Cây bạch đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, tác dụng, tác hại
Cây bạch đàn là loại cây lấy gỗ quen thuộc và có nhiều công dụng trong đời sống con người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin cây bạch đàn là cây gì? Giá trị kinh tế, tác dụng của vỏ và lá bạch đàn cũng như tác hại của loại cây này.
Cây bạch đàn là cây gì?
Cây bạch đàn có tên tiếng anh là eucalyptus, tên khoa học là cây khuynh diệp, họ Đào Kim Nương. Tuy loại cây này quen thuộc với chúng ta nhưng lại không phải loại cây mọc tự nhiên tại nước ta. Cây có nguồn gốc từ Úc và được mang giống về trồng vào những năm 1950 – 1959. Cây thích nghi tốt được với điều kiện khí hậu tại Việt Nam nên hiện đang được trồng thành rừng và trồng phân tán tại nhiều nơi trên đất nước ta. Vậy cụ thể cây bạch đàn là cây gì, có đặc điểm ra sao?
Cây bạch đàn là loại cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 5 – 20m, vỏ bạch đàn mềm, có màu trắng xám, thường sần sùi và tróc thành mảng. Thân cây thẳng, tán lá mọc thưa, cành nhánh mọc tập trung ở phần ngọn. Lá có màu xanh pha vàng, thô ráp, không có cuống, lá mọc đối xứng hai bên. Lá bạch đàn có hình mác, cuống ngắn, gân nổi rõ lên trên bề mặt, mép lá có gợn sóng. Lá bạch đàn có mùi thơm dịu nhẹ giống lá bạc hà nên có thời gian loại cây này được gọi là cây bạc hà.
Cây bạch đàn là loại cây dễ sống, dễ trồng, sinh trưởng và phát triển tốt ở cả những nơi có điều kiện sống thấp, thiếu nước và thiếu dinh dưỡng. Trên thế giới có hơn 700 loài bạch đàn khác nhau, chúng được tìm thấy ở nhiều nước trong khu vực Đông Á. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chỉ có khoảng 10 loài bạch đàn được trồng và ứng dụng phổ biến.
Loại cây này có tốc độ phát triển khá nhanh, cây có tuổi đời càng cao thì gỗ càng chất lượng. Sau khoảng 4 – 5 năm đầu, cây có đường kính thân khoảng 10 – 11cm, chiều cao trung bình khoảng 8 – 10m. Rễ cây phân nhiều nhánh, chiều dài lớn. Hoa bạch đàn thường mọc thành chùm, mọc ra từ nách lá, tùy từng giống bạch đàn mà sẽ cho ra màu sắc hoa đặc trưng.
Cây bạch đàn lá tròn
Cây bạch đàn lá tròn là loại cây cảnh phong thủy có vẻ ngoài bắt mắt, khác với các loài bạch đàn thông thường, lá cây bạch đàn lá tròn có hình trứng, chiều cao thấp, thường chỉ cao trung bình từ 1m2 – 2m. Cây có hình dáng xinh đẹp, ngọt ngào, mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ nên được sử dụng nhiều trong trang trí nhà cửa. Cây bạch đàn lá tròn có thể giúp thanh lọc không khí, làm cảnh và làm thuốc điều trị bệnh.
Cây có hình dáng bên ngoài lạ mắt, phân nhánh ở giữa thân, tán lá sum suê nên sẽ mang lại nhiều tài lộc cho người sở hữu. Lá cây có kích thước nhỏ, tròn cũng sẽ mang lại cho gia chủ sự giàu sang, phú quý. Lá và vỏ cây bạch đàn lá tròn được sử dụng như một vị thuốc Đông Y có tác dụng ổn định tinh thần, giảm stress, giảm lo lắng, kháng khuẩn, kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường.
Giá trị kinh tế của cây bạch đàn
Cây bạch đàn được xếp vào nhóm VI trong bảng phân bố gỗ của Việt Nam, là một trong những loại gỗ lâm nghiệp được nhà nước cho phép khai thác và sử dụng. Trên thị trường gỗ hiện nay, bạch đàn được chia thành ba loại gỗ chính:
- Gỗ bạch đàn đỏ: Đây là loại gỗ có màu sắc bắt mắt, đường vân gỗ đẹp nên thường được khai thác để làm vật dụng trong gia đình hoặc đồ thủ công mỹ nghệ. Gỗ có giá trị thẩm mỹ cao, cho chất lượng gỗ cao nên mang lại giá trị kinh tế lớn cho người trồng. Với những cây có tuổi thọ lớn thì thường được khai thác để làm ván đóng thuyền, xây nhà và làm sàn gỗ.
- Gỗ bạch đàn trắng: Đây là loại gỗ có trọng lượng nhẹ nên thường được sử dụng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu để sản xuất giấy hoặc đồ thủ công mỹ nghệ. Gỗ bạch đàn trắng có kích thước thân gỗ lớn hơn tất cả các loại gỗ khác nên có giá thành cao hơn cả.
- Gỗ bạch đàn xoắn: Loại cây này có chất lượng gỗ ở mức trung bình, màu sắc và đường vân gỗ cũng khá bắt mắt. Thường xuyên được khai thác để làm khung nhà, làm các loại ván ốp tường và phản gỗ.
Chính bởi giá trị kinh tế của cây bạch đàn là rất lớn nên nhiều gia đình đã phát triển kinh tế thành công từ loại cây này. Thân gỗ bạch đàn thường được dùng để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, đồ decor, đồ nội thất trong gia đình. Các loại cây có kích thước thân lớn, chắc chắn và nhẹ thì thường được làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu trong ngành sản xuất giấy. Ngoài ra, phần vỏ và lá cây bạch đàn còn là nguyên liệu chính để làm ra các loại thuốc trị ho, số ít được chiết suất làm tinh dầu.
Cây bạch đàn có tác dụng gì trong y học?
Cây bạch đàn không chỉ là một loại cây lâm nghiệp lấy gỗ thông thường mà còn là vị thuốc nam điều trị nhiều bệnh lý. Điều này chắc hẳn chưa nhiều người biết tới.
Lá cây bạch đàn có tác dụng gì?
Trong Đông Y, lá bạch đàn có tác dụng điều trị ho, thông đờm, hỗ trợ điều trị bệnh chàm, ghẻ, ngứa, mề đay,… Theo một số bài thuốc dân gian, lá bạch đàn chứa nhiều tinh dầu nên có thể dùng để điều trị bệnh viêm xoang. Dầu chiết xuất từ lá bạch đàn có công dụng trị ho vô cùng hiệu quả, tương tự như tinh dầu tràm hay tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn đã được bệnh viện Bạch Mai sử dụng để điều trị ho cho các bệnh nhân từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhiều người vẫn còn nghi ngờ về tác dụng của cây bạch đàn nên thường thắc mắc việc lá cây bạch đàn có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền Việt Nam, lá bạch đàn có tính hỏa, vị đắng, chứa nhiều tinh dầu. Đây là vị dược liệu có công dụng giảm đau nhức, ngắt cơn xoang, giữ cho làn da mềm mượt và khỏe mạnh. Ngoài ra, lá bạch đàn có tác dụng chữa các bệnh ngoài da như ngứa, ghẻ. Trong lá có chứa mùi thơm đặc trưng, có vị đắng nên những vi khuẩn rất dị ứng, sau khi sử dụng tinh dầu bạch đàn, bạn sẽ không còn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nữa. Ngoài ra, loại dược liệu này còn có công dụng trị hôi chân, hôi nách, đau nhức xương khớp, mạt gà, thông đờm hiệu quả.
Vỏ cây bạch đàn có tác dụng gì?
Như đã biết về công dụng của tinh dầu bạch đàn, vỏ cây bạch đàn có tác dụng chính đó là điều chế tinh dầu. Tinh dầu bạch đàn đang được sử dụng tại nhiều bệnh viện và các phòng khám, có công dụng sát khuẩn đường hô hấp, nâng cao sức đề kháng cho con người, phòng ngừa bệnh cảm, sốt, ho do virus gây nên.
Tác hại của cây bạch đàn
Tuy cây bạch đàn có công dụng phủ xanh rừng trắng và đồi trọc nhanh chóng nhưng loại cây này lại làm cho đất đai trở nên khô cằn hơn. Sau khi thu hoạch bạch đàn thì chúng ta mất khoảng 12 – 15 năm mới có thể cải tạo lại đất trồng, do đó chúng ta rất khó trồng thêm được loại cây khác. Ngoài ra, lá bạch đàn có chứa nhiều tinh dầu nên khi rụng xuống sẽ làm cho những cây mọc xung quanh chết đi. Chính vì vậy, sau khi thu hoạch cần trồng liên tục và xen canh thêm nhiều loại cây khác nữa.
Tác hại của cây bạch đàn đối với môi trường đất là không nhỏ nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được lợi ích to lớn của nó trong kinh tế và y học. Do đó, khi bắt tay vào canh tác, chúng ta cần có những biện pháp và hướng phát triển hợp lý để giải quyết được tối đa các tác hại mà nó mang lại.
Hình ảnh cây bạch đàn trong tự nhiên
Cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bạch đàn trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bạch đàn, giá trị kinh tế, tác dụng của vỏ và lá bạch đàn cũng như tác hại của loại cây này. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây trường sinh: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và độc tố
Sinh Vật Cảnh -Cây trường sinh: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và độc tố
Cây sen đá: Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây thường xuân là cây gì? Lợi ích, ý nghĩa, cách trồng
Cây phát tài núi hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách chăm sóc
Cây trúc: Phân loại, ý nghĩa, cách chọn giống và chăm sóc
Cây mật gấu: Đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và tác hại
Cây mã đề: Đặc điểm, công dụng, cách dùng và bài thuốc