Cây dâu tây: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc

Cây dâu tây là một loại cây ăn quả nhiệt đới mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng. Hiện nay, cây dâu tây có đang được nhiều người ưa chuộng làm cây cảnh để bàn. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm miêu tả cây dâu tây, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc.

Nội Dung Chính

Đặc điểm miêu tả cây dâu tây

Cây dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ, được đưa vào trồng tại Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ 19. Cây có tên tiếng anh là Fragaria, là loại cây thực vật hạt kín, họ Hoa Hồng, là loại cây có thân thảo, tuổi thọ cao, phần thân ngắn, các lá mọc sát nhau. Cây dâu tây sinh trưởng tốt ở vùng có khí hậu ôn đới. Do đó, loại cây này chỉ phù hợp trồng ở khí hậu tại vùng núi Đà Lạt. Quả dâu tây có mùi vị thơm ngon, thường được ăn tươi, đây cũng chính là món tráng miệng được nhiều người yêu thích. Khi còn non, quả dâu tây có màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần thành màu đỏ.

Các đặc điểm miêu tả cây dâu tây bao gồm: Phần lá non được mọc trực tiếp từ nách lá, phần thân có 2 đốt, mỗi đốt lại mọc những rễ con nên cây có khả năng mọc cây con từ những đốt ở thân. Lá dâu tây có cuống dài, hình trứng, phần cuống lá có màu trắng, khi lá già, cuống lá sẽ chuyển dần về màu đỏ. Lá dâu tây là dạng lá kép, hình trái tim, mép lá có răng cưa, tuổi thọ của lá trong khoảng từ 1 – 3 tháng tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc hoặc điều kiện khí hậu.

Đặc điểm miêu tả cây dâu tây

Đặc điểm miêu tả cây dâu tây

Rễ dâu tây là dạng rễ chùm, có nhiều rễ nhánh, rễ ăn sâu vào lòng đất ở độ sâu khoảng 30 – 40cm. Rễ có nhiều lông mao và có tuổi thọ thấp từ vài ngày tới vài tuần, phụ thuộc vào hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất. Hoa dâu tây có 5 cánh mỏng, có màu trắng, hình tròn, cuống hoa khá dài nên nhiều người thường nhầm tưởng cuống hoa là cành nhánh của cây. Một cây dâu tây có khá nhiều cành nhánh, mỗi cành nhánh sẽ có một cuống và một hoa. Hoa dâu tây là loại hoa lưỡng tính, mỗi bông hoa có khoảng 20 – 25 nhị, khoảng 60 – 160 nhụy.

Quả có kích thước lớn, phần quả này thực chất chỉ là quả giả do phần đế hoa phồng lên tạo thành. Quả dâu tây thực chất là các hạt nhỏ li ti bao quanh vỏ của quả giả. Sau khi hoa nở thì dâu tây sẽ bắt đầu kết trái. Khi còn non, quả có màu xanh, khi chín, quả có màu đỏ đẹp mắt, quả dâu chín sau khoảng 20 – 30 ngày từ khi bắt đầu ra quả. Trên cùng một cây dâu tây, quả đầu tiên ra sẽ có kích thước to nhất, các quả mọc phía sau sẽ có kích thước nhỏ hơn. Quả dâu tây có hương thơm dễ dịu, vị ngọt, hơi chua và mọng nước.

Vòng đời của cây dâu tây

Vòng đời của dâu tây sẽ tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cách chăm sóc của người trồng. Trung bình, một cây dâu tây sẽ có vòng đời từ khi bắt đầu gieo trồng cho tới khi cây chết đi trong khoảng từ 1 – 1.5 năm. Tuy nhiên, trong nông nghiệp, để tăng năng suất của cây thì vòng đời của dâu tây sẽ khá ngắn, chỉ kéo dài trong khoảng từ 6 – 8 tháng cho 1 vụ thu hoạch.

Vòng đời của cây dâu tây

Vòng đời của cây dâu tây

Ý nghĩa cây dâu tây con để bàn

Cây dâu tây được trồng nhiều ở các quốc gia khác nhau, mỗi quốc gia lại có một tín ngưỡng và truyền thống văn hóa khác nhau nên cây dâu tây cũng mang trong mình rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tại Việt Nam, ý nghĩa của cây dâu tây con để bàn chính là sự tái sinh, sự công bằng, tình yêu, nó đại diện cho mùa xuân, cho sức sống bất diệt. Cây tượng trưng cho một tình yêu chung thủy, hoàn hảo nên được sử dụng làm cây cảnh tặng cho bạn bè, người thân và một nửa còn lại của chúng ta.

