Cây trầm hương – Đặc điểm, công dụng và vị trí trồng
Cây trầm hương là loại cây đã quá quen thuộc với giới đam mê “trầm”. Các sản phẩm làm từ cây trầm hương luôn có sức hút lớn trên thị trường, không chỉ bởi nó mang lại sức khỏe tinh thần tốt mà còn mang ý nghĩa phong thủy và tâm linh sâu sắc. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm cây trầm hương, công dụng của lá trầm hương, thời gian trồng và có nên trồng loại cây này trong nhà hay không?
Đặc điểm cây trầm hương như thế nào?
Thực chất, trầm hương là tên gọi của loại gỗ có mùi thơm được tạo ra từ cây dó bầu. Trong quá trình sinh trưởng, cây bị một số loài côn trùng, gió, bão làm bị thương, cây sẽ tiết ra một chất nhựa có công dụng tự làm liền vết thương. Sau hàng chục tới hàng trăm năm, lớp nhựa có mùi thơm đặc biệt này sẽ thấm dần vào phần bên trong cây, loại gỗ này được gọi là trầm hương. Ngày nay, khi diện tích rừng đang từng ngày bị thu hẹp, trầm hương trong tự nhiên vô cùng khó tìm. Trong khi đó, nhu cầu trầm hương lại ngày một tăng cao, con người đã khai thác loại cây này tới mức cạn kiệt.
Để cung cấp lượng trầm hương ra ngoài thị trường, con người đã trồng cây trầm hương nhân tạo bằng phương pháp sinh học và vi sinh. Chính vì vậy, hiện tại trên thị trường xuất hiện hai loại cây trầm hương có là cây trầm hương tự nhiên và cây trầm hương nhân tạo. Cây có tên tiếng anh là aquilaria agallocha roxb, dân gian gọi loại cây này với nhiều cái tên khác như: Cây dó bầu, cây trầm, cây dó trầm, cây dó, cây kỳ nam,… Cây có chiều cao trung bình khoảng 15 – 20m, hoa màu trắng, quả hóa gỗ và có chiều dài khoảng 2 – 3cm. Lá trầm hương có hình mũi mác, mỏng, mọc đối xứng nhau, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Mặt lá trên có màu xanh bóng, mặt lá dưới có màu xanh lục và được bao phủ bởi một lớp lông mềm.
Vậy đặc điểm cụ thể để phân biệt cây trầm hương như thế nào? Trầm hương là loại cây gỗ lớn thường xanh, đường kính thân trung bình khoảng 40 – 60cm, vỏ trầm hương nhẵn bóng, màu xám sáng, có nhiều vết nứt dọc trên thân cây. Cây có nhiều cành nhánh, cành non có lông mềm màu vàng nhạt bao phủ. Quả trầm hương dài, thuộc dạng quả nang, bên trong có khoảng 1 – 2 hạt, thường chín vào tháng 6 – 7 hằng năm. Cây trầm hương cho chất lượng gỗ tốt nhất là loại cây có tuổi họ từ 30 năm trở lên. Loại cây này tuy không hề khó trồng nhưng lại có tốc độ sinh trưởng vô cùng chậm. Cũng chính vì lẽ đó nên trầm hương mới quý hiếm và khó tìm tới vậy.
Cây trầm hương có nguồn gốc từ Châu Á, nơi có trữ lượng loại cây này lớn nhất thế giới là: Philippines, Bán đảo Mã Lai (Malaysia), Trung Quốc, quần đảo Sumatra (Indonesia), Thái Lan, đảo Borneo, Lào và Việt Nam. Tại Việt Nam, cây trầm hương tự nhiên mọc nhiều ở các khu rừng nhiệt đới, rừng nguyên sinh, rừng mưa ẩm tại Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và kéo dài vào tận đảo Phú Quốc. Việt Nam chúng ta cũng vô cùng vinh dự khi sở hữu thương hiệu trầm hương đẳng cấp thế giới – Trầm hương Khánh Hòa (Nha Trang).
Công dụng của lá cây trầm hương
Từ xưa đến nay, cây trầm hương quý hiếm và đắt giá bởi bên trong nó có chất nhựa có chất tạo mùi và chất định hương cao cấp. Người ta thường sử dụng lá cây trầm hương để chiết xuất tinh dầu. Theo nhiều nghiên cứu khoa học về loài cây này, bên trong nhựa cây có chứa: Benzyl axeton, acid baimuxifuralic, metoxybenzylaxeton, sinenofuranal, tecpen ancol,…
Theo Đông Y, loại cây này có mùi thơm, tính ấm, vị cay, đắng nhẹ, được quy vào kinh Can, Thận, Tỳ. Vị dược liệu này có công dụng tráng dương, ôn trung, giáng khí, giảm đau và an thần. Khi sử dụng trầm hương có thể chữa đau ngực, đau bụng, nôn mửa, hen suyễn, nấc, bí tiểu, làm ấm bụng, giúp khí huyết lưu thông và làm tỉnh táo nhanh chóng. Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại, lá cây trầm hương còn có công dụng bảo vệ tế bào thần kinh trong quá trình viêm mạn tính, bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố và tình trạng căng thẳng kéo dài. Một số người đã sử dụng nó để điều hòa nhu động ruột và giảm co thắt đường tiêu hóa cũng cho ra kết quả điều trị rất tích cực.
Không chỉ nằm ở phần gỗ, lá của cây trầm hương còn có chứa hàm lượng chất chống viêm, giảm đau, điều hòa nhu động tiêu hóa và giúp hạ đường huyết một cách hiệu quả. Đây là công dụng đã được nhiều cuộc nghiên cứu ống nghiệm chứng minh.
Cây trầm hương trồng bao lâu thì cho gỗ trầm?
Cây trầm hương trưởng thành sẽ cao trung bình khoảng 15 – 20cm, đường kính thân khá lớn, khoảng 30 – 40 cm, tán lá tỏa rộng, có thể che phủ được khoảng 8 – 10m xung quanh. Sau 7 – 10 năm tuổi kể từ khi gieo trồng, chúng ta cần tiến hành khoan hoặc đục lỗ trên cây, bôi chất nhầy của cây vào trong để kích thích cho cây sản sinh thêm nhiều chất nhầy nữa. Sau khoảng 2 – 3 năm kể từ khi khoan lỗ, cây trầm hương bắt đầu có thể thu hoạch được. Loại cây này ít bị sâu bệnh phá hoại, tuy nhiên nếu cây bị sâu đục thân ăn thì cần loại bỏ và trồng ngay cây mới.
Việc cây trầm hương trồng bao lâu thì cho gỗ trầm là câu hỏi mà nhiều người trồng đặt ra khi thấy cây sinh trưởng quá chậm. Việc sinh trưởng chậm là do đặc tính của cây, để cây trầm hương sinh trưởng tốt hơn và cho ra gỗ trầm có chất lượng ổn định nhất thì chúng ta cần đảm bảo đất trồng phải là đất nhàn rỗi, người dân tuyệt đối không nên trồng loại cây khác trong khu vực trồng trầm bởi chúng ta phải kiên trì trong khoảng 10 năm kể từ khi gieo trồng thì mới cho thành quả.
Khi phát triển tự nhiên, cây dễ gặp phải các rủi ro như sâu ăn lá tấn công, lá thiếu dưỡng chất và rụng. Khi cây trầm hương bị bệnh, cành lá sẽ trơ trọi, lá vàng cả một góc trời. Người trồng cần thường xuyên chăm sóc và thăm nom cây, khi phát hiện sâu bệnh cần phun thuốc diệt trừ ngay lập tức. Cây trầm hương có giá trị thấp nhất cũng khoảng 1,5 triệu đồng, trung bình đều có giá trị từ 15 – 50 triệu đồng tùy vào kích thước cây. Do đó, chúng ta không nên bỏ qua loại cây quý hiếm này để phát triển kinh tế.
Có nên trồng cây trầm hương trong nhà không?
Như bạn đã biết về quá trình hình thành gỗ trầm hương, cây trầm hương chính là loại cây hấp thụ được linh khí đất trời, mang lại ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho nhiều gia đình. Gỗ trầm hương sẽ mang lại bình an, may mắn, hạnh phúc cho gia chủ, giúp duy trì sức khỏe, chiêu tài cho các thành viên trong gia đình. Khi đặt loại cây này trong nhà, cây chính là sợi dây kết nối yêu thương, gắn kết tình cảm, gia tăng sự quan tâm của các thành viên trong gia đình với nhau. Cây trầm cảnh mang trong mình hương thơm lôi cuốn, dễ chịu, giúp cho tinh thần thoải mái và phấn chấn.
Hiện nay, cây trầm hương được rất nhiều người sử dụng làm cây trang trí trong nhà, các vật dụng phong thủy từ gỗ trầm hương cũng được sử dụng ngày một rộng rãi. Việc có nên trồng cây trầm hương trong nhà không là mối quan tâm của rất nhiều người yêu thích “trầm”. Theo phong thủy, chúng ta nên trưng bày cây trầm cảnh ở phòng khách, phòng thờ, để bàn làm việc, cạnh bàn thờ thần tài hoặc cạnh cửa ra vào. Đây là những vị trí có nguồn không khí sạch, nhiều ánh sáng tự nhiên, nơi thu hút được nhiều tài lộc và may mắn hơn cả.
Cách chọn giống cây trầm hương
Cũng giống như một số giống cây lâm nghiệp khác, để cây phát triển nhanh và khỏe mạnh, chúng ta cần lựa chọn được giống cây trầm hương phù hợp. Cây trầm hương được trồng bằng cách gieo hạt là chủ yếu. Cần chọn những hạt giống từ cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và đã quá 10 năm tuổi, chất lượng hạt giống tốt, đen bóng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây trầm hương, công dụng của lá trầm hương, thời gian trồng và có nên trồng loại cây này trong nhà hay không? Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây thốt nốt có ở đâu? Công dụng và cách ươm giống
Sinh Vật Cảnh -Cây thốt nốt có ở đâu? Công dụng và cách ươm giống
Cây tràm – Đặc điểm phân biệt, công dụng và hình ảnh
Cây sầu đâu là cây gì? Công dụng, độc tố và cách trồng
Cây sim – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây tam thất – Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây sấu – Đặc điểm, vị trí trồng và thời điểm thu hoạch
Cây mây là cây gì? Công dụng, cách dùng và cách trồng