Cây hoàn ngọc – Phân loại, tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh

Cây hoàn ngọc là cây thuốc nam đa công dụng, đa phương thức sử dụng, Loại cây này được ứng dụng trong nhiều trường hợp bệnh khác nhau, đặc biệt là trong việc chữa bệnh đường ruột. Vậy đặc điểm và công dụng của cây hoàn ngọc thế nào? Tác dụng, cách sử dụng và hình ảnh loại cây này ra sao? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm và phân loại cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc được người dân gọi với nhiều cái tên khác như cây xuân hoa, cây thần tượng linh chi, cây con khỉ, cây lan điền, cây nhật nguyệt,… Loại cây này thường mọc hoang dại ở miền núi nước ta, được y học cổ truyền sử dụng để điều trị bách bệnh. Ngày nay, loại cây này đang được trồng với hình thức thương mại ở nhiều địa phương trên cả nước. Nhiều nhà nghiên cứu đã dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài để phân loại cây hoàn ngọc thành hai loại chủ yếu đó là cây hoàn ngọc trắng và cây hoàn ngọc đỏ. Trong đó, cây hoàn ngọc đỏ có nhiều thành phần dược liệu hơn nên được ưa chuộng sử dụng hơn cả.

Đặc điểm và phân loại cây hoàn ngọc

Đặc điểm và phân loại cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc phát triển khá nhanh và rất dễ sống. Cây ưa nước nên sẽ phát triển khỏe mạnh trong môi trường có nhiều độ ẩm. Tại nước ta, cây phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa mưa, lúc này cây ra rất nhiều chồi non, cành lá sum suê. Thực chất, cái tên dân gian được gọi phổ biến nhất của cây hoàn ngọc là cây con khỉ. Theo các cụ ngày xưa có kể lại câu chuyện về loài cây này: Trước kia có một cậu bé đang chơi đùa thì không may một cậu bạn đã đá nhầm vào chỗ nhạy cảm của cậu, một bên tinh hoàn của cậu đã bị chạy đi đâu mất. Sau này, bố mẹ của cậu đã sử dụng bài thuốc cây con khỉ khiến cho tinh hoàn của cậu đi về vị trí cũ. Từ đó, cây con khỉ được đổi tên thành cây hoàn ngọc, cái tên này cũng được gọi cho tới ngày nay. 

Hoàn ngọc là một cây thuốc nam, phát triển dạng bụi và sống lâu năm trong tự nhiên. Khi cây còn non cây có màu xanh, mọc nhiều cành nhánh, khi trưởng thành thì toàn bộ cây lại chuyển dần về màu nâu. Lá thường mọc đối xứng nhau, cuống lá khá dài, mép lá không có răng cưa. Cây hoàn ngọc là loại cây cho hoa lưỡng tính, hoa đều, mọc thành cụm, mọc ở đầu cành và có màu tím nhạt. Dược liệu hoàn ngọc chính là phần lá và rễ cây, chúng có thể phơi khô, dùng tươi, chiết xuất tinh dầu hoặc cô đặc thành cao. Chúng được thu hoạch quanh năm, sau khi thu hoạch được người dân giã nát rồi tiến hành sấy khô. Thông thường, những cây hoàn ngọc trên 7 năm tuổi mới có thể thu hoạch.

Cây hoàn ngọc đỏ

Cây hoàn ngọc đỏ có những đặc điểm hình thái giống với các loài hoàn ngọc khác. Hai mặt lá được bao phủ bởi một lớp lông mềm, lá nhọn và dài. Phần chồi non có màu đỏ nên được gọi là cây hoàn ngọc đỏ. Loại cây này thường nở hoa trong khoảng tháng 12 tới tháng 2 năm sau. Ngoài cái tên hoàn ngọc đỏ, loại cây này còn thường được gọi là cây xuân hoa, cây có chiều cao trong khoảng 0,6 tới 1,5m. 

Cây hoàn ngọc đỏ

Cây hoàn ngọc đỏ

Khi còn non, thân cây sẽ nhẵn bóng, có màu hơi vàng, là dạng lá đơn. Lá cây có màu xanh đậm, mặt dưới có màu nhạt hơn. Loại cây này mọc phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Hồng, mọc nhiều ở các tỉnh: Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên,… Lá non có vị chua, được sử dụng để làm rau gia vị, thường được ăn kèm với các đồ sống để chống đau bụng, sôi bụng, đầy bụng và tốt cho hệ tiêu hóa.

Cây hoàn ngọc trắng

Cây hoàn ngọc trắng có lá xanh hai mặt, mọc thành cụm và mọc ra từ kẽ lá. Cũng giống như các loại cây hoàn ngọc khác, cây hoàn ngọc trắng thường mọc hoang dại tại nhiều hơn, được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, viêm đại tràng, xuất huyết sau sinh. 

Cây hoàn ngọc trắng

Cây hoàn ngọc trắng

Tác dụng của cây hoàn ngọc đỏ

Theo nhiều nghiên cứu về loại cây này, bên trong cây có chứa axit palmitic, sterol, flavonoid, carotenoid, đường khử, nhôm, các axit hữu cơ, canxi, kali, chất diệp lục, natri, sắt cùng với các protein hòa tan. Các chất này có nhiều công dụng trong việc khử trùng, kháng viêm, bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa sự hoạt động của các gốc tự do, phòng ngừa ung thư. Loại cây này có thể sử dụng được tất cả các bộ phận trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong dân gian đó là lá cây. 

Tác dụng của cây hoàn ngọc đỏ đã được nhiều nghiên cứu xác nhận. Theo nghiên cứu lâm sàng về loại dược liệu này thì chất axit palmitic có trong dược liệu hoàn ngọc hạn chế sự lây lan của khối u, tế bào ung thư. Theo nghiên cứu mới nhất, bên trong lá hoàn ngọc chứa các hợp chất lupeol có công dụng điều trị các bệnh liên quan tới tụy khá hiệu quả. Dịch chiết từ lá cây hoàn ngọc còn có tác dụng hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim hiệu quả.

Tác dụng của cây hoàn ngọc đỏ

Tác dụng của cây hoàn ngọc đỏ

Cây hoàn ngọc có tác dụng điều hòa huyết áp, phòng bệnh tiểu đường và giúp ổn định hoạt động của hormone insulin trong máu. Betulin có trong cây hoàn ngọc cũng là một hoạt chất thải độc cho gan. Không những trong y học hiện đại, trong y học cổ truyền, các thầy thuốc nam thường sử dụng lá hoàn ngọc tươi, xay nhuyễn với nước và uống trong khoảng 1 – 2 tháng để chữa u xơ tuyến tiền liệt. 

Một số bệnh nhân bị các bệnh về đường ruột cũng có thể sử dụng dược liệu hoàn ngọc để chữa bệnh. Như các bạn đã biết, bên trong cây hoàn ngọc có chứa sterol, carotenoid, acid hữu cơ , flavonoid và đường khử nên dược liệu hoàn ngọc được sử dụng như một chất làm tan sẹo lồi, nhanh lành vết thương, kháng khuẩn, kháng nấm và tiêu mủ. Ngoài những bệnh kể trên, trong y học dân gian cũng đã sử dụng vị thuốc này trong việc điều trị đau mắt đỏ, bình phục sức khỏe, chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu, ho ra máu, cảm cúm, viêm loét dạ dày tá tràng, đái rắt, xuất huyết đường tiêu hóa, sốt cao, viêm đại tràng,…

Cây hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày

Ngoài các tác dụng đã được nêu trên, loại cây này còn nổi tiếng trong việc điều trị dạ dày. Theo những kinh nghiêm dân gian được lưu truyền, cây hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả. Nhiều người đã sử dụng loại cây này và cho ra kết quả rất khả quan. Theo kinh nghiêm dân gian, chúng ta có thể dùng cây hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày bằng cách nhai sống lá cây cùng với vài hạt muối. Ăn liên tục trong vòng 1 tháng các triệu chứng sẽ giảm hẳn.

Cây hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày

Cây hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày

Cách sử dụng cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc là loại dược liệu có đa cách sử dụng, trong dân gian lưu truyền 3 cách sử dụng cây hoàn ngọc như sau:

Dùng lá cây tươi: Đây là phương pháp thường được sử dụng với các chứng đau bụng, tiêu chảy, dạ dày. Chúng ta có thể nhai một vài lá hoàn ngọc tươi cùng với muối.

Cách sử dụng cây hoàn ngọc

Cách sử dụng cây hoàn ngọc

Cách sử dụng lá hoàn ngọc tươi: Tiến hành hãm lá hoàn ngọc tươi trong nước sôi và uống trước mỗi bữa ăn hoặc uống vào sáng sớm. Mỗi ngày nên uống khoảng 5 lần. 

Cách sử dụng lá hoàn ngọc khô: Nên sắc lá hoàn ngọc khô cùng với nước cho tới khi cạn phân nửa lượng nước. Uống 2 lần/1 ngày để thấy hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng. 

Hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ trong tự nhiên để phân biệt chính xác loại cây này cùng với cây hoàn ngọc trắng:

Hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ

Hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ

Hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ

Hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ

Hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ

Hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ

Hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ

Hình ảnh cây hoàn ngọc đỏ

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Xem ngay một số hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng dưới đây: 

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Hình ảnh lá cây hoàn ngọc trắng

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây đước, truyền thuyết về loài cây này, tác dụng, giá trị kinh tế ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

Xem thêm: Cây đước là cây gì? Nguồn gốc, tác dụng và giá trị

Sinh Vật Cảnh -