Ý nghĩa cây dâu tây con để bàn

Ý nghĩa cây dâu tây con để bàn

Đối với người Seneca ở bắc Mỹ, họ luôn cho rằng cây dâu tây là loài cây thiêng liêng, chúng tượng trưng cho sức khỏe, cho sự tái sinh. Bởi tại đây, chúng là loại trái cây đầu tiên chín ra quả vào mùa xuân. Trong khi đó, tại những nước Công giáo, loài cây này lại tượng trưng cho những phẩm chất và đạo đức của người đàn ông trưởng thành, chính trực. Nhiều cuốn sách của tộc người Pagan có ghi lại, cây dâu tây là loại cây mang ý nghĩa tốt đẹp trong tình bạn và tình yêu, trái dâu tây cũng có mối liên hệ đặc biệt với nữ thần Venus, đặc biệt là trong các ngày lễ kỷ niệm liên quan tới thức ăn.

Cách trồng cây dâu tây nhanh ra trái

Cây dâu tây chủ yếu được trồng tại vùng có khí hậu ôn đới. Tuy nhiên, việc cây dâu tây được đưa vào làm cây cảnh trang trí đã giúp cho loại cây này xuất hiện rộng rãi ở tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam. Tại Đà Lạt, cây có thể trồng ở bất kỳ thời điểm nào trong năm còn tại miền Bắc, thời điểm trồng thích hợp nhất là vào mùa thu. Lúc này, thời tiết mát mẻ, độ ẩm lý tưởng, cây dâu tây sẽ có tốc độ phát triển nhanh chóng, có thể thu hoạch trái chỉ sau 2 – 3 tháng kể từ khi gieo trồng. Chúng ta có thể trồng loại cây này bằng hạt giống hoặc cây con. Để cây phát triển nhanh, giảm tỷ lệ cây con bị chết và giảm thiểu công chăm sóc thì chúng ta nên trồng bằng cây con.

Chúng ta có thể mua các loại cây dâu tây con ngoài các cửa hàng cây giống. Cần chọn những cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, phát triển đồng đều, chiều cao trong khoảng 12 – 15cm. Cần lựa chọn giống dâu tây có đặc điểm sinh trưởng phù hợp với khí hậu của từng địa phương. Nếu trồng trong chậu cần lựa chọn những loại chậu được làm từ đất nung hoặc chậu làm từ chất liệu nhựa, dưới đáy chậu có lỗ thoát nước lớn. Kích thước chậu phù hợp với kích thước của cây con. 1 cây dâu tây trung bình có thể thay chậu khoảng 2 lần/1 chu kỳ sinh trưởng.

Cách trồng cây dâu tây nhanh ra trái

Cách trồng cây dâu tây nhanh ra trái

Để cây dâu tây phát triển nhanh chóng, chúng ta cần trồng cây trong đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đất phải được xử lý sạch sẽ mầm bệnh và có khả năng giữ ẩm tốt. Không gian trồng cây cần phải thoáng mát, nơi trồng phải có nhiều ánh sáng tự nhiên, nhiệt độ trồng thích hợp là từ 7 – 25 độ C. Thời gian cây hấp thụ ánh sáng mặt trời không được quá 12 giờ, buổi tối cần tránh ánh đèn màu chiếu trực tiếp. Do đó, nếu trồng cây dâu tây để bàn, chúng ta cần đặt cây ở sân thượng, cửa sổ, nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên,…

Cách trồng cây dâu tây nhanh ra quả như sau: Sau khi mua hạt giống về cần ngâm hạt với nước ấm khoảng 45 – 60 độ C trong khoảng 4 – 6 tiếng. Tiếp đó, chúng ta vớt hạt ra ngoài và rải đều hạt lên khăn ẩm, phủ một lớp vải ẩm lên trên bề mặt. Sau khoảng 3 – 4 ngày, hạt sẽ nứt và nảy mầm, cần đem hạt phơi ở nơi có nhiều gió trời khoảng 30 phút, lúc này chúng ta có thể đem cây đi gieo trồng. Gieo hạt và rải một lớp đất lên trên bề mặt sau đó tưới nước dạng phun sương cho toàn bộ khu vực trồng.

Cách chăm sóc chậu cây dâu tây

Cách chăm sóc cây dâu tây nhanh ra quả như sau:

Cách chăm sóc chậu cây dâu tây

Cách chăm sóc chậu cây dâu tây

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây dâu tây trồng chậu dưới đây:

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu 

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu 

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu 

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu 

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu 

Hình ảnh cây dâu tây trồng chậu

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm miêu tả cây dâu tây, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây cam: Tổng quan chung, đặc điểm, công dụng và vai trò

Sinh Vật Cảnh -