Cây mã đề: Đặc điểm, công dụng, cách dùng và bài thuốc
Cây mã đề là một trong những loại dược liệu tự nhiên phổ biến ở nước ta. Để mọi người hiểu hơn về đặc điểm, công dụng, cách dùng và một số bài thuốc từ loại cây này. Mời bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Đặc điểm cây bông mã đề
Cây mã đề có tên khoa học là asiatica decaissne, người dân Việt Nam còn thường gọi cây với nhiều cái tên khác như: Cây mã tiền, cây đề á, cây xa tiền, cây bông mã đề,… Cây có kích thước nhỏ, thân thảo, thường mọc thành bụi, một bụi có khoảng 3 – 10 cây. Cây có chiều cao trung bình từ 30 – 50cm, một số cây trưởng thành có chiều cao lên tới 60cm. Lá mã đề màu xanh, có hình quạt nan và không có cuống. Một lá mã đề có 3 – 5 gân, phần gân có kích thước nhỏ, phiến lá tỏa rộng. Hoa mã đề nở quanh năm, hoa mọc thành cụm, chiều cao của hoa trung bình từ 20 – 40cm.
Quả mã đề có hình hộp, màu nâu hoặc tím, hạt nhỏ, trên hạt có những chấm tròn màu vàng nhạt. Cây mã đề mọc hoang dại ở khắp nơi trên thế giới, chúng có thể sinh trưởng ở bất kỳ môi trường và khí hậu nào. Nơi có trữ lượng mã đề lớn đó là châu Á, châu Mỹ, châu Úc và New Zealand. Tại Việt Nam, cây có thể dễ dàng tìm được ở trong các bờ ruộng, khu vườn hoặc vùng đồi núi.
Người ta thường thu hoạch và sử dụng tất cả bộ phận của cây. Lá được thu hoạch vào mùa hè, hạt thu hoạch vào đầu mùa đông, hoa được thu hoạch quanh năm. Những bông hoa già sẽ được phơi khô, đập nát, sau đó tiếp tục được phơi khô một lần nữa cho tới khi giòn.
Cây mã đề chữa bệnh gì?
Bên trong lá mã đề có chứa hàm lượng lớn iridoid, aucubosid, este phenyl propanoic, glycosid, majoroside, catalpol, acid phenol và chất nhầy. Hạt mã đề có chứa nhiều galactose, arabinose, acid uronic, acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic. Ngoài ra, rễ mã đề có chứa flavonoid, scutelarein, baicalein, hispidulin, apigenin, quercetin, luteolin-7-glucoronid, homoplantaginin, luteolin-7-glucoside. Hoa mã đề chứa acid ferulic, caroten, vitamin K, vitamin C, acid caffeic, acid clorogenic, aicd cimaric và acid p-coumaric. Đây đều là những hợp chất duy trì hoạt động sống và chữa một số bệnh lý cho con người. Vậy cụ thể cây mã đề chữa bệnh gì?
Trong y học cổ truyền, cây mã đề là loại thảo dược có dược tính cao. Tác dụng chính của loại cây này đó là lợi tiểu, chữa ho và làm thuốc kháng sinh. Nhiều địa phương đã sử dụng loại cây này và cho kết quả rất khả quan. Trong Đông Y Nhật Bản, nước nấu từ lá mã đề có thể điều trị hen suyễn, viêm đường tiết niệu, tiêu thũng, tiêu viêm. Trong y học cổ truyền Ấn Độ lại sử dụng loại dược liệu này để cầm máu, trị vết thương hở, vết bỏng và điều trị viêm mô. Tại Việt Nam, lá mã đề được đun nước uống hằng ngày có công dụng làm mát cơ thể, lợi tiểu, nhanh lành vết thương, điều trị tiêu chảy và trĩ. Rễ mã đề được sử dụng để chữa sốt, ho, hạt mã đề lại được dùng để tiêu viêm, lợi tiểu, chữa kiết lỵ.
Lá mã đề có tính hàn, vị nhạt, thanh, mát. Hạt có vị ngọt, tính mát được quy vào 4 kinh đó là: Can, thận, phế, tiểu tràng. Được sử dụng để thanh nhiệt, thông tiểu tiện, tiêu thũng, lợi phế, làm sáng mắt, làm sạch phong nhiệt của gan, phổi, thận. Theo một số cuốn sách y học cổ có ghi lại, lá mã đề có thể hỗ trợ thải trừ ure, acid uric, muối trong thận nên có tác dụng chữa trị hiệu quả các bệnh về thận và đường tiết niệu.
Cây mã đề nấu canh có tác dụng gì?
Bên trong lá mã đề có chứa nhiều canxi và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Người ta đã nghiên cứu ra, hàm lượng vitamin A có trong lá mã đề nhiều gấp 2 lần cà rốt, hàm lượng vitamin C và vitamin K tương đương hàm lượng có trong quả cam. Chính vì vậy, cây mã đề nấu canh sẽ có tác dụng đẹp dáng, đẹp da, giúp hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe. Đây là món canh rất tốt cho người mới ốm dậy, người đang mang trong mình các căn bệnh về thận và đường tiết niệu.
Cách dùng cây mã đề hiệu quả nhất
Vì là loại cây xuất hiện trong tự nhiên từ lâu, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền nên dân gian cũng đã lưu truyền rất nhiều cách dùng loại cây dược liệu này. Mỗi cách dùng cây mã đề sẽ có những hiệu quả khác nhau. Để cho ra được kết quả tốt nhất cho quá trình điều trị thì chúng ta cần sử dụng đúng và đủ, dưới đây là hai cách dùng cây mã đề phổ biến nhất hiện nay:
- Nấu nước lá mã đề: Chúng ta cần chuẩn bị 50g mã đề tươi cùng với 1,5 lít nước lọc. Sau khi mua lá mã đề về, cần làm sạch lá, loại bỏ lá già, vàng, hỏng, héo, chỉ giữ lại phần rễ và lá bánh tẻ. Tiến hành cho toàn bộ phần mã đề vừa làm sạch rồi đun cùng với lượng nước lọc đã chuẩn bị. Nấu liên tục trong khoảng 30 phút, sau đó để nguội bớt, lọc lấy nước và thưởng thức.
- Hãm trà mã đề: Sử dụng 50g mã đề, rửa sạch, để ráo, tráng sơ qua 1 lượt mã đề với nước sôi. Tiến hành hãm lá mã đề cùng với 500ml nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó tách lấy nước và uống trong ngày, có thể uống thay nước lọc hằng ngày.
Nước mã đề có mùi thơm, vị đắng nhẹ, khi uống lâu trong miệng sẽ có vị ngọt, có thể giúp bạn giải khát, thanh nhiệt, giải độc, trị cảm nắng vào mùa hè rất tốt. Bạn có thể sử dụng trà mã đề cùng với đá và đường cho hợp với khẩu vị của bản thân.
Cách dùng cây mã đề trị nám
Để dùng cây mã đề trị nám hiệu quả, chúng ta cần chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi hoặc 20 – 25g lá mã đề khô. Tiến hành rửa sạch dược liệu, để ráo nước và đun cùng với 500ml nước. Đun trong lửa nhỏ khoảng 30 phút. Sử dụng nước mã đề hằng ngày, phần bã có thể tận dụng để đắp lên vết nám. Sau khoảng 1 – 2 tháng chúng ta sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt về màu sắc của các tế bào da trên mặt.
Cách dùng cây mã đề chữa viêm đường tiết niệu
Cả hoa mã đề và râu ngô đều là dược liệu chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả. Cách dùng cây mã đề chữa viêm đường tiết niệu cụ thể như sau:
Chuẩn bị 40g hoa mã đề và 20g râu ngô, đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước và tiến hành đun sôi cùng với 300ml nước. Đun tới khi hoa mã đề chuyển màu thì lọc lấy nước và uống hằng ngày trước các bữa ăn chính. Cần kiên trì uống trong một thời gian dài để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc từ cây mã đề
Dưới đây là một số bài thuốc từ cây mã đề được lưu truyền và sử dụng phổ biến trong dân gian sau:
- Bài thuốc lợi tiểu: Chuẩn bị 10g hạt mã đề, 2g cam thảo. Sắc nước uống hằng ngày vào sáng, trưa, tối.
- Bài thuốc trị ho, tiêu đờm: Chuẩn bị 10g mã đề, 2g cát cánh, 2g cam thảo. Chia phần thuốc sắc thành 3 lần và uống trước bữa ăn.
- Bài thuốc chữa sốt xuất huyết: Chuẩn bị 50g mã đề tươi, 30g củ sắn dây. Chia phần thuốc sắc thành 2 lần uống và uống khi đói.
Tác dụng phụ của cây mã đề
Tuy là loại cây có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng nó cũng có chứa một số tác dụng phụ mà chúng ta cần lưu ý. Tác dụng phụ của cây mã đề gồm: Sảy thai, đái không tự chủ và huyết áp tăng nhanh. Vậy nên cần tránh sử dụng loại dược liệu này cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 10 tuổi và người lớn tuổi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, công dụng, cách dùng và một số bài thuốc từ cây mã đề. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây lan ý hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách chăm sóc và vị trí đặt
Sinh Vật Cảnh -Cây lan ý hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách chăm sóc và vị trí đặt
Cây huyết dụ trong phong thủy, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây đại phú gia hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và độc tố
Cây hồng môn hợp tuổi nào? Phân loại, ý nghĩa, cách trồng
Cây giáng hương: Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc và nơi trồng
Cây cúc tần: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây cơm nguội là gì? Phân loại, tác dụng và ý nghĩa