Cây muồng – Đặc điểm, phân loại, tác dụng, giá trị kinh tế
Cây muồng là một trong những loại cây gỗ quý hiếm được nhà nước hạn chế khai thác cũng như tàng trữ trái phép. Loại gỗ quý này hiện đang trong quá trình nhân giống và nuôi trồng diện rộng để phục hồi số lượng có trong tự nhiên. Vậy đặc điểm cây muồng là gì, phân loại, tác dụng và giá trị kinh tế loại cây này ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Đặc điểm cây muồng ta (Cây muồng trâu)
Cây muồng là một trong số những loại cây thân gỗ, có tán lá tỏa rộng và được nhiều người yêu thích trồng làm cây bóng mát. Loại cây này có tên tiếng anh là caesalpinia ferrea, thuộc họ Fabaceae, trong dân gian loại cây này được gọi với nhiều cái tên khác như: Cây muồng muồng, cây muồng ta, cây muồng vàng, cây muồng trâu, cây điệp vàng, cây muồng lá lạc, cây muồng lấy gỗ,… Loại cây này có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, thích hợp trồng ở nhiều nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây có hình dáng bên ngoài khá uy nghi và dũng mãnh nên được nhiều người trồng làm cây cảnh phong thủy trong nhà.
Tại nước ta, loại cây này mọc hoang dại tại nhiều nơi, một số nơi trồng để làm cảnh, làm thuốc. Những cây muồng có kích thước lớn thường mọc tập trung trong các khu rừng, tuy nhiên hiện chúng đã không còn xuất hiện nhiều bởi con người đã khai thác quá mức. Các đặc điểm cây muồng ta như sau: Cây muồng có chiều cao trung bình khoảng 15 – 25m, tán lá tỏa rộng, những cây trưởng thành có bán kính tán lá trong khoảng 15 – 25cm. Phần vỏ cây bên ngoài có màu xám, vòng lá màu xanh mướt tạo cho chúng ta sự dễ chịu, thư giãn.
Lá cây muồng có kích thước khá nhỏ, chiều dài trong khoảng 2 – 3cm, mọc đối xứng hai bên, một cành muồng thường có trung bình khoảng 15 – 20 lá. Hoa có màu vàng, cây thường nở hoa quanh năm nên được nhiều người ưa chuộng trồng làm cây công trình. Mùa xuân là mùa nở hoa rộ nhất, mỗi hoa có 5 cánh, nhị và nhụy có màu đỏ nâu, nhìn từ xa cây bao trùm một màu vàng óng ánh thích mắt. Quả muồng có màu xanh, hình tròn, đường kính khoảng 12 – 15cm, mỗi một quả có khoảng 8 – 15 hạt. Tại nước ta, nơi có trữ lượng lớn loại cây này đó là Đắc Lắc, Đồng Nai, Kon Tum, Tây Ninh, Gia Lai. Tại Hà Nội, con đường Lý Thường Kiệt là nơi chúng ta có thể ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của hàng cây muồng hai bên đường.
Các loại cây muồng tại nước ta
Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm từ gỗ cây muồng hay những loại dược liệu từ cây muồng đang không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trưởng. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách tăng cường và khuyến khích trồng loại cây này. Nước ta có rất nhiều giống mường khác nhau nhưng xét theo công dụng thì có hai loại cây muồng chính đó là cây muồng tuần và cây muồng lấy gỗ. Các loại cây muồng lấy gỗ thì lại có cây muồng hoa vàng và cây muồng hoa trắng.
Cây muồng tuần
Cây muồng tuần còn được gọi với nhiều cái tên khác và cây muồng tây. Thực chất, người ta sử dụng cái tên cây muồng tây nhiều hơn. Khác với cây muồng lấy gỗ, cây muồng tuần là dạng cây bụi, có chiều cao trung bình khoảng 1 – 2m, vỏ cây nhẵn bóng, có mùi thơm nhẹ. Lá cây muồng tuần có hình lá kép lông chim hoa, hoa có màu vàng, mọc thành chùm ở đầu cành hoặc mọc ra từ nách lá. Quả muồng tuần có hình trứng, hơi cong giống quả chuối, bên trong chứa khoảng 15 – 20 hạt. Mùa hoa của cây là vào tháng 9 hằng năm, thường được người dân gieo hạt vào mùa xuân, thu hái vào mùa hè. Loại cây này thường được sử dụng trong Đông Y để chữa bệnh.
Cây muồng lấy gỗ
Cây muồng lấy gỗ chính là cây muồng ta, cây muồng trâu hoặc cây muồng muồng mà mọi người vẫn thường gọi. Gỗ muồng có tên tiếng anh là cassia sianea lam. Loại cây này ưa thích ánh sáng, chịu được nắng gió và khô hạn rất rốt. Cây có thể mọc tại nhiều vùng đất với mục đích che bóng mát và thu hái gỗ. Những cây trưởng thành, có chiều cao trong khoảng 15 – 20cm, đường kính thân trong khoảng từ 30 – 45cm sẽ đủ điều kiện để thu hái gỗ. Trước kia, loài cây này chỉ mọc tập trung tại các khu rừng, sau này được nhiều người khai thác trái phép nhằm trục lợi cá nhân nên số lượng trong tự nhiên đã bị giảm sút.
Tác dụng của cây muồng trâu đối với sức khỏe
Tuy giống cây muồng tây được sử dụng trong y học nhiều hơn nhưng cây muồng trâu lấy gỗ cũng mang lại giá trị lớn trong y học. Theo Đông Y, dược liệu muồng trâu có vị cay ấm, mùi hắc, đắng nhẹ, tính mát, tất cả các bộ phận của cây đều được bào chế thành các loại thuốc nam có nhiều công dụng khác nhau. Theo một số nghiên cứu y học hiện đại, bên trong hạt muồng trâu có chứa hàm lượng lớn protein, Na, Mn, Ca, Mg, dẫn xuất anthraquinon, sitosterol, steroid. Đây đều là những thành phần dược liệu có công dụng điều trị các bệnh ngoài da.
Quả muồng trâu thường được người dân thu hái vào tháng 10 – 12, loại quả này có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều có công dụng như nhau. Các bộ phận khác thường được thu hái ngay sau khi hoa tàn. Theo nhiều kinh nghiệm trong dân gian, tác dụng của cây muồng trâu chính là nhuận tràng, sát trùng, giảm ngứa, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, tiêu thực và nhuận gan. Hơn hết, vị thuốc nam này còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh phù thũng, táo bón, viêm gan, dị ứng, vàng da, hắc lào, chàm, ho khó đờm,…
Hiện nay, cây muồng đang được đưa vào sản xuất một số loại thuốc y tế và cao xoa bóp ngoài. Những loại thuốc điều trị viêm gan cấp và mãn tính từ loại dược liệu này đang cho ra các chỉ số bilirubin và ALT rất khả quan. Nhiều thí nghiệm lâm sàng trên chuột cũng đã được thực hiện, các bác sĩ cho biết cao lá muồng trâu có công dụng ức chế quá trình hình thành xơ gan, ung thư gan. Ngoài da, nhờ chất anthraquinone có trong cây muồng trâu mà chúng có công dụng trong điều trị các bệnh về da liễu như mẩn ngứa, dị ứng, lang ben, vảy nến, hắc lào, hạn chế táo bón và khó tiêu.
Giá trị kinh tế gỗ cây muồng
Gỗ cây muồng được xếp vào nhóm gỗ I – Nhóm gỗ quý hiếm tại nước ta, loại cây này đang được xếp vào nhóm gỗ hạn chế khai thác, tàng trữ và vận chuyển nhưng chưa bị cấm hoàn toàn. Do có độ bền cao và chất lượng gỗ tốt, loại gỗ này luôn mang tới cho chúng ta những sản phẩm bền bỉ cùng thời gian, được nhiều người đánh giá rất cao về vẻ đẹp thẩm mỹ và tính ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Loại gỗ này khá nặng và chắc, màu sắc gỗ khá bắt mắt, thớ gỗ đẹp, tuổi thọ gỗ khá cao, dù chúng ta có đặt cây ở những nơi chiếu ánh sáng trực tiếp cũng không bị hư hại hay mối mọt.
Gỗ cây muồng mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người trồng, các sản phẩm làm từ gỗ muồng luôn được nhiều đại gia săn đón bởi chúng thể hiện được vẻ ngoài sang trọng, đẳng cấp của gia chủ. Do đặc tính gỗ vượt trội hơn các loại gỗ khác nên chúng luôn được ưu tiên làm nguyên vật liệu cho việc sản xuất những chiếc tủ, giường, cột nhà, cầu thang, bàn ghế phòng khách, cửa ra vào, các vật dụng tăng trí văn phòng, vật dụng hỗ trợ trong văn phòng làm việc. Hiện gỗ muồng đã được khai thác trong tự nhiên một cách ồ ạt, nguồn gỗ mường tự nhiên đang khan hiếm và không cung cấp đủ cho người tiêu dùng nên giá trị loại gỗ này đang được tăng lên gấp bội.
Hình ảnh cây muồng trong tự nhiên
Dưới đây là một số hình ảnh cây muồng trong tự nhiên, mời bạn cùng chiêm ngưỡng qua:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây muồng, phân loại, tác dụng và giá trị kinh tế loại cây này ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây nắp ấm là gì? Tác dụng, cách trồng, nơi trồng thích hợp
Sinh Vật Cảnh -Cây nắp ấm là gì? Tác dụng, cách trồng, nơi trồng thích hợp
Cây mắc ca – Phân bố, công dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây may mắn – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây mai xanh có mấy loại? Ý nghĩa, cách trồng và cách tuốt lá
Cây lựu – Đặc điểm, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy
Cây kim ngân lượng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, độc tố
Cây lan chi – Đặc điểm, tên gọi khác, ý nghĩa và cách trồng