Cây chay: Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Nước ta là đất nước được thiên nhiên ưu ái cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng. Cây chay là một trong số những loại quả chỉ có thể trồng tại Việt Nam. Quả chay vẫn còn khá xa lạ với nhiều người nhưng nó đã có mặt ở nước ta từ khá sớm, hiện đang được sử dụng để nấu ăn hoặc làm thuốc điều trị bệnh. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng của loại cây này.
Đặc điểm cây chay cổ thụ
Cây chay tuy là loại cây khá xa lạ với người dân khu vực miền Nam nhưng lại được trồng rộng rãi tại nhiều tỉnh thành ở khu vực phía Bắc nước ta. Cây không chỉ là một loại cây cho trái thông thường mà cây còn là một loại cây trang trí tiềm năng của giới cây cảnh phong thủy. Loại cây này có nhiều công dụng và ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên có giá thành khá cao, đặc biệt là những cây chay cổ thụ có hình dáng đẹp.
Cây chay có tên tiếng anh là artocarpus tonkinensis, thuộc họ Dâu Tằm. Tại nước ta, nơi có trữ lượng cây chay lớn nhất nước bao gồm: Lai Châu, Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hóa và Bắc Giang. Cây chay là loài thân gỗ, có tuổi thọ cao, chiều cao trung bình khoảng từ 15 – 20m, một số cây sinh trưởng ở những vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi có thể cao tới 25m. Với kích thước lớn, tán cây tỏa rộng nên khi gieo trồng loại cây này, chúng ta cần chuẩn bị không gian rộng rãi để cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng.
Phần thân cây có màu xám, vỏ cây nhẵn bóng, cành non có màu nâu nhạt, khi cành già sẽ chuyển sang nâu sẫm, toàn bộ cây có nhiều lông mao bao phủ. Lá chay có hình trứng, hai mặt lá nhẵn bóng, mặt phía dưới có lông mềm bao phủ, mọc so le nhau. Lá chay có chiều dài trong khoảng từ 8 – 16cm, có chiều rộng trung bình khoảng 5 – 10cm. Lá non có màu vàng nhạt, khi già sẽ chuyển dần thành màu nâu sẫm. Loại cây này có tán lá rất rộng, độ che phủ lớn nên được trồng nhiều trong các công viên, hai bên đường, sân vườn với mục đích tạo bóng mát.
Hoa chay thường mọc đơn lẻ, mọc ra từ nách lá, thời điểm ra hoa là vào tháng 3 – 4, thời điểm ra quả trong khoảng tháng 7 – 9 hằng năm. Quả chay có màu xanh, khi trưởng thành sẽ chuyển dần thành màu vàng nhạt, khi chín sẽ chuyển hẳn sang màu vàng đậm, phần thịt chay bên trong có màu hồng hoặc màu xanh, vị chua nhẹ.
Đặc điểm cây chay cảnh
Cây chay thường mọc tự nhiên ở ven rừng, trên đất đồi, sau đó được người dân lấy về trồng tại vườn nhà. Những cây chay cảnh sẽ có hình dáng nhỏ gọn, chiều cao thấp hơn những cây mọc ngoài tự nhiên, đặc biệt là những cây được trồng trong chậu. Hiện nay, việc khai thác rừng để lấy đất canh tác đang phá hỏng hệ sinh thái của cây chay. Việc ưu tiên trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao dẫn tới số lượng cây chay trong tự nhiên đang dần khan hiếm. Do loại cây này chỉ có mặt tại nước ta nên giá của các cây chay cảnh đang ngày một bị độn lên gấp nhiều lần.
Tác dụng của cây chay trong đời sống
Bên trong quả chay có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho hoạt động sống của con người. Ngay từ xưa, loại quả này đã được sử dụng để làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh hiệu quả. Loại quả này có thể ăn sống, làm nước ép trái cây hoặc sử dụng để nấu canh chua. Hơn hết, loại quả này còn là một vị thuốc trị chứng biếng ăn ở trẻ, chữa đau họng, mỏi gối, tê tay và rong kinh hiệu quả. Ngay từ năm 1994, Quân y viện 108 đã sử dụng lá chay để làm thuốc chữa trị bệnh nhược cơ và bệnh liệt, kết quả thu lại khá khả quan.
Phần vỏ và rễ cây chay có vị đắng, chát, pha chút ngọt nên được nhiều cụ già sử dụng để ăn cùng với lá trầu. Theo Đông Y, dược liệu lá và rễ chay có thể sắc nước uống để điều trị đau lưng, bạch đới, rong kinh, mỏi lưng, làm chắc chân răng, chữa tê thấp, đau gối hiệu quả. Trong y học hiện đại, các nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu, thử nghiệm về tác dụng của loại dược liệu này. Không chỉ dừng lại ở trong nước, nhiều công trình nghiên cứu quốc tế cũng đã được thực hiện và cho ra kết quả vô cùng tuyệt vời.
Loại cây này có công dụng ức chế miễn dịch chọn lọc vô cùng mạnh mà không hề có độc tính cũng không hề ảnh hưởng tới các miễn dịch có lợi của cơ thể. Bên trong cây chay có chứa: Maesopsin, alphitonin, kaempferol và artonkin. Đây chính là 4 hoạt chất vô cùng hiếm thấy trong tự nhiên, chúng đều có tác dụng ức chế sản sinh cytokine. Từ đó, chống viêm và ức chế miễn dịch vô cùng mạnh. Giới y học đã so sánh tác dụng của cây chay với thuốc cyclosporin a (loại thuốc được đánh giá là có công dụng hiệu quả nhất trong điều trị bệnh tự miễn) và cho ra kết quả tương đương.
Tác dụng của cây chay trong y học là vô cùng lớn, tuy nhiên loại cây này còn có một tác dụng tuyệt vời khác nữa đó là thu hái gỗ. Cây chay là loại cây thân gỗ, cây có tuổi thọ cao nên chất lượng gỗ chay khá ổn định. Gỗ chay nằm trong nhóm 8 – nhóm gỗ nhẹ trong bảng phân loại gỗ tại nước ta, được xếp cùng với các loài loại gỗ quý hiếm khác như: Gỗ bồ hòn, gỗ bông bạc, gỗ bồ đề, gỗ bồ kết,…
Ý nghĩa cây chay phong thủy
Ngoài tác dụng che bóng mát và trang trí cho không gian sống thì cây chay còn có thể điều hòa và thanh lọc không khí, mang lại từ trường tốt, giúp xử lý dòng năng lượng xấu, giảm stress cho các thành viên trong gia đình. Tuy không có bất kỳ tài liệu nào lý giải về ý nghĩa phong thủy cây chay, nhưng nhiều người vẫn luôn tin rằng, cây chay là loại cây mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho người trồng. Do đó, rất nhiều người tìm cách trồng cho mình một cây chay trong vườn nhà hoặc mua những chậu chay trồng sẵn đặt trong nhà.
Với hình dáng bên ngoài cao lớn, tán lá tỏa rộng, trái sum suê, cây chay là đại diện của sự bảo vệ và kiên định, cây mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Khi trồng loại cây này trong nhà, cây sẽ thu hút những nguồn năng lực tích cực, hỗ trợ cải vận cho gia chủ về mặt phong thủy.
Cây chay phong thủy cũng tương tự như nhiều vật phẩm phong thủy khác, muốn nó phát huy được hết công dụng cũng như ý nghĩa thì chúng ta cần lưu ý tới vị trí trồng. Loại cây này cần được ưu tiên trồng trong vườn nhà, đặt trong phòng khách, tuyệt đối không nên đặt trong nhà tắm, phòng ngủ.
Cách trồng cây chay trước nhà
Chúng ta có thể trồng cây chay quanh năm, tuy nhiên thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa. Loại cây này được xếp vào nhóm cây dễ sống, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít khi bị sâu bệnh và có sức chống chịu lại gió bão khá tốt. Hiện nay, cây chay được chia thành hai loại chính đó là cây chay đỏ (nhiều địa phương gọi là cây chay tím) và cây chay xanh. Cả hai loại đều có những đặc điểm sinh thái bên ngoài tương đồng nhau, chỉ khác nhau về màu sắc phần thịt bên trong quả chay. Cách trồng cây chay trước nhà như sau:
Tiến hành trồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Loại bỏ lớp nilon bao quanh bầu đất và đặt cây chay con vào chính giữa hố trồng. Lấp đất lại và dùng tay nén chặt đất, chúng ta có thể cắm thêm cọc để giữ cây luôn đứng thẳng. Ngay sau khi trồng cần tưới nước cho cây để cung cấp độ ẩm cho cây. Trong suốt quá trình đầu khi mới trồng, cần tưới nước 1 ngày/1 lần vào mỗi buổi sáng để cây có thể sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
Hình ảnh cây chay trong tự nhiên
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây chay trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng của cây chay. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây chanh: Tuổi thọ, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
Sinh Vật Cảnh -Cây chanh: Tuổi thọ, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây cà phê: Giới thiệu, đặc điểm, vòng đời và ý nghĩa
Cây bao báp: Đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và cách trồng
Top 16+ những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao
Cây xấu hổ: Phân loại, tác dụng, cách trồng và ý nghĩa
Cây xà cừ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và vị trí trồng
Cây vòi voi có ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng