Cây sầu riêng: Tuổi thọ, công dụng và kỹ thuật trồng
Cây sầu riêng là loại cây ăn quả nhiệt đới được ưa chuộng tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Loại cây này cũng là loại cây phát triển kinh tế tốt tại nhiều địa phương tại Việt Nam. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm và tuổi thọ cây sầu riêng, công dụng, kỹ thuật trồng loại cây này.
Đặc điểm và tuổi thọ của cây sầu riêng
Cây sầu riêng có tên khoa học là durian, có chiều cao trung bình khoảng 30 – 40m. Khi trồng thành vườn để phát triển kinh tế, cây chỉ cao trong khoảng 8 – 12m, đường kính thân cây khoảng 1 – 1,2m. Quả sầu riêng dài trung bình 20 – 25cm, cân nặng của mỗi quả trong khoảng từ 1 – 5kg, quả có nhiều gai nhọn, độ dài của gai khoảng 1 – 1,3cm. Hạt sầu riêng có kích thước lớn, chiều dài khoảng 5cm, chiều rộng trung bình khoảng 3 – 4 cm. Cây thuộc họ Malvaceae, có nguồn gốc từ Indonesia và Malaysia.
Phần thân sầu riêng thường mọc thẳng, thuộc nhóm cây thân gỗ, phần vỏ thô. Tán lá lớn, càng lên cao thì ngọn càng nhỏ lại theo hình chóp nón. Cây có nhiều cành nhánh, cành nhánh thường tập trung ở phần ngọn, các cành thường mọc ngang, đặc biệt là khi cây ra nhiều trái. Lá sầu riêng có hình trứng, thuôn một đầu, nhọn một đầu, mọc đơn lẻ và so le, lá dày, cuống nhọn. Hoa sầu riêng mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 5 – 15 bông, hoa có mùi hương quyến rũ. Quả sầu riêng hình cầu, vỏ có một lớp gai bao quanh, gai khá nhọn, khi chín thì phần vỏ sẽ nứt ra và tỏa mùi thơm rất quyến rũ, phần cuống có nhựa dính.
Quả sầu riêng chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn chứa nhiều múi, mỗi múi lại có chứa một hạt lép, phần thịt khi ăn vào có vị ngọt, béo, thơm. Quả sầu riêng khi còn non có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu vàng. Lá sầu riêng non có màu vàng nhạt, khi trưởng thành sẽ chuyển dần về màu xanh đậm. Hoa sầu riêng có màu sắc khá nổi bật, tùy từng giống mà màu sắc hoa cũng sẽ khác nhau. Sầu riêng thuộc nhóm cây có tuổi thọ trung bình, tuổi thọ của cây sầu riêng trong khoảng 20 đến 30 năm.
Các vườn cây sầu riêng lớn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, những vùng có trữ lượng sầu riêng lớn đều nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Cụ thể đó là các tỉnh như: Tiền Giang, Đắk Lắk, Bến Tre, Đồng Nai, Khánh Hòa,… Các vùng này đã phát triển cây sầu riêng thành cây kinh tế chủ lực, mỗi năm sản lượng có thể lên tới hàng trăm tấn. Đây chính là những vùng sản xuất sầu riêng nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân và xuất khẩu sầu riêng đông lạnh ra nhiều nước trên thế giới.
Các vườn cây sầu riêng ngon nhất Việt Nam bao gồm Cái Mơn (Bến Tre), vườn sầu riêng Tiền Giang, vườn sầu riêng Đắk Lắk, vườn Sầu riêng Gò Dầu (Tây Ninh) và vườn sầu riêng ở Long Khánh, Đồng Nai. Với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, các vùng đất này luôn cho các giống sầu riêng cơm vàng hạt lép có vị ngọt đậm đà, mùi thơm nồng, cơm vàng tươi bắt mắt.
Công dụng của cây sầu riêng
Bên trong cây sầu riêng có chứa: Ascorbic acid, canxi, photpho, kali, sắt, vitamin A, vitamin B, vitamin B2, vitamin B3, đường, protein, chất béo, chất xơ, carbohydrates. Chính bởi những thành phần có trong cây sầu riêng nên loại cây này được sử dụng chủ yếu để lấy quả. Trong Đông Y, công dụng của cây sầu riêng đó là: Giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, chữa bệnh thiếu máu, ổn định tinh thần, tăng khả năng miễn dịch, kiểm soát huyết áp, điều trị sắc tố da, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Sầu riêng được nhiều nhà khoa học cho là có đặc tính chống oxy mạnh mẽ nên có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, ức chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là các dòng tế bào ung thư vú. Quả sầu riêng chứa khá nhiều sắt và folate có thể kích thích sinh sản hồng cầu, bổ sung tế bào hồng cầu cho người thiếu máu. Không những vậy, quả sầu riêng có chứa tryptophan, đây là một chất có tác dụng sản xuất serotonin (Hợp chất kiểm soát giấc ngủ). Hơn hết, quả sầu riêng là loại trái cây có chứa vitamin C, khi ăn nhiều loại quả này có thể chống lại các gốc tự do có hại, chống oxy hóa và tăng khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng và chống lại các chủng virus gây viêm nhiễm khi bị thương.
Công dụng lá cây sầu riêng
Trong lá sầu riêng có chứa organosulfur và các chất xơ hòa tan. Hai hợp chất này có công dụng giảm cholesterol xấu trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, lá sầu riêng cũng có chứa nhiều kali, canxi và magie, khi sử dụng nước nấu từ lá cây sầu riêng có thể giúp tăng mật độ xương, tăng độ bền của khớp và tăng sự linh hoạt của khớp. Ngoài ra, lá sầu riêng tươi giã nát và đắp lên da rất có lợi cho việc giảm các dấu hiệu lão hóa sớm, giúp da trắng, sáng tự nhiên, loại bỏ vết rám nắng, giải độc các tế bào da và chữa nám da hiệu quả.
Công dụng thân cây sầu riêng như thế nào?
Lá và quả sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng lớn, được sử dụng trong Đông Y với nhiều công dụng điều trị khác nhau. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc về công dụng của thân cây sầu riêng như thế nào? Thực chất, phần thân cây sầu riêng cũng là một loại dược liệu có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh lý ở người như: Trị các chứng khó tiêu, tiêu chảy, đầy bụng, giúp bổ thận và trị rong kinh ở phụ nữ hiệu quả.
Trong dân gian, người dân đã sử dụng phần thân sầu riêng bằng cách tách lấy vỏ, rửa sạch, sắc thành lát, đem phơi khô và nấu nước uống hằng ngày. Nước nấu từ vỏ thân sầu riêng có thể chữa khó tiêu, đầy hơi, nặng bụng và tiêu chảy. Trong Đông Y, phần vỏ sầu riêng được kết hợp sử dụng cùng với các loại dược liệu khác như: Hạt đậu đen, cốt toái bổ, chùm gửi, hà thủ ô và vỏ quýt để uống. Bài thuốc này có tác dụng trị thận hư, loại bỏ độc tố, tăng cường tuần hoàn máu và giữ cho thận khỏe mạnh.
Ngoài công dụng điều trị bệnh, phần thân của cây sầu riêng còn được lấy gỗ để sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ, bàn ghế, giường tủ,…
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng nhanh ra trái
Những cây sầu riêng trên 10 năm tuổi cho năng suất khá cao, mỗi năm có thể cho 70 – 90 quả. Cây sầu riêng ra hoa vào mùa xuân là có thể thu hoạch trái vào mùa hè. Từ khi bắt đầu ra hoa tới khi nở mất khoảng 1 tháng, hoa nở trong thời gian ngắn, thường chỉ nở trong khoảng 18 tiếng. Hoa sầu riêng không tự thụ phấn mà cần tới sự tác động của con người hoặc thụ phấn tự nhiên theo cách thụ phấn nhờ qua các loại sinh vật khác.
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng cũng khá đơn giản: Loại cây này chủ yếu được trồng bằng hạt, chúng ta cần tiến hành lựa chọn những khu vực trồng rộng rãi, tiến hành đào những hố cách nhau khoảng 1 – 1,2m. Gieo hạt và tưới nước vào mỗi buổi sáng, sau khoảng 5 – 7 ngày hạt sẽ nảy mầm. Khoảng 2 – 4 tuần sau khi gieo trồng, sầu riêng bắt đầu ra lá mới, lúc này cần chia nhỏ lượng nước tưới trong ngày cho cây.
Có nên trồng cây sầu riêng ở miền Bắc
Hiện nay, trên thị trường có các giống sầu riêng phổ biến như: Sầu riêng monthong, sầu riêng ri 6, sầu riêng chuồng bò, sầu riêng khổ qua xanh, sầu riêng hạt lép, sầu riêng cái mơn,… Các giống sầu riêng này đều là những giống cây trồng sinh trưởng tốt ở nơi có khí hậu nhiệt đới, khả năng chịu lạnh kém, mà miền Bắc lại là nơi có mùa đông lạnh nhất nước ta nên chúng khó thích ứng được với khí hậu của miền Bắc. Do đó, chúng ta không nên trồng cây sầu riêng ở miền Bắc.
Hình ảnh cây sầu riêng trong tự nhiên
Dưới đây là một số hình ảnh cây sầu riêng trong tự nhiên mà Elead sưu tầm được:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm và tuổi thọ cây sầu riêng, công dụng, kỹ thuật trồng loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây liễu: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây liễu: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây đậu biếc: Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách giâm cành
Cây hoa hồng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách chọn
Cây nha đam chữa bệnh gì? Cách dùng, tác hại và cách trồng
Cây đại tướng quân: Phân loại, ý nghĩa và tác dụng
Cây dâu tằm: Ý nghĩa, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây cỏ sữa: Phân loại, tác dụng, cách dùng và hình ảnh