Cây xà cừ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và vị trí trồng
Cây xà cừ là loại cây công trình quen thuộc được trồng nhiều tại nước ta. Ngoài tác dụng tạo cảnh quan, lấy bóng mát thì cây xà cừ cũng mang lại giá trị kinh tế lớn từ việc lấy gỗ. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và việc có nên trồng xà cừ trước nhà không?
Đặc điểm cây xà cừ
Cây xà cừ thuộc họ Xoan, loại cây này còn có tên gọi khác là cây quả gỗ hoặc cây sọ khỉ, tên tiếng anh là khaya senegalensis. Cây xà cừ có nguồn gốc từ Châu Phi, được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Tại nước ta, bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây xà cừ ở nhiều nơi như: Ven đường, đình làng, trường học, công viên,… Loại cây này cũng là loại cây được nhà nước khuyến khích trồng thành rừng với mục đích phủ xanh đồi trọc và rừng trắng. Cây xà cừ là một trong những cây xanh trồng công trình được nhiều người yêu thích.
Vỏ xà cừ có màu xám, sần sùi. Xà cừ có nhiều cành nhánh, tán lá tỏa rộng. Lá xà cừ có hình dáng giống lông chim. Hoa xà cừ có 4 cánh, màu trắng, mọc tập trung thành chùm. Lá mọc so le, hai mặt lá nhẵn. Quả là dạng quả nang, có màu nâu, cứng, thường chín vào đầu mùa thu. Khi chín quả xà cừ sẽ nứt thành các mảnh nhỏ và rơi xuống đất. Hạt của xà cừ có màu giống với quả, được dùng để làm hạt giống cho mùa vụ sau. Cây xà cừ là dạng rễ cọc, chắc khoẻ, nhiều rễ nhánh và đâm sâu vào lòng đất giúp cho cây đứng vững khi có bão, lũ, cũng như có thể hút chất dinh dưỡng từ sâu trong đất kể cả trong mùa khô hạn.
Cây xà cừ cao bao nhiêu mét?
Cây xà cừ là loại cây được trồng để phát triển kinh tế tại nhiều địa phương, việc cây xà cừ cao bao nhiêu mét là điều mà người trồng xà cừ cần quan tâm. Như các bạn đã biết về đặc điểm của cây xà cừ, đây là loài cây thân gỗ lớn, thân cây mọc thẳng, đường kính thân khá lớn, những cây trưởng thành có đường kính lên tới 2m, chiều cao trung trong khoảng từ 30 đến 40m. Cây thuộc loại cây nhiều cành, nhiều nhánh, tán lá tỏa rộng nên được ưu tiên trồng để tạo cảnh quan và che bóng mát. Cây xà cừ trồng trong vườn nhà sẽ có chiều cao thấp hơn những cây được trồng thành rừng và mọc hoang ngoài tự nhiên.
Tác dụng của cây xà cừ
Cây xà cừ là loại cây gỗ lâu năm nên nó được trồng để lấy gỗ làm bàn, ghế, tủ, giường, ván đóng tàu và một số đồ gia đình. Loại cây này mang lại giá trị kinh tế khá cao, gỗ xà cừ đã và đang giúp tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân. Hơn nữa, cây xà cừ được xếp vào nhóm cây phòng hộ, chống xói mòn bởi đặc tính của rễ khá dài, ăn sâu vào lòng đất.
Tuy loại cây này là loại cây quen thuộc với nhiều người nhưng lại khá ít người biết về tác dụng của chúng trong điều trị một số các bệnh dân gian. Tác dụng của cây xà cừ trong y học cổ truyền bao gồm: Điều trị bệnh ghẻ, ho, chữa sưng, viêm, hỗ trợ giảm đau. Phần vỏ xà cừ được đun sôi lấy nước tắm có thể chữa được bệnh ghẻ nhanh chóng và hiệu quả. Loại nước tắm này an toàn cho cả trẻ em nên được dùng để tắm trị rôm sảy cho trẻ.
Phần vỏ màu trắng của cây thường được ngâm kết hợp với quất và mật ong để chữa bệnh ho, nhiều người đã sử dụng và cho hiệu quả rất khả quan. Ngoài ra, phần lá bánh tẻ của cây xà cừ có thể giã nhuyễn và ngâm cùng với rượu để đắp lên những vùng bị sưng, viêm. Không chỉ vỏ mà các bộ phận khác như quả và hạt đều được sử dụng trong y học để chữa một số bệnh lý khác ở người. Đặc biệt, hạt xà cừ còn được chế biến để ép lấy dầu sử dụng trong ẩm thực và làm dầu đánh cá hiệu quả.
Trồng cây xà cừ lấy gỗ mang lại giá trị kinh tế gì?
Cây xà cừ là loại cây thân gỗ sống lâu năm nên chất lượng của gỗ lấy từ xà cừ được đánh giá là cao hơn hẳn so với các loại cây gỗ có tuổi thọ thấp hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta so sánh loại gỗ này với một số loại gỗ lâu năm khác và các loại cây gỗ nhóm I thì chất lưỡng gỗ xà cừ chỉ ở mức trung bình. Đặc tính của gỗ xà cừ đó là rất cứng nên thường được ưu tiên làm các loại vật dụng trong gia đình như thớt, đồ nội thất,…
Loại gỗ này có màu đỏ thẫm trông khá đẹp và sang trọng nên được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên, gỗ xà cừ lại rất dẻo dai, dễ bị cong, co rút và nứt nẻ nên khi chế tác dễ ra những thành phẩm không được như ý nếu không biết phương pháp xử lý. Loại gỗ này suy cho cùng vẫn là một loại gỗ tốt và có chất lượng tương đối ổn định. Hơn hết giá cả cũng thấp hơn so với nhóm gỗ quý hiếm, do đó nó đang được ưa chuộng sử dụng rộng rãi hiện nay. Hơn hết, gỗ xà cừ có độ liên kết các thớ gỗ khá chặt chẽ, gỗ mịn nên được ưu tiên làm các sản phẩm có những vết chạm khắc hoa văn đẹp mắt, cầu kỳ.
Nhờ những đặc tính vốn có của loại gỗ này nên việc trồng cây xà cừ lấy gỗ mang lại giá kinh tế vô cùng lớn cho những người nông dân. Loại gỗ này được rất nhiều người lựa chọn làm nguyên liệu chính chế tác ra các vật phẩm phong thủy trang trí trong gia đình như: Lục bình, tủ bàn thờ, đĩa tứ linh, tượng cá chép, tượng Phật Di Lặc,… Các đồ nội thất bằng gỗ xà cừ phổ biến hiện nay gồm: Bàn ghế, tủ, sàn gỗ, giường,…
Cách trồng cây xà cừ nhanh phát triển
Xà cừ là loài cây dễ sống, dễ trồng, sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu khác nhau. Để cây có thể nhanh phát triển và cho ra gỗ có chất lượng tốt nhất thì chúng ta cần nắm vững cách trồng cây xà cừ dưới đây:
Cây xà cừ là loại cây được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, chiết cành. Đối với cách giâm cành và chiết cành thì chúng ta cần chọn cây giống cao tầm 40 – 60cm. Đất trồng phải tơi xốp và thoát nước tốt khi mưa lũ. Cần đào hố có kích thước 30 x 30 x 30cm trước khi trồng, tiến hành bón lót bằng phân NPK kết hợp phân chuồng hoai mục cùng với vôi bột.
Nên trồng cây xà cừ vào đầu mùa mưa, trồng khoảng 625 cây/ha, mỗi cây cách nhau khoảng 5 – 6m, mỗi hàng cách nhau khoảng 3 – 4,5m. Khi trồng cần tháo phần nilon bao quanh bầu và cắt đi phần rễ thừa. Sau khi đặt bầu vào hố, chúng ta lấp đất và nén chặt đất lại. Tưới nước 2 lần/1 tuần vào mỗi buổi sáng để giữ ẩm cho đất.
Cách gieo hạt từ quả của cây xà cừ
Tiến hành thu hái quả để lấy hạt giống trên những cây mẹ có hình dáng đẹp, tán lá lớn, thân thẳng, không bị sâu bệnh hay bị cụt ngọn. Chúng ta tiến hành thu hái những quả chín và phơi dưới nắng cho tới khi hạt tách ra khỏi quả. Khi phơi cần phơi trên nền đất, vải hoặc có lớp lót bên dưới. Sau khi đã xử lý được hạt giống thì cần ngâm trong thuốc tím 0,05% trong 12 phút, tiếp đó vớt ra và rửa sạch rồi tiếp tục ngâm trong nước ấm 12 – 14 tiếng. Vớt ra, để ráo và ủ trong túi vải ấm, sau 4 – 5 ngày hạt giống sẽ nảy mầm. Lúc này, chúng ta có thể đem đi gieo.
Đây là cách gieo hạt từ quả của cây xà cừ giúp giảm thiểu khá nhiều chi phí cho người trồng, bạn có thể tham khảo qua.
Có nên trồng cây xà cừ trước nhà
Tác dụng đầu tiên của cây xà cừ đó là mang lại bóng mát, làm trong lành môi trường, giảm thiểu sức nóng của toàn cầu, cải tạo được môi trường không khí xung quanh, giảm khói bụi được thải ra từ các động cơ xe cộ. Chính vì vậy nên loại cây này được trồng nhiều ở trên đường phố, công viên, trường học, khu đô thị,… Ngoài ra, loại cây này còn là cây xanh được trồng với mục đích tạo môi trường sống, tạo vẻ đẹp cho không gian. Do đó, việc trồng cây xà cừ trước nhà là hoàn toàn hợp lý và phù hợp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và việc có nên trồng cây xà cừ trước nhà không? Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây vòi voi có ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng
Sinh Vật Cảnh -Cây vòi voi có ăn được không? Đặc điểm, công dụng, cách dùng
Cây trạng nguyên hợp tuổi nào? Đặc điểm và độc tố của cây
Cây sang là cây gì? Phân loại, ý nghĩa và hình ảnh
Cây thạch anh là gì? Công dụng, cách trồng và độc tố
Cây sung: Phân loại, công dụng, cách trồng và vị trí trồng
Cây sầu riêng: Tuổi thọ, công dụng và kỹ thuật trồng
Cây liễu: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng