Cây cà gai leo: Đặc điểm, tác dụng, cách dùng và hình ảnh
Cây cà gai leo là dược liệu quý được dùng để chữa các bệnh về gan vô cùng hiệu quả. Vậy đặc điểm cây cà gai leo như thế nào? Thực hư sự thật về tác dụng của loại dược liệu này ra sao và cách dùng thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu.
Đặc điểm cây cà gai leo như thế nào?
Cây cà gai leo có tên tiếng anh là solanum frocumbens, họ Solanaceae. Tại Việt Nam, loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như cây cà vạnh, cây cà lù, cây cà gai dây, cây cà quạnh, cây cà hải nam,… Loại cây này được ứng dụng nhiều trong y học Việt Nam nhưng nhiều người lại không biết rõ đặc điểm bên ngoài cây cà gai leo như thế nào?
Cây cà gai leo có tuổi thọ cao, chiều cao trung bình từ 0,8 – 1m, thân nhỏ, phân nhiều nhánh, cành lá tỏa rộng. Thân nhẵn, có màu nâu, hình tròn, toàn bộ phần thân có một lớp lông mềm và gai nhọn bao phủ. Lá cà gai leo có hình bầu dục, mọc so le nhau, mặt trên nhẵn hơn mặt dưới, mặt dưới màu sẫm hơn và có nhiều lông bao phủ. Gân lá nổi rõ lên trên bề mặt, phần đầu gân và cuống lá cũng có nhiều gai sắc nhọn.
Hoa cà gai leo mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 2 – 5 bông, hoa có màu tím, thường nở vào tháng 4 cho tới tháng 6, bắt đầu ra quả vào tháng 7 tới tháng 9 hằng năm. Quả tròn, vỏ trơn, có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu đỏ, có cuống dài, màu sắc cuống thay đổi theo màu sắc quả. Loại cây này ưa ánh sáng, thích hợp trồng ở nơi có nhiều ẩm, thường xuyên xuất hiện ở bụi rậm, bờ sông.
Thực hư sự thật về cây cà gai leo chữa bách bệnh
Thời gian gần đây, rầm rộ nhiều tin đồn trong dân gian về loại cà gai leo có công dụng chữa được bách bệnh. Chính vì lẽ đó nên ở khu vực miền Trung, loại cây dược liệu này đã được thu gom tới cạn kiệt. Vậy thực hư sự thật về cây cà gai theo thế nào?
Cây cà gai leo được sử dụng trong dân gian trong phạm vi điều trị các bệnh phong thấp, đau lưng, đau xương khớp, sử dụng để giảm đau, giải độc, giải rượu, tiêu
Loại cây dược liệu này thường xuyên mọc hoang dại tại nhiều nơi ở nước ta, chúng ta thường bắt gặp nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Ngay từ xưa, cà gai leo đã được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về gan và dùng để giải rượu, giải độc rượu. Ngày nay, nhiều nghiên cứu về tác dụng của loại cây này đã diễn ra.
đờm, trừ ho, chữa bệnh gan và rắn cắn. Tất cả các công dụng này đều chỉ là kinh nghiệm dân gian, phạm vi nghiên cứu của y học hiện đại mới dừng lại ở một số công dụng mà thôi. Vì vậy, khi chưa có kết quả nghiên cứu chính xác, người dân cần tỉnh táo hơn việc sử dụng các loại dược liệu chữa bệnh, tránh hy vọng quá nhiều gây ảnh hưởng tới tinh thần điều trị sau này.
Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì?
Loại cây dược liệu này thường xuyên mọc hoang dại tại nhiều nơi ở nước ta, đặc biệt là khu vực miền Bắc và miền Trung. Ngay từ xưa, cà gai leo đã được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về gan và dùng để giải rượu, giải độc rượu. Ngày nay, nhiều nghiên cứu về tác dụng của loại cây này đã diễn ra.
Bên trong cà gai leo có chứa các hợp chất hóa học quý như ancaloit, glycoancaloit,… Đây đều là những hợp chất có khả năng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, các hoạt chất này cũng có chức năng ức chế sự hoạt động của các loại virus gây viêm gan B, phòng chống viêm gan, xơ gan. Do vậy, cà gai leo được ứng dụng trong sản xuất các loại thuốc điều trị bệnh gan mãn tính.
Trước đây, khi y học chưa phát triển, người ta thường sử dụng cà gai leo bằng cách nấu nước uống hằng ngày hoặc sử dụng thuốc sắc. Vậy uống nước cà gai leo có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, nước nấu từ cây cà gai leo được dùng để giải rượu, bảo vệ tế bào gan, phòng và chữa trị các bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, hạ đường huyết. Chữa trị các bệnh đau nhức xương khớp, đau lưng, nhức mỏi, ho gà, hen suyễn, thấp khớp và chữa rắn cắn. Ngoài ra, cà gai leo còn được kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để điều trị bệnh về dạ dày và đường ruột.
Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?
Tâm lý chung của tất cả mọi người đó là càng những loại dược liệu có hàm lượng dược tính cao thì người ta càng quan tâm với tác dụng phụ của nó. Vậy uống nhiều nước cà gai leo có tốt không? Theo một số nghiên cứu liên quan tới tác dụng của loại dược liệu này thì cà gai leo không có tác dụng phụ, kể cả khi sử dụng quá nhiều thì cũng không hề gây hại tới sức khỏe của con người.
Bên cạnh đó, tác dụng của cây cà gai leo đối với các bệnh lý về gan đã được y học hiện đại chứng minh, do đó chúng ta có thể uống nước cà gai leo thường xuyên hoặc sử dụng thay nước uống hằng ngày. Tuy nhiên, chúng ta cũng không được lạm dụng vào điều này mà sử dụng quá liều, khi sử dụng cần tuân thủ theo đúng liều lượng, tránh sử dụng liều lượng lớn trong thời gian dài gây nên tình trạng ngộ độc.
Với người bình thường sử dụng cà gai leo để bảo vệ và tăng cường sức khỏe thì chỉ nên dùng khoảng 20 – 30g/1 ngày. Đối với người sử dụng để điều trị bệnh thì nên dùng khoảng 100g/1 ngày, ngoài ra cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông Y để kết hợp cùng với các loại dược liệu khác, nâng cao hiệu quả điều trị.
Những ai không nên uống cà gai leo?
Mặc dù cây cà gai leo có nhiều công dụng, nhiều lợi ích đặc biệt đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại dược liệu này. Chính vì vậy, khá nhiều người thắc mắc không biết những ai không nên uống cà gai leo?
- Phụ nữ có thai: Trong quá trình mang thai, để thai nhi phát triển khỏe mạnh thì người mẹ không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc uống nào không cần thiết, đặc biệt là nước cà gai leo.
- Người bị mắc bệnh thận: Bên trong cà gai leo có chứa nhiều chất có thể khiến chức năng thận suy giảm, làm ảnh hưởng tới quá trình lọc máu, khiến cho chức năng hoạt động của thận bị quá tải, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
- Người bị bệnh ở giai đoạn nặng: Cà gai leo là thuốc hỗ trợ điều trị bệnh, nó không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, không tự ý uống thuốc hay bỏ thuốc tùy tiện.
Cách dùng cây cà gai leo
Cách dùng cà gai leo truyền thống nhất đó là sắc nước uống hằng ngày. Đây là cách dễ dùng, an toàn, lành tính và có hiệu quả cao. Sau khi mua cà gai leo về (có thể dùng cà gai leo dạng khô hoặc dạng tươi), tiến hành rửa sạch, để ráo. Đun 100g cà gai leo cùng với 1,5 lít nước, đun tới khi nước trong nồi cạn phân nửa thì tách lấy nước và uống trong ngày.
Nước cà gai leo có màu vàng đậm, mang mùi thơm dễ chịu, có tác dụng bồi bổ gan, tăng cường và phục hồi chức năng gan. Cách đun nước uống này còn có thể kết hợp cùng một số loại dược liệu khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Cách hãm trà cây cà gai leo
Bên cạnh cách sử dụng truyền thống đó là sắc nước uống thì cà gai leo còn có một cách dùng tiết kiệm thời gian hơn đó là hãm trà. Cách hãm trà cây cà gai leo như sau:
Rửa sạch cà gai leo sau đó tiến hành tráng sơ qua bằng nước sôi, thêm lượng nước sôi đủ dùng cho một lần uống vào, hãm trong thời gian 30 phút. Dùng khi còn ấm và nên sử dụng mỗi ngày để mang lại được kết quả tốt nhất.
Xem hình ảnh cây cà gai leo trong tự nhiên
Để dễ dàng nhận biết loại cây này trong tự nhiên, hãy cùng Elead xem hình ảnh cà gai leo dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây cà gai leo, thực hư sự thật về tác dụng của loại dược liệu này ra sao và cách dùng. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây cau: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây cau: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào? Đặc điểm và ý nghĩa hoa vạn lộc
Cây bạch mã hoàng tử: Ý nghĩa, cách nhân giống và tác hại
Cây tầm gửi là gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây sala: Đặc điểm, ý nghĩa, kỹ thuật trồng và hình ảnh
Cây phát lộc hợp tuổi nào? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây ngũ gia bì: Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và vị trí