Cây đu đủ – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và hình ảnh

Cây đu đủ là loại cây có tuổi thọ lâu đời trên thế giới, đây là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến, ngon miệng và đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về thông tin đặc điểm cây đu đủ, công dụng, cách trồng và hình ảnh loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây đu đủ

Cây đu đủ có nguồn gốc từ khu vực Trung Mỹ, có tên tiếng anh là carica papaya. Nơi sinh sống trước kia của loại cây này kéo dài từ Châu Mỹ tới Mexico. Ngày nay, loại cây này được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi, từ những nơi rừng núi cho tới đồng bằng, vùng sông nước cho tới cả những nơi khô hạn. Cây mọc tập trung ở những vùng có khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới ẩm như Philippines, Nam Phi, Brazil, Ấn Độ và Sri Lanka. Loại cây này phát triển tốt trong những khu vực có độ ẩm cao, lượng mưa khoảng 100 – 200mm/1 tháng và ưa thích ánh nắng mặt trời. Cây đu đủ này có nhiều tên gọi khác như: Papaw, papol, lechosa, mamão, fruta bomba, guslabu,…

Cây đu đủ là loại cây đồng chu, có một số cây phát triển chỉ toàn hoa đực, một số cây chỉ phát triển hoa cái, trong khi đó một số cây lại phát triển cả hoa đực và hoa cái. Loại cây này có phần thân không quá cứng cáp, không phân nhánh, chiều cao trung bình khoảng 3 – 7m, lá mọc tập trung ở phần ngọn. Lá có cuống dài, mỗi cuống dài khoảng 60 – 70cm, cuống dạng rỗng ruột. Trên thân có nhiều vết sẹo do cuống lá rụng đi tạo thành, mỗi lá có khoảng 7 phiến. Phương diện giới tính của cây được quyết định bởi nhiệt độ, điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của cây. Nhiệt độ không khí càng cao thì cây sẽ phát triển hoàn toàn hoa đực.

Đặc điểm cây đu đủ

Đặc điểm cây đu đủ

Đặc điểm cây đu đủ khác biệt với các loại cây khác trong họ đó là đặc tính sinh sản của hoa. Hoa đu đủ đực có màu xanh nhạt, mọc thành chùm và mọc ra từ nách lá. Hoa phân nhiều nhánh, những cây đu đủ phát triển toàn hoa đực thường không có trái. Những cây phát triển toàn hoa cái thì lại có kích thước lớn, cuống lá ngắn, trái đu đủ thường có hình tròn, vỏ màu xanh nhạt và khi chín sẽ chuyển dần về màu vàng. Ngược lại với cây hoa đực và hoa cái, cây có hoa lưỡng tính sẽ được người trồng ưa chuộng hơn và trái từ những cây này cũng có hình dạng, màu sắc và chất lượng hơn hẳn. 

Quả đu đủ có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, theo nhiều nghiên cứu cho biết, bên trong loại trái cây này có chứa đường, chất đạm, chất béo, vitamin A, vitamin C, vitamin B và men papain. Quả đu đủ xanh thường được sử dụng làm các món salad, món hầm và cà ri. Trái đu đủ chín có vị ngọt, hương vị ngon, mát và thơm nên thường được bỏ hạt, bỏ vỏ và ăn tươi. Khi trái đu đủ chưa chín, chúng ta chỉ cần làm bị thương vỏ ngoài của nó sẽ tiết ra một chất dịch màu trắng, đây chính là chất lỏng latex có thể gây dị ứng cho một số người có làn da nhạy cảm. Chính vì vậy, khi chế biến trái đu đủ xanh bạn nên loại bỏ chất dịch này bằng cách rạch lên vỏ những đường kéo dài, sau khi đó lau lớp mủ trắng bên ngoài này đi. 

Công dụng rễ cây đu đủ

Vì là loại trái cây được sử dụng rộng rãi và lâu đời trên thế giới nên nhiều nghiên cứu về chúng đã diễn ra. Theo các nghiên cứu này, bên trong trái đu đủ có chứa các thành phần sau: Alkaloid, enzyme papain, vitamin E, folate, vitamin C, vitamin A, kali, vitamin K và chất xơ,… Những chất này có lợi cho sức khỏe con người nhưng cũng gây tình trạng vàng da và một số triệu chứng nguy hiểm khi sử dụng liều lượng cao. Trong Đông Y nước ta, quả đu đủ chín được sử dụng để điều trị huyết áp cao, giun sán và được ứng dụng trong y học hiện đại để sản xuất thuốc kích thích tình dục. 

Từ phần lá, hạt, hoa, nhựa, quả, thân cho tới rễ đều có chứa các thành phần hóa học có công dụng điều trị bệnh, mỗi loại lại được sử dụng với những mục đích khác nhau. Ngoài quả thì bộ phận tiếp theo có những đặc tính dược lý, nhiều thành phần hóa học có công dụng chữa bệnh đó là rễ cây đu đủ. Rễ cây đu đủ là một vị thuốc nam có đặc tính chống viêm và giảm đau, được sử dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da, điều trị đau dạ dày, nhiễm nấm và những vết lở loét nhiễm trùng. Rễ được ứng dụng trong y học hiện đại để làm thuốc giảm đau và thuốc trợ tim. 

