu vực Thái Bình Dương.
Ngày nay, loại cây này được trồng nhiều ở các nước có nền khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới ẩm, trong đó có Việt Nam. Chiều cao của một cây sake trưởng thành khoảng 10 – 20m, khi bị thương cây sẽ chảy ra một chất nhựa màu trắng sữa. Loại cây này phân nhánh từ khu vực khá thấp, tán cây rộng lớn, các cành thường mọc ngang chứ không mọc thẳng và hướng lên trời giống nhiều loại cây khác trong họ. Lá cây sake có màu xanh, mặt dưới sần sùi hơn mặt trên, cuống lá dày, nặng, khi rụng sẽ để lại trên thân những vết sẹo có hình lưỡi liềm. Sau khi rụng, lá cây sake sẽ đổi dần về màu nâu vàng, loại lá này thường được tận dụng để chế tác những đồ vật trang trí rất đẹp mắt.
Nhiều người vẫn thường cho rằng, những giống cây sake đực sẽ tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng đi nuôi cây thay vì nuôi hoa và quả nên chúng sẽ cho ra chất lượng gỗ cũng như hình dáng ngoài đẹp mắt. Tuy nhiên, đây chính là quan niệm sai lầm. Cây sake là giống cây đơn tính, tức hoa đực và hoa cái sẽ mọc cùng trên một cây, hoàn toàn không có chuyện cây chỉ phát triển toàn hoa cái hoặc toàn hoa đực. Cụm hoa sake đực có màu vàng, mọc thành cụm, khi chưa nở hoa sẽ có màu xanh. Loại cây này thụ phấn nhờ qua côn trùng, cụ thể là loài dơi.
Quả sake có hình dáng bên ngoài tương tự quả mít nhưng chúng không tạo thành múi và hạt mà chỉ chứa phần thịt quả mà thôi. Loại quả này được sử dụng rất rộng rãi trong ẩm thực, chúng có thể được sử dụng để nấu rượu, xay bột, luộc, chiên giòn,… Chúng mang lại giá trị kinh tế lớn cho người nông dân, loại cây này chỉ cần trồng trong một năm và có thể thu hái trong khoảng trên dưới 100 năm. Theo nhiều nghiên cứu cho biết, quả sake ít calo nhưng giàu carbohydrate, đây chính là một loại thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe mà chúng ta nên sử dụng mỗi ngày.
Cây sake có trồng được ở miền Bắc không?
Như các bạn đã biết, cây sake vốn là loài cây xa lạ với người dân miền Bắc, bởi từ trước tới nay, loại cây này đều chỉ thích hợp trồng ở những nơi có thời tiết nóng ẩm, không có mùa đông. Mà miền Bắc lại là nơi có khí hậu thất thường, chia làm 4 mùa rõ rệt trong năm. Đặc biệt, trong mùa đông lạnh giá, cây sake thường không sinh trưởng được. Tuy nhiên, để thỏa mãn tính tò mò, nhiều người vẫn bắt tay trồng loại cây này ở khu vực miền Bắc nước ta. Nếu ai đó hỏi tôi rằng cây sake có trồng được ở miền Bắc không? Thì tôi vẫn sẽ trả lời là có, nhưng sẽ không mang lại chất lượng và năng suất cao.
Nhiều nhà vườn đã trồng loại cây này tại đây nhưng đã phải từ bỏ bởi chúng sẽ chết hàng loạt khi mùa đông tới. Có lẽ, chúng sinh ra đã không phải dành cho miền Bắc. Nếu kiên quyết muốn trồng chúng tại miền Bắc thì chúng ta sẽ nhận được kết quả đó là cây chậm lớn, còi cọc, nếu phát triển thì trong suốt chục năm đầu, cây sẽ không thể đậu trái. Cũng chính vì đặc tính chỉ sinh trưởng được ở trong khu vực miền Nam nên khi vận chuyển loại cây này từ trong Nam ra ngoài Bắc chúng có giá thành tương đối cao.
