Cây mây là cây gì? Công dụng, cách dùng và cách trồng
Mây là loại cây quen thuộc của ngành thủ công mỹ nghệ, được người dân ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đọc ngay để tìm hiểu về đặc điểm cây mây, công dụng của cây mây rừng, cách sử dụng, cách trồng của loại cây này.
Cây mây là cây gì?
Cây mây có tên tiếng anh là calamus tetradactylus hance, tên thường gọi tại Việt Nam là dây mây. Hiện trên thế giới có hơn 600 giống mây phân bố rộng khắp các châu lục. Tại Việt Nam, cây được xếp vào nhóm cây lâm nghiệp, làm nguyên liệu cho ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Cây phân bố chủ yếu ở trong những khu rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh của phía Bắc nước ta. Nhờ đặc tính có nhiều gai nhọn, loại cây này được người dân trồng làm hàng rào bảo vệ ngôi nhà. Những địa phương trồng loại cây này bao gồm các tỉnh: Nam Định, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Hòa Bình và Nghệ An,v.v… Tuy nhiên không phải nơi nào cũng xuất hiện loại cây này, nhất là những tỉnh của khu vực miền Nam. Việc cây mây là cây gì cũng là thắc mắc của không ít người tại đây.
Cây mây là loại cây bụi, có thân ngầm bò dưới đất, thân ngầm có màu đen, không phân nhánh. Cây mọc nhiều thân ngầm, mỗi thân ngầm sẽ mọc ra nhiều tay mây, các tay mây bám lên các vật bám xung quanh. Mỗi thân ngầm dài trung bình khoảng 30 – 40m, có nhiều đốt và lóng. Tay mây có dạng sợi, màu xanh, có kích thước nhỏ, chiều dài khoảng 1 – 1,2m, trên tay mây có nhiều gai mềm bao phủ. Lá mây là dạng lá đơn, hình lông chim, lá dài trung bình khoảng 0,5 – 0,7m, những cây trưởng thành trong rừng có thể dài khoảng 1 mét. Các lá mọc tập trung thành cụm, mỗi cụm lá có 3 – 4 lá. Hoa mây có kích thước nhỏ, màu vàng, mọc tập trung thành cụm, khi nở có hương thơm dễ chịu.
Sau khi mây ra hoa thì quả sẽ ra ngay sau đó 1 – 2 tháng, quả có thể thu hoạch sau đó 1 năm. Thông thường, những cây mây 4 – 5 tuổi mới bắt đầu có hoa và kết quả. Quả mây có hình tròn, nhỏ, hình cầu, đường kính khoảng 0,6 – 0,8cm, mỗi quả có 1 hạt. Thân giả của cây mây khá đẹp, bóng, nhẹ, dẻo dai, dễ uốn nắn nên được dùng để chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làm lạt buộc, đan rổ rá, bàn, ghế. Hiện tại, mây là loại cây mang lại giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu lớn cho nước ta. Các loại mây phổ biến tại nước ta bao gồm: Cây mây rừng, cây mây nếp, cây mây tẻ, cây mây tất, cây song mây, cây mây gai. Mỗi loại cây lại có những đặc điểm sinh trưởng và công dụng khác nhau. Tuy nhiên, loại cây được ứng dụng nhiều nhất trong y tế là cây mây rừng.
Công dụng của cây mây rừng
Cây mây rừng mọc tập trung chủ yếu trong các cánh rừng lá rộng thường xanh tại khu vực miền Bắc. Toàn bộ phần hoa, quả, rễ, thân và lá đều có tác dụng trong y học, người dân có thể thu hoạch quanh năm và dùng tươi mà không lo sợ về tác dụng phụ. Bên trong cây mây rừng có chứa acid cyanhydric dưới dạng glycosid. Lá và hoa mây rừng có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, phần quả cũng có tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng do phần hạt có chứa độc tố nên cần hạn chế dùng tươi.
Theo kinh nghiệm dân gian, rễ mây có thể chữa đau dạ dày, làm thuốc tránh thai an toàn, chữa tưa lưỡi. Không những vậy, tại Malaysia, người dân sử dụng nước sắc từ lá và hoa mây để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu và sỏi thận. Tại nước láng giềng Trung Quốc, lá mây non được giã nát đắp lên các vết thương lâu ngày không lành. Tại Philippines, quả mây sau khi được sao vàng có thể nghiền ra thành bột, pha nước uống hằng ngày để chữa đau đầu, hạ sốt.
Cây mây tất trong chăn nuôi
Cây mây tất cũng là một trong số những loại cây mây được ứng dụng nhiều tại Việt Nam. Phần thân giả của cây được dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, dây buộc. Khác với giống mây rừng, hạt mây tất không có độc tố, chúng ta có thể ăn tươi loại quả này. Rễ mây tất được sắc thuốc uống để điều trị bệnh kiết lỵ, trĩ, sốt rét, suy gan và bệnh ghẻ.
Trong chăn nuôi thú y, rễ cây mây tất được phối hợp cùng với afzelia xylocarpa craib với tỷ lệ 1 – 1 để cho vào thức ăn của gia súc, gia cầm. Giúp chúng ăn ngon hơn, tăng cân nặng và chữa bệnh biếng ăn.
Cách sử dụng dây mây rừng chữa bệnh
Cách sử dụng dây mây rừng để chữa bệnh cũng khá đơn giản, chúng ta thực hiện như sau:
Tiến hành thu hoạch quả mây rừng và đem phơi khô, nếu có dụng cụ chuyên dụng thì chúng ta có thể nghiền chúng thành bột. Hằng ngày, sử dụng khoảng 10 – 20g quả mây khô và đun cùng với 1,5 lít nước. Nước vừa sôi thì chúng ta mở hé vung và đun thêm 5 phút nữa. Nước mây rừng sẽ có màu vàng nhạt như nước trà, lúc mới uống thì có vị đắng nhẹ, sau khi uống thì sẽ giữ lại trong miệng một vị ngọt thanh, dễ chịu và uống bất cứ khi nào chúng ta thấy khát. Việc uống nước mây thay nước hằng ngày sẽ giúp cơ thể thanh lọc, giải độc, mát gan,…
Ngoài phương pháp nấu nước mây thì chúng ta có thể sử dụng phương pháp ngâm rượu mây. Với phương pháp này, chúng ta không cần phơi khô mà sử dụng trực tiếp quả mây tươi. Chuẩn bị 1 cân quả mây tươi, rửa sạch, để ráo. Tiếp đó chuẩn bị thêm 2,5 lít rượu trắng nguyên chất không pha. Cho tất cả nguyên liệu vào bình thủy tinh và ngâm trong khoảng 2 – 3 tháng là đã có thể sử dụng. Cần chú ý là chỉ nên ngâm trong bình thủy tinh chứ không nên ngâm trong bình nhựa hoặc bình gốm. Uống một chén nhỏ rượu mây trước khi đi ngủ sẽ cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, đau dạ dày và viêm tá tràng.
Cách trồng cây song mây
Các loại mây được trồng chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt. Chúng ta cần thu hoạch những quả mây trên các cây mây mẹ khỏe mạnh, trên 7 tuổi và sinh sống ở những nơi có nhiều ánh sáng. Cách trồng cây song mây như sau:
Bước 1: Ươm giống tại khu vực đất thông thoáng, đất tơi xốp và thoát nước nhanh.
Bước 2: Sau khoảng 2 – 3 tháng kể từ khi bắt đầu ươm thì cây con sẽ ra rễ và ra lá mới. Lúc này cần tưới nước dạng phun sương cho toàn bộ bề mặt đất trồng.
Bước 3: Khi cây đã được 1,5 tuổi thì tiến hành trồng cây sang khu vực đất trồng lâu dài. Cần lựa chọn nơi trồng có đủ diện tích cho cây phát triển khi trưởng thành. Đào các hố có kích thước 15 x 15 x 15 cm, các hố cách nhau 0,5 – 1m.
Bước 4: Nên trồng cây vào mùa xuân, những lúc có mưa phùn hoặc trồng vào đầu mùa mưa. Không trồng cây dưới các tán cây cổ thụ vì nếu cây không hấp thụ được ánh nắng mặt trời, cây con sẽ chết. Đặt cây vào giữa hố trồng, lấp đất lại, nén chặt và tiến hành vun gốc cho cây. Tưới nước 2 – 3 ngày/1 lần vào mùa hè và mùa đông, khi cây trưởng thành thì giảm dần lượng nước tưới cho cây. Vào mùa mưa và mùa xuân nên để cây sinh trưởng tự nhiên mà không cần nước tưới.
Cách trồng cây mây làm hàng rào
Tương tự như cách trồng cây song mây, việc trồng cây mây làm hàng rào cũng tương tự như vậy:
Bước 1: Đào rãnh trồng mây.
Bước 2: Đặt cây mây thẳng đứng vào hố trồng, mỗi cây mây chỉ cần cách nhau khoảng 0,5m, có thể cắm cọc xung quanh để cố định chiều mọc của cây.
Bước 3: Lấp đất, nén chặt và vun gốc cho toàn bộ rãnh trồng.
Bước 4: Tưới nước cho cây theo cách trồng cây song mây.
Hình ảnh cây mây rừng trồng chậu
Để phân biệt được các loại mây khác nhau, cùng tham khảo qua các hình ảnh cây mây rừng trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây mây, công dụng của cây mây rừng, cách sử dụng, cách trồng của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây quế: Giá trị kinh tế, tác dụng y học, ý nghĩa phong thủy
Sinh Vật Cảnh -Cây quế: Giá trị kinh tế, tác dụng y học, ý nghĩa phong thủy
Cây ngũ sắc: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, độc tố, cách trồng
Cây mít – Đặc điểm, ý nghĩa và kỹ thuật trồng
Cây không khí: Phân loại, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây mâm xôi: Đặc điểm tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây long não và hợp chất camphor, thành phần cồn long não 10
Cây húng chanh: Tên gọi khác, tác dụng, cách dùng, cách trồng