Cây dâu tằm: Ý nghĩa, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây dâu tằm là loại cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 10 – 15m. Loại cây này được trồng rộng rãi tại nhiều địa phương trên cả nước, được ứng dụng trong ẩm thực, làm giấy, nuôi tằm. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy cây dâu tằm, tác dụng, cách dùng và cách trồng.
Ý nghĩa phong thủy cây dâu tằm
Lá dâu tằm có hình trái tim, mép lá có nhiều răng cưa, lá non có màu xanh lá mạ, lá già có màu xanh đậm và dày hơn. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm, gân lá nổi rõ trên bề mặt, lá có chiều dài trung bình khoảng 5 – 10cm, chiều rộng khoảng 10 – 20cm, cuống dài khoảng 2 – 4cm. Hoa dâu tằm là loại hoa đơn tính, mỗi bông có 4 lá đài và 4 lá nhị, phân cành ngay từ giữa thân, trên các cành lại tiếp tục phân nhiều nhánh, mỗi nhánh lại có nhiều mầm nhỏ, mầm thường mọc ra ở phần ngọn, số ít mọc ra từ nách lá. Quả dâu tằm có màu trắng hồng, khi lớn hơn có màu hồng đậm và khi chín thì chuyển dần sang màu đỏ. Loại quả này có vị ngọt, mọng nước, thường được thu hái vào mùa hè.
Người ta không chỉ hái lá để nuôi tằm hay thu hoạch quả mà loại cây này còn là một cây thuốc có khả năng chữa nhiều bệnh lý khác nhau của con người. Trong phong thủy, cây dâu tằm mang ý nghĩa không mấy tốt đẹp, thậm chí có nhiều người còn quan niệm loại cây này mang đến điều không may mắn cho người trồng. Theo một số nhà phong thủy học, cây dâu tằm là loại cây xanh có âm khí nặng, tuyệt đối không nên trồng trước và trong nhà. Với cái tên “dâu tằm”, khi đọc theo tiếng Nôm sẽ phát âm thành “tang”, mà tang chính là sự tang tóc, ra đi. Ngoài ra, nhiều cuốn sách cổ của Trung Quốc và Việt Nam đã ghi rõ loại cây này là loại cây không may mắn. Chính vì vậy, đây là loại cây được nhiều người đánh giá là mang lại xui xẻo.
Tuy ý nghĩa phong thủy cây dâu tằm không mấy tốt đẹp nhưng loại cây này lại được ưu tiên trồng ở sau nhà. Khi trồng dâu tằm ở vị trí này, cây sẽ sinh ra nguồn âm khí cực mạnh. Nguồn âm khí này mạnh hơn bất kỳ loại ma khí nào khác nên sẽ khiến ma quỷ tưởng rằng ngôi nhà của bạn đang được một thế lực lớn canh giữ và không dám bén mảng tới. Vì vậy, cây không chỉ xua đuổi được ma quỷ, bảo vệ ngôi nhà mà còn có thể mang lại sự may mắn cho các thành viên trong gia đình, thu hút nhiều tài lộc cho gia chủ.
Cây dâu tằm mang trừ ma có thật không?
Theo quan niệm dân gian, dùng gỗ dâu tằm phơi khô, nghiền thành bột và rải quanh nhà sẽ có tác dụng trừ tà, xua đuổi ma quỷ. Do đó, tuy cây dâu tằm mang ý nghĩa không tốt đẹp nhưng vẫn được sử dụng làm cây phong thủy trong một số trường hợp đặc biệt. Người ta dùng loại cây này để xua đuổi ma quỷ quấy nhiễu, xua đi những điều không may mắn, những cơn ác mộng xuất hiện trong giấc ngủ,… Tuy nhiên, việc cây dâu tằm trừ ma có thật không vẫn là một dấu chấm hỏi trong lòng của rất nhiều con người Việt Nam.
Ngay từ xưa, mỗi khi trẻ em quấy khóc không ngừng do phải vía từ người lạ hoặc do ma quỷ tới trêu chọc. Các mẹ thường cắt lấy một nhánh dâu tươi đánh nhẹ vào người bé trai 7 cái, bé gái 9 cái. Đây là cách xua đuổi ma quỷ khá hiệu quả, nhiều bé đã ngừng quấy khóc ngay sau thực hiện. Ngoài ra, khi ai đó mơ những giấc mơ kỳ lạ, khiến cho giấc ngủ không ngon, bị bóng đè, chúng ta chỉ cần đặt một nhánh dâu tằm dưới gối, ngay đêm hôm sau chúng ta sẽ thấy ngủ ngon giấc hơn.
Hiện nay, gỗ dâu tằm được dùng để tạo thành những chiếc vòng trầm với mục đích xua đuổi ma quỷ, mang lại nhiều may mắn và phòng tránh được ốm đau, bệnh tật.
Cây dâu tằm có tác dụng gì?
Chắc hẳn chúng ta đã quen thuộc với các loại bánh, kẹo, nước uống làm từ dâu tằm. Ngoài công dụng trong ẩm thực, cây dâu tằm còn được dùng như một loại dược liệu có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Vậy cây dâu tằm có tác dụng gì mà nhiều người sử dụng tới vậy? Bên trong quả dâu tằm có chứa lượng lớn chất xơ giúp cải thiện tình trạng táo bón, đau bụng và đầy bụng. Nhiều nhà khoa học cũng đã chỉ ra, bên trong quả dâu tằm có chứa resveratrol. Đây là hoạt chất có công dụng chống oxy hóa, tăng cường sản xuất oxit nitric, hạn chế sự hình thành cục máu đông, làm giãn mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra, bên trong quả dâu tằm có chứa: Vitamin A, vitamin E, vitamin C, zeaxanthin, alpha carotene, anthocyanins, phytonutrient, polyphenolic và lutein,… Các chất này có công dụng chống oxy hóa, chống lại sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa, kiểm soát các tế bào ung thư và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, loại cây dược liệu này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp, là nguyên liệu chính sản xuất các sản phẩm chăm sóc da, tóc.
Hiện, lá dâu tằm được người dân nấu nước uống hằng ngày với công dụng ngăn ngừa ung thư da, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến giáp. Trong lá dâu tằm còn chứa hàm lượng canxi, vitamin K và sắt. Đây đều là những hợp chất có thể bảo vệ và xây dựng mô xương, hạn chế các thoái hóa xương và ngăn ngừa viêm khớp, loãng xương,… Ngoài ra, cây dâu tằm còn là vị thuốc bồi bổ cơ thể, tốt cho mắt, chữa tiểu đường tuýp 2, đái tháo đường, hỗ trợ giảm cân,…
Thân cây dâu tằm có tác dụng gì?
Phần thân dâu tằm được nhiều bác sĩ Đông Y kê cho bệnh nhân bị các triệu chứng như: Ho, viêm phế quản, khàn tiếng, đau nhức xương khớp, tiểu tiện khó, chóng mặt, hoa mắt, cao huyết áp, xơ gan, viêm gan, viêm thận. Công dụng chính của loại dược liệu này đó là hỗ trợ điều trị bệnh: Ho khó thở, ho ra máu, ho hen, ho có đờm, khàn tiếng, viêm phế quản. Ngoài ra, nước nấu từ thân cây dâu tằm còn giúp điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, thông tiểu, điều trị chóng mặt, hạ huyết áp, hoa mắt, viêm gan, rụng tóc, xơ gan cổ trướng, cải thiện hệ tim mạch, viêm thận và giảm cholesterol trong máu.
Uống nước lá dâu tằm có tác dụng gì?
Quả và thân dâu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nên việc uống nước lá dâu tằm có tác dụng gì là thắc mắc của rất nhiều người. Nước lá dâu tằm không chỉ là một thứ nước trà uống giải khát ngày hè mà nó còn có công dụng giúp bồi bổ cơ thể, sáng mắt và kích thích ăn ngon miệng, ngủ tốt, chữa táo bón, tăng cường sức khỏe, chữa nhức mỏi cơ và khớp. Chúng ta nên uống mỗi ngày ba ly nước dâu vào trước các bữa ăn, như vậy sẽ giúp máu huyết lưu thông, da dẻ hồng hào, kinh nguyệt đều đặn, giảm đau họng. Tuy nhiên, loại dược liệu này có tính hàn nên tuyệt đối không được uống khi đang sôi bụng, tiêu chảy.
Cách dùng lá dâu tằm chữa bệnh
Cách dùng lá dâu tằm chữa bệnh phổ biến trong dân gian đó là uống nước lá dâu tằm. Cách này khá nhanh chóng, dễ áp dụng, an toàn, lại lành tính nên được nhiều người thực hiện. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị 100g lá dâu tằm, rửa sạch, để ráo rồi đun sôi cùng với 1 lít rưỡi nước. Khi nước lá dâu tằm đã sôi thì tiếp tục đun với lửa nhỏ trong khoảng 1 phút. Lọc lấy nước và bỏ bã, uống nước khi còn ấm thay nước uống hằng ngày.
Cách trồng cây dâu tằm luôn xanh tốt
Loại cây này được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, khi trồng bằng phương pháp này, cây sẽ nhanh cho quả và tuổi thọ cũng bền hơn. Cách trồng cây dâu tằm như sau:
Lựa chọn cành giâm bánh tẻ đã có 3 – 4 mắt, tiếp đó cắm cành dâu vào đất. Hằng ngày, tưới đủ ẩm cho đất và phun thuốc kích thích mọc rễ để cành dâu nhanh bén rễ. Sau khi cành giâm đã được từ 20 – 25 ngày tuổi, chúng ta tiến hành loại bỏ bầu ra khỏi rễ, đưa cây vào chậu để trồng và tưới đẫm nước. Sau khoảng 20 – 25 ngày, cây con đã ra rễ mới, lúc này bạn tiếp tục bón phân hữu cơ hoặc phân lân hòa tan cho cây. Cứ cách khoảng 1 – 1,5 tháng chúng ta lại nhổ cỏ, bón thúc và vun gốc cho cây một lần.
Trên đây là toàn bộ thông tin về ý nghĩa phong thủy cây dâu tằm, tác dụng, cách dùng và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây cỏ sữa: Phân loại, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây cỏ sữa: Phân loại, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây chuỗi ngọc: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây chuông vàng – Đặc điểm phân biệt, phân loại và ý nghĩa
Cây bơ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc
Cây bằng lăng: Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trồng
Cây tùng thơm hợp tuổi nào? Đặc điểm, vị trí đặt và hình ảnh
Cây vú sữa: Đặc điểm, nguồn gốc, cách trồng và ý nghĩa