Cây cối xay – Đặc điểm, công dụng, cách dùng và cách trồng
Cây cối xay là loại dược liệu tự nhiên được người dân sử dụng phổ biến từ xưa. Loại cây này đang ngày càng được trồng rộng rãi theo khuynh hướng công nghiệp. Vậy đặc điểm cây cối xay chữa sỏi thận như thế nào? Tác dụng, cách chế biến và cách trồng ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Đặc điểm cây cối xay chữa sỏi thận
Cây cối xay là cây thuốc nam mọc hoang và phân bổ ở nhiều nơi trên nước ta, cây có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người. Cây cối xay có tên tiếng anh là abutilon indicum, họ Malvaceae. Loại cây này được người dân đặt cho nhiều cái tên khác nhau như cây nhĩ hương thảo, cây ma mãnh thảo, cây kim hoa thảo, cây quỳnh ma, cây dằng xay,… Cây cối xay chữa sỏi thận có kích thước khá nhỏ, thường mọc thành bụi, chiều cao khi cây trưởng thành trong khoảng từ 0,8 đến 1,5m.
Cây có tuổi thọ cao, toàn bộ cây được bao phủ bởi lớp lông mềm, chồi non có thể mọc trên tất cả các bộ phận của cây. Hoa cối xay nở trong khoảng từ tháng 2 tới tháng 4 hằng năm, hoa có màu vàng, mọc đơn lẻ và mọc ra từ kẽ lá. Lá cối xay màu xanh lục, mọc so le, hình tim. Cuống lá dài, mép lá có những khía răng cưa mỏng. Quả có màu xanh, mỗi quả có 20 lá noãn, mỗi noãn chứa 3 hạt màu đen, nhìn từ xa có cảm giác giống cối xay. Cái tên cối xay cũng bắt nguồn từ đây. Cây cối xay có trữ lượng lớn ở Indonesia, Ấn Độ và Malaysia, phù hợp sinh sống trong nền khí hậu nhiệt đới của nước ta.
Tại nước ta, đây là loại cây dược liệu đặc trưng, mang lại giá trị kinh tế lớn cho tỉnh Hòa Bình. Tại đây, chúng ta có thể dễ dàng được trông thấy chúng ở cánh đồng hoang, ven bờ rào, sườn đồi và ven đường. Hiện nay, với những công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh sỏi thận, cây đang được nhân giống rộng rãi tại nhiều cơ sở và trung tâm dược liệu trên khắp cả nước. Loại cây này có thể sử dụng được tất cả các bộ phận. Thực chất, vị thuốc này có thể thu hái quanh năm nhưng để cho ra chất lượng dược liệu tốt nhất, thì chúng ta nên thu hoạch trong khoảng tháng 4 – 5 hằng năm.
Uống nước cây cối xay có tác dụng gì?
Theo nhiều nghiên cứu, trong dung dịch nước nấu từ cây cối xay có chứa đường, galactose, glucose, flavonoid, fructose, gossypin, acid stearic, acid palmitic, arginin, gossypetin, phenol, acid amin, acid béo, alanin, acid glutamic, valin, cyanidin-3-rutinoside, acid hữu cơ. Theo kinh nghiệm dân gian, loại dược liệu này được sử dụng để chữa phù thũng sau khi đẻ, mắt có màng mộng, tai điếc, đau đầu, kiết lỵ, bí tiểu tiện. Lá cối xay có thể chữa mụn nhọt bằng cách giã nát đắp ngoài da.
Một số người đã kết hợp dược liệu này cùng với nhân trần để điều trị chứng vàng da hậu sản. Không chỉ tại nước ta, tại đất nước Ấn Độ, vị dược liệu này được sử dụng với công dụng hạ nhiệt, an thần. Nhiều nhà khoa học của Ấn Độ cũng đã thí nghiệm lâm sàng trên súc vật và chuột nhắt và cho ra kết quả điều trị sốt rét rất khả quan. Chính bởi những tác dụng của loại dược liệu này đối với sức khỏe nên việc uống nước cây cối xay có tác dụng gì đang được rất nhiều người quan tâm.
Theo y học hiện đại, công dụng của cây cối xay chỉ mới dừng lại ở việc chống viêm mà thôi. Hoạt chất gossypol có trong cây có công dụng giảm phù nề, hạn chế protein huyết tương thẩm thấu ra ngoài thành mạch. Hạt cối xay được sử dụng để sản xuất một số loại thuốc có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng. Không phải bây giờ loại dược liệu này mới được sử dụng rộng rãi mà ngay từ thời kháng chiến chống Mỹ, loại cây này được các cán bộ quân nhân sử dụng để đắp ngoài da, giúp giảm viêm, sưng đau xương khớp.
Công dụng của lá cối xay điều trị sỏi thận
Lá cối xay điều trị sỏi thận nhờ tác dụng tăng cường số lượng nước tiểu, trung hòa acid có trong nước tiểu. Lưu ý rằng lá cối xay chỉ nên sử dụng đối với người bị sỏi thận có kích thước nhỏ. Lá cây cối xay được đem đi phơi khô và nấu nước uống hằng ngày để chữa chứng tiểu máu, viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu,…
Rễ cây cối xay có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, dược liệu từ rễ cây cối xay có tính bình, vị ngọt, chua, được quy vào kinh Tâm. Việc rễ cây cối xay có tác dụng gì là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân đang muốn dùng thuốc sắc cối xay để chữa bệnh. Vị dược liệu này có công dụng lợi tiểu, hoạt huyết, giải nhiệt, chữa cảm mạo, dị ứng, tiểu buốt, đau đầu, lở ngứa, đái rắt, tiểu tiện vàng đỏ, sốt cao, chữa bệnh điếc, ù tai.
Cách chế biến cây cối xay
Vị dược liệu này đã được người dân sử dụng từ lâu, trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều cách chế biến cây cối xay để chữa bệnh. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà chúng ta chế biến chúng sao cho phù hợp.
- Chữa bệnh viêm loét dạ dày: Sử dụng 50g cây cối xay sắc cùng với nước. Chia lượng nước này ra làm 2 lần uống trước bữa ăn để thấy hiệu quả nhanh chóng.
- Chữa bệnh sỏi thận: Sử dụng dược liệu quả và lá cây cối xay sắc cùng với nước. Để dược liệu nhanh phát huy tác dụng, chúng ta cần chia nước ra thành 3 lần và uống liên tục trước khi ăn.
- Để trị bệnh ù tai, điếc tai: Chúng ta dùng khoảng 30g lá và thân để hầm chung với thịt heo. Mỗi ngày ăn chung 1 bữa với cơm cho tới khi tai hết ù, đỡ điếc.
- Chữa bệnh trĩ: Dùng 100g rễ cây cối xay khô, sắc với nước, uống thay cho nước trà hàng ngày. Chúng ta có thể sử dụng dung dịch nước nấu này để xông hậu môn.
Cách chế biến cây cối xay ngâm rượu
Chính bởi những công dụng tuyệt vời của vị dược liệu này nên nó thường được nhân dân ngâm rượu để chữa bệnh. Cây cối xay ngâm rượu là bài thuốc được lưu truyền rộng rãi và mang lại hiệu quả rất cao. Rượu cối xay có thể chữa đau mỏi tay chân và đau nhức xương khớp.
Cách ngâm rượu cây cối xay như sau: Chuẩn bị 500g dược liệu cối xay khô, sao vàng cho tới khi giòn và ngâm cùng với 2 lít rượu trắng. Sau khoảng 2 – 3 tháng là chúng ta có thể sử dụng được hỗn hợp rượu thuốc này, uống mỗi ngày sau khi ăn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách uống cây cối xay
Sắc nước cây cối xay là phương pháp sử dụng được nhiều người ưa chuộng nhất. Cách uống cây cối xay thông dụng nhất như sau:
Sử dụng 40g hoa, lá và quả cây cối xay khô đun với 2,5 lít nước. Sử dụng nước uống này hằng ngày và mỗi ngày uống không quá 2 lít nước. Kiên trì dùng liên tục trong 2 tháng để thấy hiệu quả.
Cách trồng cây cối xay
Cây cối xay khá dễ trồng, dễ chăm sóc, cây được trồng chủ yếu bằng cây con. Cách trồng cây cối xay như sau:
- Giống: Cây con cao khoảng 15 – 20cm và có độ tuổi trên 30 ngày là có thể đem đi trồng.
- Bón phân: Bón lót cho đất trước khi trồng.
- Làm đất: Đào các rãnh trồng, mỗi rãnh cách nhau 50cm.
- Trồng cây: Đặt cây vào rãnh và lấp đất lại, mỗi cây cách nhau 30cm. Sau khi trồng thì tiến hành vun gốc cho cây để cây không bị ngập khi mưa xuống.
- Tưới nước: Cây cối xay không ưa nước, chỉ nên tưới 1 lần trong 1 – 2 tuần.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây cối xay chữa sỏi thận như thế nào? Tác dụng, cách chế biến và cách trồng ra sao? Hy vọng bài viết này hữu ích với các bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây cao su – Đặc điểm, cách lấy nhựa, tác hại và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây cao su – Đặc điểm, cách lấy nhựa, tác hại và hình ảnh
Cây cần thăng hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng, cách chăm sóc
Cây dổi là gì? Phân loại, giá trị và cách trồng
Cây cải trời – Cách nhận biết, phân biệt, phân loại, tác hại
Cây cà chua – Đặc điểm, tuổi thọ, cách trồng, cách chăm sóc
Cây ba kích: Đặc điểm, công dụng, cách trồng và rượu ba kích
Cây bưởi – Đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng