Cây bưởi – Đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng
Cây bưởi là giống cây ăn quả quen thuộc, gần gũi và bình dị với người dân nước ta. Trải dài từ Bắc chí Nam, nơi nào cũng có bóng hình của loại cây này. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về nguồn gốc, đặc điểm cây bưởi, phân loại, công dụng và cách trồng cây bưởi.
Nguồn gốc đặc điểm cây bưởi
Bưởi là cây cho trái có múi lớn nhất trong họ Rutaceae, thuộc chi Cam Chanh. Theo nhiều tài liệu có ghi chép lại, trước kia loại cây này còn được gọi là shaddock. Cái tên này được đặt vào thế kỷ 17, theo tên của người có công mang loại cây này từ Malaysia đến Tây Ấn – Thuyền trưởng Shaddock. Theo nhiều thông tin cho biết, loại trái này có nguồn gốc từ vùng đất trải dài từ Papua của New Guinea đến Indonesia và cho tới Malaysia. Thông qua quá trình chọn lọc và nhân giống, các giống bưởi khác nhau đã ra đời.
Một số giống lai tự nhiên có mặt ở khu vực Đông Nam Á. Giống bưởi limau wangkang được tìm thấy ở phía đông của Ấn Độ và Hà Lan – Đây là giống bưởi đặc biệt có một quả bưởi nhỏ nằm trong một quả bưởi lớn. Giống bưởi limau bali được trồng nhiều ở Perak của Indonesia và Penang của Malaysia. Quả bưởi chính là một loại trái cây phổ biến, được sử dụng để ăn hằng ngày và dùng trong các lễ hội khắp khu vực Đông Nam Á. Khi non, hầu hết các giống bưởi đều có màu xanh lục, khi chín sẽ thay đổi màu sắc tùy theo từng giống cây. Bên trong có múi dày, các múi lại có nhiều tép, ăn vào có vị chua hoặc ngọt.
Kích thước của cây cũng không cố định mà thay đổi tùy theo thời kì sinh trưởng và theo giống cây. Đối với người dân Việt Nam, quả bưởi chính là một trong những loại trái cây tươi được yêu thích nhất, là một loại nông phẩm bổ dưỡng, tươi ngon. Các đặc điểm cây bưởi dễ nhận biết như sau: Phân nhánh ngay ở sát gốc, chiều cao trong khoảng từ 6 – 12 m, cho quả quanh năm. Hoa bưởi có mùi thơm, không mọc theo cụm mà mọc đơn lẻ, kích thước nhỏ, có màu trắng. Lá bưởi có chứa nhiều tinh dầu, mặt lá có màu xanh đậm, khi trưởng thành sẽ có một số chấm nhỏ màu trắng, mặt lá dưới có màu xanh nhạt, sáng bóng.
Một số giống bưởi hiện nay không có hạt, các giống bưởi truyền thống thì vẫn còn hạt và được tận dụng hạt để nhân giống. Quả bưởi có kích thước lớn nhất trong số các loại trái cây có múi, đường kính trung bình từ 12 đến 40 cm. Vỏ bưởi có chứa nhiều tinh dầu, da dẻ sần sùi, có hình tròn hoặc hình quả lê. Quả bưởi có lớp vỏ ngoài mỏng, phần màu trắng bảo bệ các múi bưởi khá dầy, xốp và có thể ăn được. Thịt bưởi có nhiều màu sắc khác nhau tùy theo giống cây, độ ngọt, độ mọng nước cũng khác nhau. Thông thường, khi quả chín sẽ có vị ngọt và hơi chua, một số giống có vị đắng.
Các loại bưởi tại Việt Nam
Thông qua quá trình nhân giống tự nhiên và lai tạo giống đã có rất nhiều giống bưởi chua, ngọt khác nhau. Các loại bưởi truyền thống tại Việt Nam là bưởi diễn, bưởi năm roi và bưởi da xanh. Bưởi là loại trái cây quen thuộc được rất nhiều gia đình Việt Nam ưa chuộng, mỗi loại bưởi lại có mùi vị đặc trưng khác nhau.
Bưởi năm roi
Bưởi năm roi có giá thành khá rẻ, dễ mua, thường được trồng ở khu vực miền Tây Nam Bộ, nơi có trữ lượng bưởi lớn nhất tại đây là Vĩnh Long. Quả bưởi này có mùi thơm khá đậm, có dạng hình quả lê, vỏ mỏng, có màu vàng nhạt, cân nặng trung bình khoảng 1,5 – 2kg/1 quả. Thịt quả có màu vàng, nhiều nước, khi ăn có vị chua nhẹ, ngọt. Không chỉ khu vực Đông Nam Bộ mới yêu thích loại bưởi này mà tất cả mọi miền của tổ quốc cũng đều rất ưa chuộng sử dụng nó. Nhiều địa phương khác cũng đang bắt tay vào trồng loại trái cây này.
Bưởi diễn
Loại bưởi này có mặt ở hầu hết tất cả các chợ và siêu thị trên khắp đất nước. Bưởi diễn có nguồn gốc từ Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội nhưng lại được người dân khu vực miền Nam yêu thích. Vỏ bưởi có màu vàng, múi bưởi mọng nước, dày, khi ăn có vị ngọt, thanh mát. Quả có hình tròn rất đều nhau, cân nặng trong khoảng 1 – 1,5kg/1 quả, giá thành rẻ nhất trong số các loại bưởi truyền thống của nước ta.
Bưởi da xanh
Nghe cái tên chắc bạn cũng hình dung được đặc điểm bên ngoài của loại bưởi này. Bưởi da xanh có nguồn gốc từ khu vực Bến Tre, phần vỏ bên ngoài có màu xanh kể cả khi chín. Quả bưởi da xanh có hình cầu, cân nặng trong khoảng từ 1,5kg đến 2,5kg. Sau khi gọt vỏ, múi bưởi có màu hồng tươi, vị ngọt, không có vị chua và có mùi thơm đặc trưng. Những năm gần đây, loại bưởi này có giá thành tương đối cao, do chất lượng của quả đang ngày càng ổn định hơn trước, các giống bưởi da xanh sau này có khả năng bảo quản được lâu.
Công dụng của cây bưởi
Từ trước tới nay, bưởi là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C và các chất khoáng nên khá dễ ăn, thơm ngon, bổ dưỡng. Chúng được ứng dụng làm món nước ép, sinh tố bưởi, chè bưởi. Ngoài ra, cây bưởi còn được ứng dụng trong nhiều mục đích khác như làm cảnh, chữa bệnh:
Công dụng của cây bưởi trong trang trí, làm cảnh: Cây bưởi có hình dáng quả đẹp, tán lá rộng lớn. Ngày nay, những cây bưởi bonsai được bày bán ở nhiều cửa hàng cây cảnh, nó đang trở thành trào lưu phổ biến ở nhiều nơi trên cả nước. Chính nhờ vẻ đẹp và mùi thơm đặc trưng của hoa bưởi nên khi trồng loại cây này làm cảnh chúng sẽ tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu. Chúng ta có thể trồng chúng ở trong vườn nhà, các khu nghỉ dưỡng, sảnh các tòa cao ốc, sân biệt thự.
Công dụng của cây bưởi đối với sức khỏe con người: Quả bưởi chứa nhiều chất đạm, chất xơ, các vitamin nhóm B và nhóm C, chất khoáng nên có thể chống lão hóa da, giảm căng thẳng, ngăn ngừa bệnh ung thư, giảm mỡ máu và bổ sung các chất bị thiếu hụt trong cơ thể, giúp giảm căng thẳng. Nhiều nghiên cứu về loại cây này cho biết, tất cả các bộ phận của cây trừ thân đều có chứa hàm lượng tinh dầu lớn. Lá bưởi thường góp mặt trong nhiều bài thuốc xông giải cảm, vỏ bưởi khô sắc nước uống có công dụng tiêu đờm, chữa sốt, ho.
Cách trồng cây bưởi nhanh phát triển
Cây bưởi là loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Cây khá dễ trồng, thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau. Cách trồng cây bưởi như sau: Loại bỏ lớp nilon bọc bên ngoài bầu ươm. Đặt cây bưởi vào hố trồng đã được đào trước đó 1 tháng, lấp đất lại và nén chặt đất. Cắm cọc xung quanh gốc và buộc cây vào để giữ cho cây được đứng vững.
Cách chăm sóc bưởi ra quả
Cách chăm sóc cây bưởi ra quả như sau:
- Tưới nước: Tưới nước mỗi ngày một lần vào mỗi buổi sáng.
- Cắt tỉa cành, tạo tán: Sau khi cây có chiều cao 50 – 70cm, cần tỉa bớt các chồi non và chỉ giữ lại khoảng 30% số chồi khỏe mạnh, cắt bỏ lá già, cành già để cây tập trung phát triển hoa và quả.
- Bón phân: Trong năm đầu tiên cần bón thúc theo chu kỳ 20 – 30 ngày/ 1 lần.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nguồn gốc, đặc điểm cây bưởi, phân loại, công dụng và cách trồng cây bưởi. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây tường vi hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây tường vi hợp mệnh gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng
Cây trúc nhật – Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, cách trồng
Cây xoan và cây xoan đào – Đặc điểm, công dụng, hình ảnh
Cây vả – Phân loại, cách nhân giống và vị trí trồng
Cây thần kỳ – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và công dụng
Cây trầm hương – Đặc điểm, công dụng và vị trí trồng
Cây thốt nốt có ở đâu? Công dụng và cách ươm giống