Loại quả này có chứa hàm lượng canxi, sắt, vitamin cao hơn hẳn so với những dòng cây ăn trái nhiệt đới khác nên được nhiều gia đình vô cùng yêu thích. Hiện tại, nước ta chưa có nguồn trồng, cung ứng một cách đều đặn và chuyên nghiệp, hơn hết loại quả này lại rất khó để bảo quản. Thông thường chỉ cần sau khoảng 4 – 6 ngày, nếu không được sử dụng quả sake sẽ bắt đầu hư hỏng. Cũng chính vì thế nên sau khi thu hoạch, cộng thêm chi phí vận chuyển, bảo quản đã dẫn tới việc người bán không hề lãi mà người mua thì chịu chi phí quá đắt. Từ đó, quá trình thương mại hóa loại quả này cũng đang là một sự khó khăn cho nhà nước.
Trồng cây trước nhà có tốt không?
Ngoài công dụng trồng lấy trái, lấy gỗ để phục vụ nhu cầu ăn uống và chế tác sản phẩm nội thất, cây sake còn được nhiều người yêu thích trồng làm cây cảnh trong vườn nhà. Cây có tầng tán khá rộng, do đó việc trồng làm cây bóng mát được nhiều người ưa chuộng. Như chúng ta đã biết, quả sake có nhiều hợp chất dinh dưỡng tốt cho hoạt động sống của con người. Các bộ phận khác thì được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông Y. Chúng được kết hợp với nhiều loại thuốc khác để điều trị huyết áp cao, viêm gan, sỏi thận, bệnh gout,…
Loại cây này cũng mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, chính vì vậy nhiều người thắc mắc không biết trồng cây sake trước nhà có tốt không? Chúng ta hoàn toàn có thể trồng loại cây này trước nhà, tuy nhiên cần lưu ý tới độ tỏa bóng của cây. Nếu kích thước cây quá lớn thì cần tránh cho cây che khuất tầm nhìn của căn nhà. Không trồng sát tường, sát nền móng hay gần cột điện. Khi cây ra quá nhiều lá và nhánh, chúng ta cần cắt tỉa tạo tính thẩm mỹ cho cây.
Cách trồng cây sake trong chậu
Ngoài việc trồng cây sake diện rộng với hình thức thương mại, nhiều người đã bắt tay vào trồng loại cây này trong chậu với mục đích trang trí. Khi trồng trong chậu chúng ta vẫn phải đảm bảo cho cây những đặc điểm sinh trưởng giống như khi trồng ngoài tự nhiên. Cách trồng cây sake trong chậu như sau:
Đầu tiên, chúng ta cần đào một hố trong chậu có kích thước phù hợp với kích thước của bầu cây, đặt cây sake vào chính giữa hố trồng và đặt cây thẳng đứng, cổ rễ ngang bằng với miệng hố. Lấp đất vào hố trồng, nén chặt lại và vun gốc cho cây cao hơn cổ rễ khoảng 2 – 3cm. Trong giai đoạn đầu khi mới trồng cần cắm cọc xung quanh để cố định cây thẳng đứng. Tiếp đó, sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ kết hợp cùng phân super lân để tưới nước cho cây khoảng 5 – 7 ngày/1 lần. Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày, cây bắt đầu quen đất và sinh trưởng tốt, lúc này chúng ta cần tăng cường lượng nước tưới và tưới đều đặn vào mỗi buổi sáng.
Cây sake bao lâu có trái?
Nhiều người trồng cây sake nhưng qua thời gian chăm sóc cây vẫn không ra trái, một số người trồng thậm chí còn không ra hoa. Nhiều người thắc mắc cây sake bao lâu có trái, thực chất loại cây này cũng giống cây mít, thường ra trái sau khoảng năm thứ 3 – 4. Loại cây này là một loại cây khó chiều, thông thường những người có kỹ thuật hoặc đã trồng quen thì mới có thể trồng cây ra năng suất ổn định hằng năm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây sake, cây có trồng được ở miền Bắc không, cách trồng và ý nghĩa phong thủy loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây ngọc bích – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách chăm sóc
Sinh Vật Cảnh -Cây ngọc bích – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách chăm sóc
Cây óc chó – Đặc điểm, giá trị, ý nghĩa và cách trồng
Cây nhân trần – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, lưu ý
Cây ngọc lan – Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí đặt, cách chăm sóc
Cây măng tây – Đặc điểm, ý nghĩa, tác dụng, cách trồng
Cây mật nhân – Đặc điểm, tác dụng, rượu mật nhân và tác hại
Cây muồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế