Cây lựu – Đặc điểm, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thủy
Cây lựu là loại cây ăn quả nhiệt đới có nhiều thành phần dinh dưỡng, được người dân nước ta rất ưa chuộng. Ngoài giá trị về mặt dinh dưỡng, cây còn có ý nghĩa về mặt phong thủy, chính vì vậy những cây lựu cảnh ngày một được bày bán rộng rãi. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây lựu cảnh, ý nghĩa của loại cây này đối với sức khỏe và phong thủy, cách trồng cây nhanh ra quả.
Đặc điểm cây lựu trong chậu
Cây lựu là loại cây sống phổ biến ở khu vực nhiệt đới hoặc ôn đới, có tên tiếng anh là punica granatum, thuộc họ Lựu. Ở nước ta, cây mọc tập trung ở khu vực miền Trung, được người dân gọi với nhiều cái tên khác như cây thạch lựu hoặc cây an thạch lựu. Cây là dạng thân gỗ, chiều cao khoảng 3 – 8m, nếu sống trong điều kiện lý tưởng cây có thể cao lên tới 12m. Cây thường rụng lá vào mùa đông, thân cây có hình trụ, màu xám, phân nhiều cành nhánh, các cành nhánh khá dẻo dai và vươn dài. Những chồi non mới mọc thường có màu xanh bóng, một số cành có màu xanh vàng.
Tốc độ phân nhánh của cây cũng được quyết định bởi độ tuổi của cây, thường những cây có tuổi thọ càng cao thì tốc độ phân nhánh càng nhanh. Lá cây lựu thường mọc đơn lẻ chứ không mọc thành cụm giống nhiều loại cây khác. Cuống lá ngắn, hình trứng, nhọn một đầu, thon một đầu, chiều dài trung bình khoảng 3 – 4cm. Gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, hệ thống gân lá cũng khá đa dạng, có một dân chính và vô số gân nhỏ mọc đối xứng hai bên. Hoa lựu thường mọc ở đầu cành hoặc mọc ra từ nách lá, chúng mọc thành cụm hoặc mọc riêng lẻ tùy từng giống cây. Hoa lựu có màu đỏ hoặc màu trắng, có 5 cánh, phát triển cả hai loại lá đơn và lá kép. Hoa có rất nhiều nhị bầu và noãn mọc xen kẽ hoặc xếp chồng lên nhau.
Cây lựu có hình thái bên ngoài khá đặc biệt nên đang được ứng dụng làm cây cảnh khá phổ biến. Những cây lựu trong chậu có những quả màu đỏ, hình tròn, nhìn từ xa trông giống những chiếc đèn lồng chính, đây chính là đặc điểm thu hút nhất của giống cây cảnh này. Mùa quả của cây lựu thường trong khoảng tháng 9 – 10 hàng năm. Sau khi hoa tàn sẽ là thời điểm lựu kết quả. Một quả lựu có đường kính trung bình khoảng 8 – 10cm, trên vỏ có nhiều đốm nhỏ màu trắng, phần vỏ khá dày và cứng. Bên trong có nhiều hạt và được ngăn cách bởi các lớp màng mỏng. Mỗi quả lựu thường có vài trăm hạt, các hạt lựu có màu hồng nhạt, được bao phủ bởi một lớp thịt màu trắng trong suốt, khi ăn vào có vị rất ngon và ngọt.
Ý nghĩa cây lựu đối với sức khỏe con người
Quả lựu được mệnh danh là siêu thực phẩm bởi các chất chống oxy hóa tốt cho cả nam và nữ, giúp tăng ham muốn tình dục, giúp con người có một tâm trạng ổn định, cải thiện chất lượng tinh trùng và tăng mức testosterone. Theo nhiều nghiên cứu, bên trong quả lựu có chứa hợp chất chống oxy hóa cao gấp 3 lần hàm lượng có trong nho và trà xanh. Chất chống oxy hóa này có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư vú, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm viêm, cải thiện tuần hoàn máu và chống lại những chất gây lão hóa sớm. Ý nghĩa cây lựu đối với sức khỏe là vô cùng lớn, nếu bạn đang muốn cải thiện tình trạng sức khỏe tình dục của mình thì bạn có thể bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày của mình một trái lựu hoặc một ly nước ép lựu.
Việc ăn lựu hằng ngày chính là một biện pháp tăng mức testosterone hiệu quả và ít tốn kém chi phí theo cách tự nhiên. Lựu còn có công dụng trong việc ngăn chặn quá trình androgen chuyển đổi thành estrogen, từ đó cân bằng các hormone sinh dục có trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng, việc uống nước ép lựu mỗi ngày có thể giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, buồn bã, sợ hãi và ngại ngùng, tăng sự tự tin, cảm xúc tích cực, giảm huyết áp. Hơn hết, lựu chính là một trong những thực phẩm có đa công dụng, có thể giúp giải quyết những nguyên nhân gây tình trạng rối loạn cương dương, các bệnh tim mạch, béo phì, hạn chế lưu lượng máu bất thường dẫn tới tăng huyết áp.
Bên trong quả lựu có chứa hàm lượng vitamin C lớn có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều NO. NO chính là oxit nitric, đây là một hợp chất có thể tăng cường sự hoạt động của các cơ trong dương vật, giúp thư giãn mạch máu, làm giảm tổn thương do các chất chống oxy có trong các thành phần thuốc Tây. Hơn hết, khi chúng ta ăn lựu mỗi ngày có thể giảm lượng mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo thường, cải thiện chất lượng tinh trùng, giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, thúc đẩy quá trình apoptosis.
Ý nghĩa của cây lựu trong phong thủy
Trong suốt 2 thập kỷ qua, cây lựu không còn nằm trong ranh giới là một loại cây ăn trái nhiệt đới mà đã dần trở thành một loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây không chỉ tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Loại cây này là giống cây thân gỗ nên nó tượng trưng cho sự kiên cường, vững chãi. Quả lựu có màu đỏ, hình dáng giống như một chiếc đèn lồng nên sẽ giúp cho người trồng gặp nhiều may mắn, báo hiệu chuyện vui sắp tới, hỉ sự và phúc lộc tới nhà. Theo quan niệm dân gian từ xưa, những bông hoa lựu đỏ chói còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ, mang lại cho các thành viên trong gia đình sự hạnh phúc và ấm no.
Cây lựu trong phong thủy còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, ngoài công dụng tăng tính thẩm mỹ thì nhiều người còn quan niệm rằng loại cây này sẽ mang tới cho người trồng nhiều tài lộc, may mắn và sự thăng tiến trong công việc. Nhiều nhà phong thủy cũng cho rằng cây lựu chính là một sự lựa chọn hoàn hảo trong việc chọn các vật phẩm phong thủy cải vận. Không chỉ vậy, nhiều người cũng ưu ái đặt cho nó cái tên “đệ nhất mỹ nhân” bởi vẻ đẹp sang trọng và hoa lệ của nó. Để thu hút được nhiều tài lộc, may mắn cả năm và tô điểm cho không gian sống, cây lựu chính là loại cây cảnh ngày Tết được nhiều người săn đón.
Trồng cây lựu trước nhà có tốt không?
Theo phong thủy, cây lựu là một loại cây thu hút vượng khí, những người phụ nữ xưa trồng loại cây này đều được nhiều nhà thơ ca ngợi là rất trẻ trung và duyên dáng. Chính vì vậy, loại cây này đang được nhiều người cân nhắc trồng trước nhà, vậy trồng cây lựu trước nhà có tốt không? Câu trả lời là vô cùng tốt. Bởi chúng có hình dáng khá bắt mắt và ấn tượng, tạo cho ngôi nhà thêm sự sinh động. Hơn hết, cây lựu là loại cây mang lại may mắn, hạnh phúc, khi trồng trước nhà, chúng ta không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của chúng mà còn được thưởng thức một thức quả ngon ngày hè.
Cách trồng cây lựu bằng hạt
Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây lựu bằng hạt:
Đầu tiên, chúng ta sẽ chọn những quả lựu già, tách lấy hạt bên trong và đem chúng đi ủ ấm trong một chiếc khăn bông dày. Sau khoảng 10 – 15 ngày, hạt sẽ nảy mầm, lúc này chúng ta có thể đem chúng đi gieo trồng. Sau khi trồng cần tưới nước thường xuyên cho cây vào buổi sáng, sau khoảng 2 – 3 tháng cây sẽ cao khoảng 10 – 12cm, lúc này chúng ta có thể bón thêm một ít phân hữu cơ.
Cách chăm sóc cây lựu trồng trong chậu
Nước: Tưới nước hằng ngày vào mỗi buổi sáng, mùa hè nên tăng cường lượng nước tưới.
Phòng trừ cỏ dại: Làm cỏ thường xuyên, cứ 1 năm thì xới đất cho cây khoảng 2 – 3 lần.
Cắt tỉa: Thường xuyên quan sát và cắt tỉa những cành quá dày, quá yếu hoặc sâu bệnh.
Bón phân: Cây lựu trồng trong chậu không nên bón nhiều phân đạm, chúng ta cần thường xuyên thay chậu mới và bón phân hữu cơ, phân NPK kết hợp phân dơi theo chu kỳ 15 – 20 ngày/1 lần.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây lựu cảnh, ý nghĩa của loại cây này đối với sức khỏe và phong thủy, cách trồng cây nhanh ra quả. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây kim ngân lượng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, độc tố
Sinh Vật Cảnh -Cây kim ngân lượng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng, độc tố
Cây lan chi – Đặc điểm, tên gọi khác, ý nghĩa và cách trồng
Cây lá ngón có độc không? Đặc điểm, tác dụng và hình ảnh
Cây lưỡi mèo hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng
Cây hoàn ngọc – Phân loại, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh
Cây đước là cây gì? Nguồn gốc, tác dụng và giá trị
Cây giữ tiền hợp mệnh gì? Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc