Cây chuông vàng – Đặc điểm phân biệt, phân loại và ý nghĩa

Cây chuông vàng là loại cây cảnh nhập khẩu, được trồng nhiều ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây chuông vàng thân gỗ, phân loại, ý nghĩa cây chuông vàng làm cảnh, sự khác nhau giữa loại cây này và cây phong linh.

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây chuông vàng thân gỗ

Cây chuông vàng thuộc họ Núc Nác, có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ. Cây chuông vàng có thân gỗ, kích thước nhỏ, chiều cao từ 6 – 9m, khi sống trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao tới 20m. Thân thẳng, có màu xám hoặc nâu xám, thân có nhiều sọc ngang. Cây phân nhiều nhánh, cành giòn, yếu, dễ gãy, tán lá sum suê. Lá chuông vàng có hình chân vịt, mọc thành cụm, hai mặt lá trơn bóng, có màu xanh nhạt, chiều dài trung bình khoảng 6 – 8cm.

Đặc điểm cây chuông vàng thân gỗ 

Đặc điểm cây chuông vàng thân gỗ

Cây chuông vàng có hoa màu vàng, mọc thành cụm, các cụm hoa mọc tập trung thành chuỗi. Hoa có hình chuông nên loại cây này được người dân gọi là “chuông vàng”. Khi ra hoa, lá bắt đầu rụng dần, khi hoa nở, màu vàng của hoa bao trùm lên toàn bộ tán cây, trông rất đẹp và bắt mắt. Hoa thường nở rộ vào mùa hè, ra quả vào mùa thu. Loại cây này được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh khi được trồng trong đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và không úng nước. Rễ chuông vàng có tốc độ phát triển nhanh chóng, có nhiều rễ nhánh nên dù sống ở nơi khô hạn thì cây vẫn có sinh trưởng tốt trong thời gian ngắn.

Cây chuông vàng thân gỗ có hình dáng bên ngoài khá đẹp, hoa vàng tươi, để lại ấn tượng cho người xem ngay từ ánh mắt đầu tiên khi nhìn thấy nên thường được trồng làm cây bóng mát, cây công trình cho đường phố, khuôn viên, xí nghiệp. Ngoài ra, cây còn được trồng trong công viên, sân vườn, vừa giúp cảnh quan đẹp hơn vừa tạo được bầu không khí trong lành.

Cây chuông vàng còn gọi là cây gì?

Cây chuông vàng là loại cây hoa cảnh trang trí phổ biến trong ngày Tết cổ truyền của nước ta thời gian gần đây. Tuy nhiên, cái tên “chuông vàng” lại không được nhiều người biết tới, vậy cây chuông vàng còn được gọi là cây gì? Cây chuông vàng có tên khoa học là tabebuia argentea. Tên tiếng anh là caribbean trumpet tree, silver trumpet tree hoặc yellow tabebuia. Tại Việt Nam, cây được người dân gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Cây phong linh, cây hoa phong linh, cây hoa chùm ớt, cây núc nác,…

Cây chuông vàng còn gọi là cây gì?

Cây chuông vàng còn gọi là cây gì?

Cây chuông vàng có mấy loại?

Cây chuông vàng đang là giống cây cảnh được nhiều người ưa chuộng làm cây công trình, loại cây này đang được trồng tại rất nhiều công trình lớn nhỏ ở Việt Nam. Việc cây chuông vàng có mấy loại là mối quan tâm hàng đầu của người trồng. Người ta phân loại chuông vàng dựa vào màu sắc của hoa. Hiện trên thị trường có 3 loại cây chuông vàng đó là cây chuông vàng hoa vàng, cây chuông vàng hoa hồng và cây chuông vàng hoa tím.

Cây chuông vàng có mấy loại?

Cây chuông vàng có mấy loại?

Trong đó, cây chuông vàng hoa vàng được trồng phổ biến và mang nhiều ý nghĩa trong phong thủy hơn hai loại chuông vàng còn lại. Tuy ba loại cây này khác nhau về màu sắc của hoa nhưng chúng vẫn có các đặc điểm tương đồng. Cách thức sinh trưởng của hoa chuông vàng đều mọc thành cụm, các cụm mọc tập trung thành chuỗi và hoa mang hình chiếc chuông. Thời điểm ra hoa và nở rộ cũng không chênh lệch quá nhiều. Đặc biệt, khi hoa nở, lá chuông vàng bắt đầu rụng hết, trên cây chỉ còn lại hoa.

Có nên trồng cây chuông vàng làm cảnh?

Cây chuông vàng là loại cây có công dụng trong việc tạo cảnh quan và làm thuốc chữa bệnh cho con người. Khoa học cũng đã chứng minh một số bộ phận của cây có tác dụng hạ sốt, trị nọc độc, diệt chuột, giảm vết sưng do bọ cạp đốt,… Cây được trồng thành nhiều hình dáng độc đáo để trang trí cho công viên, khu đô thị và làm cảnh quan cho đường phố. Loại cây này có khả năng hút khí cacbonic và thải ra khí oxy tốt, giúp thanh lọc không khí, hỗ trợ giảm ô nhiễm bụi.

Theo nhiều nhà phong thủy học, cây chuông vàng có thể tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho bạn mỗi khi thiếu động lực, khi bạn buồn hay chán nản. Bởi những chùm hoa chuông vàng có mùi hương nhẹ, thơm ngát, giúp bạn hít thở tốt hơn và giảm bớt áp lực, căng thẳng. Nhờ hình dáng bên ngoài đẹp, tán cây tỏa rộng nên cây được ưu tiên trồng làm cây cảnh tại nhiều nơi. Những con đường mát mẻ với màu sắc tươi tắn của hoa chuông vàng chắc chắn sẽ là nơi chụp ảnh lý tưởng cho các bạn đam mê nghệ thuật.

Có nên trồng cây chuông vàng làm cảnh? 

Có nên trồng cây chuông vàng làm cảnh?

Ngoài ra, cây chuông vàng mang lại giá tinh thần sâu sắc cho con người. Một môi trường sống ngập tràn sắc vàng sẽ tạo cho chúng ta cảm giác thư giãn, thoải mái và tràn đầy sức sống. Mặc dù loại hoa này mang lại cho chúng ta cảm giác tươi mới, dễ chịu, nhưng nếu ngửi quá nhiều hoặc ăn phải thì chúng có thể khiến chúng ta gặp phải ảo giác. Bởi bên trong loại hoa này có chứa chất scopolamine, đây là hợp chất được sử dụng để sản xuất thuốc giảm đau, an thần.

Việc có nên trồng cây chuông vàng làm cảnh không chắc bạn cũng đã có câu trả lời. Loại cây này không kén người trồng giống như các loài cây cảnh khác. Nếu bạn đã yêu thích vẻ đẹp của nó bạn có thể trồng trong nhà ở bất kỳ lúc nào, bất kỳ vị trí nào. Theo ngũ hành, loại cây này rất phù hợp với người trồng mang mệnh Kim. Hoa chuông vàng có màu vàng, đây là màu sắc may mắn của người mệnh Kim. Vậy nên nếu người mệnh Kim trồng nó sẽ mang hàm ý về tiền tài, sự giàu có và thành tựu tốt đẹp trong công việc, cuộc sống.

Người mệnh Kim nên trồng cây chuông vàng trong sân vườn, trước cửa nhà để mang lại sự thịnh vượng, niềm vui, sự may mắn trong tình yêu và sự nghiệp. Không chỉ người mệnh Kim, dù bạn đang mang trong mình bản mệnh nào, bạn cũng nên trồng cho mình một cây chuông vàng, vừa mang đến nhiều động lực thay đổi trong cuộc sống, vừa có thể giúp cho tinh thần chúng ta được thoải mái hơn.

Cây phong linh và cây chuông vàng có gì khác nhau?

Vào tháng 3 – 5 hằng năm, cây hoa phong linh nở vàng rực trên nhiều tuyến đường, đây cũng là nơi nhiều bạn trẻ tìm đến chụp ảnh, một số người bắt đầu tìm mua giống cây phong linh mang về trồng tại vườn nhà. Theo nhiều cửa hàng cho biết, cây phong linh và cây chuông vàng là cùng một loại. Trước đây, loại cây này được trồng nhiều ở Philippines, Trung Quốc và Thái Lan. Được đưa vào trồng tại nước ta cách đây gần 20 năm. Khoảng 1 năm trở về đây, khi cây phong linh nở rực rỡ và được nhiều người chụp ảnh đăng lên mạng thì loài cây này mới được chú ý.

Cây phong linh và cây chuông vàng có gì khác nhau? 

Cây phong linh và cây chuông vàng có gì khác nhau?

Loại cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Cây phong linh 3 năm tuổi sẽ bắt đầu ra hoa, khi trồng làm cảnh trước nhà sẽ tạo không gian sống xanh và đem lại cảm giác tươi mới. Trong phong thủy, cây phong linh vàng mang ý nghĩa đặc biệt, trồng trước cửa nhà hoặc trồng trong sân vườn sẽ mang đến danh vọng, tài lộc và may mắn cho gia chủ. Cây phong linh giống có giá dao động từ 50.000 – 80.000 đồng. Những cây phong linh nhỏ, chiều cao dưới 1m thì có giá dao động từ 600.000 – 800.000 đồng. Đối với những cây trên 3 tuổi đã ra hoa thì có giá dao động khoảng 5 – 6 triệu đồng.

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây chuông vàng đẹp dưới đây:

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng đẹp

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây chuông vàng thân gỗ, phân loại, ý nghĩa cây chuông vàng làm cảnh, sự khác nhau giữa loại cây này và cây phong linh. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây bơ: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và cách chăm sóc

Sinh Vật Cảnh -