Cây huyết dụ trong phong thủy, tác dụng, cách dùng, cách trồng
Cây huyết dụ là một trong những loại cây cảnh trong nhà được nhiều người yêu thích, không chỉ bởi vẻ đẹp của nó mà còn bởi tác dụng chữa bệnh hiệu quả trong Đông Y. Vậy ý nghĩa phong thủy cây huyết dụ là gì, tác dụng, cách dùng, cách trồng ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây.
Ý nghĩa phong thủy cây huyết dụ
Cây huyết dụ thuộc họ Huyết Dụ, có thân thảo, chiều cao trung bình từ 1 – 2m. Thân cây mềm mại, mảnh mai và có nhiều đốt, lá mọc ở phần ngọn, thuôn dài và có hình mũi mác. Lá cây xếp thành tầng, mặt trên màu đỏ, mặt dưới có màu xanh xám. Hoa huyết dụ thường mọc thành chùm, mọc tập trung ở phần ngọn, mỗi chùm hoa dài trung bình từ 20 – 30cm. Quả huyết dụ có hình cầu, mọng nước, có thể biến đổi thành nhiều hình dạng khác nhau tùy theo môi trường sống.
Do có vẻ ngoài độc đáo nên loại cây này đang được sử dụng để làm cây cảnh trong nhà phổ biến. Ngoài mục đích trang trí cho không gian sống, người ta còn trồng cây với mục đích đem lại nhiều giá trị phong thủy tốt đẹp cho bản thân. Cây có màu đỏ đặc trưng, màu sắc này tượng trưng cho sự may mắn, hưng thịnh, tài lộc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trong phong thủy, cây huyết dụ còn có khả năng xua đuổi ma quỷ, mang lại vượng khí và những nguồn năng lượng tích cực cho gia chủ. Vì vậy, mỗi gia đình nên trồng cho mình một cây huyết dụ, vừa làm tăng tính thẩm mỹ cho căn nhà, vừa giúp cho công việc thuận lợi, gia đình gặp nhiều may mắn và bình an. Hiện nay, trên thị trường cây cảnh có hai loại cây huyết dụ chính đó là cây huyết dụ lá xanh và cây huyết dụ lá nhỏ.
Cây huyết dụ xanh
Đây là cây huyết dụ có kích thước lá, hoa và thân lớn. Cây có thân thảo, mọc thành bụi, tốc độ sinh sản nhanh chóng, thân cây mọc thẳng, vỏ cây sần sùi và tróc vảy, chiều cao trung bình từ 50 – 100cm, một số cây ngoài tự nhiên có thể cao lên tới 3m. Cây huyết dụ xanh có hai loại bao gồm cây có lá màu xanh trơn và cây có lá màu xanh kẻ sọc. Loại cây này cũng giống như cây huyết dụ đỏ, ưa ẩm và thích ánh sáng tự nhiên. Cây huyết dụ xanh thường ít được sử dụng nên khi nhắc tới cây huyết dụ người ta thường chỉ nghĩ tới cây huyết dụ có lá màu đỏ.
Cây huyết dụ lá nhỏ (cây huyết dụ đỏ)
Cũng giống như cây huyết dụ xanh, cây huyết dụ lá đỏ có 2 loại đó là cây huyết dụ lá đỏ một mặt và cây huyết dụ lá đỏ 2 mặt. Đây là loại cây được sử dụng phổ biến trong việc trang trí và làm thuốc trong y học. Cây có kích thước lá và hoa nhỏ nên được nhiều người gọi với cái tên cây huyết dụ lá nhỏ. Thân mảnh mai, có nhiều sẹo, cây ít phân nhánh, lá thường chỉ mọc tập trung ở phần ngọn. Lá có hình mác, nhọn hai đầu, mép lá có răng cưa, cuống lá dài, có bẹ. Loại cây này có hàm lượng dược tính cao nên ngoài tác dụng trang trí, cây còn được sử dụng để cầm máu, tán ứ và chỉ thống.
Uống lá huyết dụ có tác dụng gì?
Trong lá huyết dụ có chứa các hợp chất hóa học như: Đường, acid amin, phenol, anthocyanin và một số chất chống oxy hóa. Chính vì vậy, người ta thường chỉ sử dụng duy nhất lá mà không sử dụng tới các bộ phận khác của cây. Mùa hè là thời gian thu hoạch lá, sau khi thu hoạch người ta sẽ đem rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô để làm thuốc và số ít dùng tươi. Cách dùng phổ biến nhất trong dân gian đó là đun nước lá huyết dụ để uống. Vậy cụ thể uống lá huyết dụ có tác dụng gì?
Trong Đông Y, tác dụng của lá huyết dụ đó là bổ máu, hoạt huyết, thường được sử dụng để chữa tiêu ứ và rong kinh. Cây huyết dụ có tính hàn, vị nhạt, hơi đắng được quy vào can và thận. Theo y học cổ truyền Việt Nam, huyết dụ là vị thuốc dành riêng cho phụ nữ với những tác dụng thần kỳ như chữa huyết ứ, kinh nguyệt không đều, rong kinh, băng huyết. Ngoài ra, huyết dụ còn có tác dụng điều trị bệnh lậu, kiết lỵ, khí hư, viêm âm đạo, hỗ trợ điều trị xuất huyết tử cung, kháng nấm, kháng khuẩn, tăng co bóp tử cung.
Theo y học hiện đại, cây huyết dụ có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống lại các tế bào gây ung thư, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Hiện tại, loại dược liệu này đã được ứng dụng trong việc sản xuất các loại thuốc phòng chống ung thư dạ dày, hỗ trợ điều trị xương khớp, cầm máu, trị táo bón, nôn mửa, ho ra máu, đi tiểu ra máu.
Cách dùng lá cây huyết dụ
Dược liệu huyết dụ đã được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh về máu từ lâu, có hai cách dùng lá cây huyết dụ phổ biến đó là sắc thuốc và hãm nước trà uống hằng ngày.
- Cách sắc thuốc: Sử dụng 100g lá huyết dụ tươi hoặc khô. Nếu dùng lá tươi cần rửa sạch và để ráo, nếu dùng lá huyết dụ khô cần tráng sơ qua với nước sôi. Tiến hành đun 1,5 lít nước chung với lá huyết dụ cho tới khi cạn phân nửa nước thì tiến hành lọc lấy nước và uống trong ngày. Lá huyết dụ có vị đắng, do đó nếu uống không quen, chúng ta có thể sắc cùng với cam thảo hoặc một số loại dược liệu có tính ngọt để cân bằng vị giác.
- Cách hãm trà huyết dụ: Tương tự như cách sắc thuốc, chúng ta có thể sử dụng cả lá huyết dụ tươi và khô. Sau khi đã làm sạch lá huyết dụ, hãm chung 100g lá huyết dụ với 500ml nước sôi trong vòng 10 – 15 phút. Lọc lấy nước trà và uống khi còn ấm, uống mỗi ngày để mang lại kết quả tốt nhất trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, để cây huyết dụ phát huy được công dụng cụ thể trong từng trường hợp bệnh khác nhau thì chúng ta cần kết hợp sử dụng cùng một số loại dược liệu khác, cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để biết chính xác liều lượng, cách dùng sao cho phù hợp.
Cách dùng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ
Dược liệu huyết dụ là vị thuốc lành tính, ngoài khả năng bổ máu thì còn có thể hỗ trợ tán ứ hiệu quả nên thường góp mặt trong các bài thuốc điều trị trĩ ra máu. Cách dùng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ cũng rất đơn giản:
Chúng ta cần chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, nước sạch 300ml. Tiến hành rửa sạch lá huyết dụ và để ráo, sau đó đun lá huyết dụ cùng với 300ml nước cho tới khi cạn phân nửa. Uống 2 – 3 lần/1 ngày và uống trong thời gian dài bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ. Ngoài ra, để mang lại kết quả tốt hơn, chúng ta cần tiến hành kết hợp cùng với chế độ ăn uống và tập luyện thể dục, thể thao một cách khoa học.
Cách trồng cây huyết dụ luôn xanh tốt
Cây huyết dụ là loại cây dễ sống, dễ trồng, thích nghi được với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Do đó, cách trồng cây huyết dụ cũng khá đơn giản chứ không hề khó khăn như chúng ta nghĩ. Loại cây này được trồng chủ yếu bằng cành giâm nên chúng ta cần lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh trên 1 năm tuổi. Cắt cành giâm và cắm vào khu vực trồng, sau 50 ngày cây huyết dụ sẽ mọc rễ và ra lá mới. Sau khoảng 1 năm tuổi, cây đã khỏe mạnh thì có thể chuyển cây sang khu vực trồng rộng rãi hơn hoặc tiến hành trồng trong chậu để trang trí trong nhà.
Lưu ý: Nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không quá gay gắt, mùa hè nên trồng ở nơi râm mát, đồng thời tưới nước 1 ngày/1 lần vào mỗi buổi sáng.
Hình ảnh cây huyết dụ trong tự nhiên
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây huyết dụ trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về ý nghĩa phong thủy cây huyết dụ, tác dụng, cách dùng, cách trồng ra sao. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây đại phú gia hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và độc tố
Sinh Vật Cảnh -Cây đại phú gia hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và độc tố
Cây hồng môn hợp tuổi nào? Phân loại, ý nghĩa, cách trồng
Cây giáng hương: Phân loại, ý nghĩa, cách chăm sóc và nơi trồng
Cây cúc tần: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây cơm nguội là gì? Phân loại, tác dụng và ý nghĩa
Cây cherry: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và hình ảnh
Cây cà gai leo: Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh