Cây long não và hợp chất camphor, thành phần cồn long não 10
Cây long não là một trong số những loại cây thuốc nam được ứng dụng sử dụng rộng rãi trong y học hiện đại, từ chế biến tinh dầu cho tới sản xuất các loại thuốc trợ tim, kháng viêm, kháng khuẩn, xương khớp. Hôm nay, Elead sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về đặc điểm cây long não cổ thụ, thành phần của cồn long não 10, tác dụng của cinnamomum camphora và cách trồng loại cây này.
Đặc điểm cây long não cổ thụ
Cây long não có tên tiếng anh là cinnamomum camphora, thuộc họ Lauraceae. Loại cây này có đa dạng các tên gọi khác nhau như: Cây dã hương, cây bà luật hương, cây băng phiến não, cây cảo hương, cây chương não, cây nguyên từ lặc, cây não tử, cây triều não, cây mai hoa băng phiến, cây yết bà la hương, cây tốc não, cây cố bất bà luật,… Cây có tuổi thọ cao, tuổi thọ trung bình khoảng 50 – 70 năm, một số cây mọc trong rừng có tuổi thọ lên tới 100 năm. Chiều cao của cây cũng khá lớn, những cây trưởng thành có thể cao lên tới 30m. Thân có đường kính lớn, khoảng 1,2 – 1,5m khi trưởng thành. Phần vỏ cây có màu nâu, tróc thành từng mảng hoặc nứt dọc.
Cây long não cổ thụ có lá nhẵn bóng, nhọn một đầu, thon một đầu, chiều dài khoảng 2 – 3cm và mọc so le. Mặt lá trên có màu xanh đậm, mặt lá dưới có màu xanh nhạt. Cũng giống như các loại cây có chứa tinh dầu khác, lá long não có mùi thơm vô cùng dễ chịu. Hoa long não là hoa lưỡng tính, có kích thước nhỏ, màu vàng, phát triển theo từng cụm và mọc tập trung ở ngọn cây. Cây thường ra hoa vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, quả ra sau khi cây ra hoa. Quả có hình trứng, khi non có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu xám.
Tất cả các bộ phận của cây long não đều có chứa tinh dầu, gỗ long não khá chắc chắn, do có chứa tinh dầu nên sẽ không bị mối mọt tấn công. Đây là một trong số hiếm những loại cây thân gỗ trong rừng mà chúng ta có thể tận dụng được toàn bộ các bộ phận từ gốc, rễ, thân, hoa, quả cho tới lá cây. Gỗ được sử dụng làm các đồ dùng trong đồ nội thất, trang trí. Vỏ long não là thành phần chính để sản xuất nước súc miệng, lá long não được dùng để chiết xuất tinh dầu và làm thuốc chữa bệnh,…
Dược liệu long não được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền từ lâu. Trong Đông Y, long não có tính hỏa, vị cay, có độc nhẹ. Có công dụng tiêu viêm, sát trùng và giảm đau. Dầu long não được sử dụng để xoa bóp ngoài da, giảm sưng đau các khớp, tiêu trừ uế khí, tỳ hư thấp trệ,…. Vị thuốc long não cũng được y học hiện đại quan tâm và ứng dụng trong việc sản xuất các loại thuốc kích thích thần kinh, kích thích đường ruột, tăng khả năng tuần hoàn máu, tăng sức khỏe đường hô hấp, bồi bổ gan, thận và kích thích niêm mạc dạ dày.
Cây long não ở đâu?
Cây long não đã được nhiều cuốn sách cổ ghi chép lại về nguồn gốc, theo đó, loại cây này có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Đông Á. Là loại cây thuốc có nhiều tác dụng nên việc cây long não ở đâu là mối quan tâm của rất nhiều người. Ngay từ xưa, loại cây này đã xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Campuchia. Tại biển Đen, có hàng trăm cây long não cổ thụ có kích thước lớn, tuổi đời cao, có những cây đã sống hàng trăm năm. Tại nước ta, loại cây này mọc nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Hà Giang,…
Tính chất của camphor trong cây long não
Bên trong cây long não có chứa hợp chất cinnamomum camphora – Đây là một hợp chất hữu cơ có nhiều trong các loại thuốc bôi ngoài da. Gỗ long não được ép hoặc chưng cất lấy dầu có tác dụng giảm ngứa, giảm đau, giảm kích ứng. Tinh dầu có mặt trong tất cả các bộ phận của cây, bên trong tinh dầu có chứa hàm lượng lớn camphor. Tính chất của camphor trong cây long não như sau:
– Tinh dầu màu trắng hoặc không màu được sử dụng rộng rãi trong y tế.
– Tinh dầu màu nâu, vàng có chứa chất độc hại.
– Tinh dầu màu xanh đang được nghiên cứu thêm và chưa được đưa vào sử dụng.
Nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của loại dược liệu này đã cho ra kết quả như sau: Bên trong dược liệu long não có chủ yếu 3 thành phần hóa học chính: D-camphor, 1,8-cineole và α-terpineol. Trong đó camphor có hàm lượng cao nhất chiếm gần 60%. Đây cũng là thành phần có giá trị y dược cao nhất.
Tác dụng dược lý của camphor
Cinnamomum camphora hay còn được gọi là camphor là thành phần hóa học có nhiều công dụng trong việc diệt khuẩn, kích thích niêm mạc dạ dày, tăng cường sức khỏe tim mạch. Tác dụng dược lý của camphor theo nghiên cứu mới nhất đó là: Thành phần camphor trong cây long não có thể được hấp thụ dễ dàng qua các niêm mạc hoặc da ở trên bất kỳ bộ phận nào, vị trí nào của con người, đặc biệt là niêm mạc dạ dày. Sau khi camphor đưa vào cơ thể sẽ bị oxy hóa và chuyển thành chất camphenol. Tiếp đó khi đi qua dạ dày sẽ được chuyển hóa thành gluconic và bài tiết ra đường nước tiểu.
Tác dụng chữa bệnh của cinnamomum camphora
Chất cinnamomum camphora có trong cây long não là thành phần chính trong các sản phẩm y tế kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm tại chỗ. Đây chính là thành phần chính của các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh về đường hô hấp. Các sản phẩm từ cinnamomum camphora có thể giảm ngứa, giảm kích ứng, giúp làm đẹp da, chữa mụn, nhọt, chữa lành các bệnh nhiễm trùng.
Nhiều nghiên cứu đã cho biết, cinnamomum camphora được sử dụng như một thành phần thực vật an toàn trong mỹ phẩm. Các sản phẩm mỹ phẩm ngăn ngừa nếp nhăn, kem chống nắng, phục hồi làn da, chữa nám da, chống lão hóa từ thành phần này được người dùng khá ưa chuộng. Thành phần này còn hoạt động như một loại thuốc hữu hiệu trong việc làm thông mũi, giảm ho, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Tinh dầu long não được y học sản xuất dưới dạng xịt hoặc thuốc bôi, ngay sau lần bôi đầu, các triệu chứng đau khớp, đau nhức, cảm cúm, ngứa ngáy, sổ mũi, nhức đầu sẽ được cải thiện rõ rệt.
Thành phần của cồn long não 10
Long não là vị thuốc nam có mùi thơm đặc biệt, có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn mạnh nên được đưa vào sản xuất cồn long não 10. Cồn long não 10 ở nhiệt độ thường, sẽ có màu trắng, tính nóng, tan trong nước, tan nhanh trong ete, clorofom. Thành phần của cồn long não 10 chủ yếu là camphenol, D-camphor, carvacrol, caryophyllen, azulen, d-limonene, cadinen, terpineol, phellandrene, safrol, A-pinene, cineol.
Cách trồng cây long não nhanh thu hoạch
Cây long não mọc hoang dại tại nhiều nơi, có tuổi thọ cao và sức chống chọi lại với sâu bệnh tốt nên việc trồng cây long não cũng khá dễ dàng. Cách trồng cây long não như sau:
Đào hố trồng sâu bằng chiều dài của bầu đất, đặt cây vào sao cho cây thẳng đứng. Lấp đất lại, nén chặt và vun gốc cho cây. Cần tưới nước mỗi ngày 1 lần để cây sinh trưởng tốt. Sau khoảng 5 – 7 ngày cây sẽ cứng cáp và chắc chắn, lúc này cần giảm dần lượng nước tưới hằng ngày cho cây.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây long não cổ thụ, thành phần của cồn long não 10, tác dụng của cinnamomum camphora và cách trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây húng chanh: Tên gọi khác, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây húng chanh: Tên gọi khác, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây hoa giấy đẹp nhất, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây hà thủ ô: Cách nhận biết, phân biệt, tác dụng, cách dùng
Cây dừa cạn – Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây dâu tây: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Cây cam: Tổng quan chung, đặc điểm, công dụng và vai trò
Cây cứt lợn chữa viêm xoang, gội đầu, đặc điểm và ứng dụng