Cây mật gấu: Đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và tác hại

Một trong số những loại dược liệu quý hiếm ở nước ta mà chúng ta không thể không nhắc tới đó là cây mật gấu. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và tác hại của loại cây này. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây mật gấu rừng 

Cây mật gấu thuộc họ Cúc, có tên tiếng anh là gymnanthemum amygdalinum. Trong dân gian, loại cây này còn được biết tới với nhiều cái tên khác như: Cây mật gấu nam, cây lá đắng, cây mật gấu rừng,… Cây có thân thảo, mọc thành bụi, chiều cao trung bình từ 2 – 4m, một số cây sinh trưởng trong môi trường và điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể cao lên tới 6 – 7m. Lá có hình trái xoan, cứng, mép lá có răng cưa nhỏ. Đối với những cây trưởng thành, lá có chiều dài từ 6 – 10cm, rộng khoảng 2 – 4cm. 

Đặc điểm cây mật gấu rừng 

Đặc điểm cây mật gấu rừng

Hoa mật gấu nở vào tháng 2 tới tháng 4 hằng năm, hoa mọc thành cụm, có màu vàng. Mỗi bông hoa có 6 cánh, 12 lá đài. Hoa và quả mọc tập trung ở phần ngọn, khi hoa tàn cũng là lúc quả chín, quả thường chín vào khoảng tháng 5 – 6 hằng năm, lúc này quả mật gấu sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu nâu. 

Loại cây này thường mọc tập trung ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Cây thường xuất hiện tại vùng núi phía Bắc, những nơi có địa hình núi cao, khí hậu mát mẻ. Các địa phương có trữ lượng lớn bao gồm Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Cạn, Lào Cai. Số ít phân bổ ở khu vực Langbiang – Lâm Đồng, nhưng có trữ lượng thấp hơn khu vực miền Bắc. 

Lá cây mật gấu được dùng để làm gì? 

Lá mật gấu khi nhai có vị đắng nên thường được gọi là cây lá đắng, khi nhai trong miệng lâu sẽ có vị ngọt nhẹ trong miệng. Loại cây này được người dân sử dụng như một loại rau, nấu nước uống và thuốc chữa bệnh trong nhiều trường hợp. Lá cây mật gấu được dùng để nấu canh hoặc xay ra lấy nước uống có tác dụng trị bệnh về đường tiêu hóa, đái tháo đường, chán ăn, tiểu ra máu và rối loạn tiêu hóa. 

Lá cây mật gấu được dùng để làm gì? 

Lá cây mật gấu được dùng để làm gì?

Cây mật gấu có tác dụng gì?

Bên trong cây mật gấu có chứa các hoạt nhất như glycoside, terpene, steroid, acid phenolic, lignan, xanthone, coumarin, flavonoid, anthraquinone, edotide và sesquiterpene, alkaloids, saponin, tannin. Đây đều là những chất có tác dụng kháng ung thư hiệu quả. Ngoài ra, phần lá cây có chứa magnesium, selenium, sắt, đồng, kẽm, vitamin A, vitamin E, vitamin C, vitamin B1, vitamin B, chất béo, tro, carbohydrate, leucine, methionine, phenyl alanine, threonine, valine, histidine, chromium, manganese, tyrosine, protein thô, chất xơ, isoleucine, lysine. Các hợp chất trong lá mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mãn tính, lão hóa, giun sán, bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. 

Cây mật gấu có tác dụng gì?

Cây mật gấu có tác dụng gì?

Vậy trong Đông Y, cây mật gấu có tác dụng gì mà nhiều người sử dụng tới vậy? Dựa theo kinh nghiệm sử dụng loại dược liệu này trong dân gian thì cây mật gấu có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa. Trong y học cổ truyền ở nhiều quốc gia đã sử dụng loại dược liệu này và cho ra kết quả điều trị khá khả quan. Ở Ấn Độ, người ta đã sử dụng dược liệu mật gấu để chữa tiểu đường, HIV, hạ sốt, giảm ho, cảm cúm, viêm vú. Ở Congo, người dân đã sử dụng nó để chữa huyết hấp trùng, hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt. Trong khi đó, tại Tây Phi, người dân lại dùng trà mật gấu để chữa táo bón, lợi tiểu, nhiễm trùng và một số bệnh liên quan tới gan. 

Tác dụng cây mật gấu chữa xương khớp

Các hoạt chất bên trong cây mật gấu có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa tình trạng viêm, sưng, chống oxy hóa và phục hồi chấn thương. Do đó, những bệnh nhân bị mắc các bệnh như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,… có thể sử dụng loại dược liệu này để trị bệnh. Đây là phương pháp an toàn, lành tính, đơn giản mà lại không chứa tác dụng phụ, giúp hỗ trợ quá trình điều trị và làm giảm được các triệu chứng của bệnh. 

Tác dụng cây mật gấu chữa xương khớp

Tác dụng cây mật gấu chữa xương khớp

Cây mật gấu chữa xương khớp là biện pháp mà y học cổ truyền đã áp dụng từ lâu, tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa được y học hiện đại kiểm chứng rõ ràng. Việc nó có thực sự hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và cơ địa của người sử dụng. Do đó, khi sử dụng cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sức khỏe của bản thân. 

Cách sử dụng cây mật gấu hiệu quả

Chính bởi những tác dụng không ngờ tới của loại dược liệu này nên từ xưa, người dân đã sử dụng loại lá mật gấu như một món rau bổ dưỡng hằng ngày. Ngoài việc sử dụng để nấu ăn, cách sử dụng cây mật gấu phổ biến khác nữa đó là đun nước lá mật gấu. Cụ thể như sau:

Cách sử dụng cây mật gấu hiệu quả

Cách sử dụng cây mật gấu hiệu quả

Cách ngâm rượu cây mật gấu

Một trong những phương pháp sử dụng hiệu quả của loại dược liệu này đó là ngâm rượu, cách này tuy tốn khá nhiều thời gian nhưng lại được ưa chuộng áp dụng trong thời gian dài. Cách ngâm rượu cây mật gấu cụ thể như sau:

Đầu tiên, bạn tiến hành rửa sạch mật gấu và chẻ nhỏ sao cho phù hợp với kích cỡ của bình ngâm. Tiếp đó, phơi khô mật gấu vừa được chẻ nhỏ, sau khi mật gấu đã khô thì tiến hành rửa sạch lại một lần nữa và để ráo nước. Cuối cùng, bạn ngâm chúng cùng với 2 lít rượu trắng trong khoảng 15 – 20 ngày. Khi quan sát thấy mật gấu chuyển màu thì chúng ta có thể sử dụng. 

Cách ngâm rượu cây mật gấu

Cách ngâm rượu cây mật gấu

Tác hại cây mật gấu

Qua quan sát một số bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn tiêu hóa có sử dụng nước mật gấu, nhận thấy đường huyết của bệnh được ổn định hơn bình thường, số đo huyết áp ổn định, tăng cảm giác ngon miệng và cải thiện được chứng rối loạn đại tiện. Hiện chưa ghi nhận phản ứng phụ nào đáng kể. Tuy nhiên, khi sử dụng không đúng cách cũng có thể gây nên một số tác hại không đáng có. Tác hại của cây mật gấu cụ thể như sau:

Khi sử dụng quá liều sẽ gây táo bón, huyết áp giảm, miệng ngọt kéo dài. Sử dụng liều quá thấp hoặc đang sử dụng mà ngừng đột ngột, cơ thể sẽ thấy mỏi mệt, khó chịu trong người. Chính vì vậy, khi sử dụng chúng ta cần có sự tham vấn của bác sĩ cũng như thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận định kỳ.  

Tác hại cây mật gấu

Tác hại cây mật gấu

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Miền Bắc là nơi trồng nhiều mật gấu nhất hiện nay, dưới đây là một số hình ảnh cây mật gấu miền Bắc, mời bạn cùng chiêm ngưỡng: 

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng và tác hại của cây mật gấu. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây mã đề: Đặc điểm, công dụng, cách dùng và bài thuốc

Sinh Vật Cảnh -