Công dụng rễ cây đu đủ

Công dụng rễ cây đu đủ

Hơn hết, tại nhiều nước như Sri Lanka, Pakistan và Ấn Độ, phụ nữ thường sử dụng chúng để phá thai và tránh thai một cách an toàn và hiệu quả. Theo một số nghiên cứu về công dụng phá thai và tránh thai của loại dược liệu này, khi chúng ta sử dụng nước sắc rễ đu đủ với hàm lượng cao, papayas phytochemicals có trong dung dịch nước sắc này sẽ ức chế các progesterone, từ đó có công dụng tránh thai. Tuy nhiên, nếu trong quá trình mang thai chúng ta ăn trái đu đủ tươi thì sẽ không dẫn đến sảy thai. Các nghiên cứu lâm sàng trên động vật đã xác nhận khả năng tránh thai của loại quả này.

Tuy đu đủ rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta nên hạn chế sử dụng các loại thuốc từ cây đu đủ, với trái đu đủ tươi thì chỉ nên sử dụng với một hàm lượng nhất định. Theo kinh nghiêm dân gian, rễ cây đu đủ sắc với nước có công dụng giải độc, chữa sỏi thận, tiêu đờm, giúp nhanh lành vết thương bị cá đuối cắn và điều trị sốt rét một cách hiệu quả. Chính bởi các công dụng có trong loại cây này nên nhiều người đang lạm dụng trái đu đủ tươi. Chỉ 100g trái đu đủ chín có chứa khoảng 13% lượng đường, cung cấp tới 45 – 55 calo. Chính vì vậy, người bị huyết áp cao không nên dùng loại quả này. Carotenoid có trong quả đu đủ cũng đào thải qua đường bài tiết khá chậm, khi ăn mà gặp tình trạng vàng tay chân thì chỉ cần chúng ta ngưng một vài tháng sẽ tự động hết. 

Đặc điểm và công dụng lõi cây đu đủ

Cây đu đủ có đặc điểm sinh học của thân vô cùng đặc biệt. Cây đu đủ có mô thân yếu, thân rỗng, phần thân chỉ hóa gỗ sau khi già nhưng cũng rất kém. Thân đu đủ có cấu tạo đặc biệt bởi các bó sợi gỗ có công dụng chống đổ và có cấu trúc tế bào dạng sợi dày đặc. Từ xa xưa, người dân đã sử dụng phần lõi cây đu đủ như một loại thuốc điều trị ung thư. Tuy nhiên, công dụng này lại chưa được y học nghiên cứu và xác thực. 

Đặc điểm và công dụng lõi cây đu đủ

Đặc điểm và công dụng lõi cây đu đủ

Trong Đông Y cũng chưa hề ghi nhận các trường hợp điều trị ung thư thành công từ loại cây này. Nó chỉ có công dụng ngăn ngừa và giảm sự lây lan của tế bào ung thư mà thôi. Theo y học cổ truyền, lõi cây đu đủ có tính hỏa, vị đắng, hơi chát, có mùi hắc, khó ngửi. Bộ phận này của cây đu đủ có công dụng mát gan, giải độc, bổ tỳ, thanh nhiệt và nhuận tràng. Theo nhiều nghiên cứu về thành phần có trong lõi thân, lõi thân có chứa chất ancaloit carpain có công dụng giống với chất glucozit nên có thể diệt được amip nhanh chóng. 

Cách trồng cây đu đủ nhanh ra trái

Cây đu đủ thường được trồng bằng hạt, cách trồng cây đu đủ như sau: 

Bước 1: Chúng ta lựa chọn những quả đu đủ chín, tách lấy phần hạt màu đen bên trong quả.

Bước 2: Rửa sạch phần dịch nhớt bên ngoài của hạt và đem phơi khô hoặc sấy nhiệt. 

Bước 3: Gieo trực tiếp hạt đu đủ xuống đất ẩm, sau khoảng nửa tháng hạt sẽ nảy mầm và bắt đầu mọc 1 – 2 lá mầm. 

Bước 3: Chúng ta tiến hành cày bừa và lên các luống trồng đu đủ. Mỗi luống cao khoảng 50 – 60cm, các luống cách nhau 2 – 3m, chiều rộng của luống khoảng 1,5 – 2m. 

Bước 4: Bón phân lót và phân chuồng hoai mục cho đất và đào những hố trồng có kích thước 60x60x30 cm. Mỗi hố cách nhau 1,5 – 2m, mỗi ha trồng khoảng 800 – 900 cây. 

Bước 5: Đặt cây con hơi nghiêng về hướng gió mạnh, lấp đất và nén chặt lại. 

Bước 6: Tưới nước hằng ngày vào mỗi buổi sáng để cung cấp độ ẩm cho cây. 

Cách trồng cây đu đủ nhanh ra trái

Cách trồng cây đu đủ nhanh ra trái

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Dưới đây là một số hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên, mời bạn cùng tham khảo qua để phân biệt được chính xác loại cây này với các loại cây khác cùng họ: 

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Hình ảnh cây đu đủ trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây đu đủ, công dụng, cách trồng và hình ảnh loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cối xay – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -