Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào? Đặc điểm và ý nghĩa hoa vạn lộc
Với hình dáng bên ngoài bắt mắt, thích nghi được nhiều môi trường sống khác nhau nên cây vạn lộc đang được ưa chuộng sử dụng làm cây cảnh trang trí cho nhiều không gian sống. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây vạn lộc thủy sinh, cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào? Đặc điểm, ý nghĩa và sự khác nhau giữa cây vạn lộc và cây phú quý.
Đặc điểm cây vạn lộc thủy sinh
Cây vạn lộc còn được biết tới với cái tên là cây thiên phú, cây có thân thảo, có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cây có kích thước nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 40 – 60cm. Cây nổi bật với những chiếc lá có kích thước lớn, hình trứng, nhọn hai đầu, trên mặt lá có những đốm xanh, đỏ, trắng mọc xen kẽ trông khá bắt mắt. Chính bởi hình dáng đặc biệt bên ngoài nên cây vạn lộc thủy sinh được người tiêu dùng đón nhận rất nồng nhiệt.
Rễ vạn lộc có màu trắng, thuộc dạng rễ chùm, phát triển tốt ở trong nước, có thể sống thủy sinh hoàn toàn mà không cần tới đất. Cây vạn lộc thủy sinh thường dễ ra hoa hơn cây vạn lộc trồng đất, ra hoa quanh năm, hoa có hình trứng, dài khoảng 10 – 15cm, bên ngoài được bao bọc bởi một lớp đọt non. Khi cây ra hoa mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp cho người trồng.
Cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Khi lựa chọn cho mình một loại cây cảnh phong thủy, việc loại cây đó có hợp mệnh với bản thân không là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều người. Vậy cây vạn lộc hợp mệnh gì?
Cây vạn lộc có ba màu sắc đó là hồng, xanh, đỏ, chính vì vậy loại cây này phù hợp với người mang trong mình bản mệnh Hỏa. Lá có màu đỏ gặp Hỏa – tức lửa, sẽ tạo nên một sức mạnh không ai có thể bì lại được. Tuy nhiên, người mệnh Hỏa cần trồng vạn lộc trong chậu màu trắng hoặc xanh để giảm bớt sức nóng của lửa, bởi lẽ cái gì quá cũng không tốt.
Ngoài mệnh Hỏa, mệnh Thổ cũng rất hợp với loại cây này, mệnh Kim và mệnh Mộc tuyệt đối không được trồng loại cây này. Người mệnh Thủy muốn trồng loại cây này thì chỉ được phép trồng cây vạn lộc thủy sinh, chậu trồng phải là chậu màu trắng và trang trí thêm một số viên sỏi màu trắng để cân bằng các yếu tố ngũ hành.
Cây vạn lộc hợp tuổi nào?
Để cây cảnh phong thủy phát huy được hết tác dụng của nó và mang lại cho gia chủ những điều tốt đẹp thì ngoài yếu tố mệnh, người sở hữu còn phải lưu tâm tới yếu tố tuổi. Rất nhiều người không biết cây vạn lộc hợp tuổi nào? Tuy nhiên, chúng ta không cần quá lo lắng. Cây vạn lộc là loại cây không kén tuổi người trồng, tất cả những người mang mệnh Hỏa và Thổ đều có thể trồng loại cây này mà không sợ ảnh hưởng tới phong thủy.
Mối liên hệ giữa người mệnh Thổ và cây vạn lộc
Như các bạn đã biết ở trên, người mệnh Thổ rất hợp sở hữu cây vạn lộc. Người mệnh Thổ có tính cách bền bỉ, sự kiên định, vững chãi và luôn biết vươn lên trong cuộc sống. Những người này thường có đời sống nội tâm cao, tính cách trầm ổn và gặp nhiều khó khăn trong việc đối nhân xử thế. Cây vạn lộc lại là biểu tượng của tiền tài và may mắn, một loại cây thu hút năng lượng rất tốt.
Khi người mệnh Thổ và cây vạn lộc kết hợp với nhau, đây chính là cầu nối thu hút nguồn năng lượng tốt trong ngũ hành. Khi đặt loại cây này trong phòng làm việc sẽ đem lại cho chúng ta cảm giác yên bình, tâm trạng thư giãn, thu hút được tiền tài, tăng sự ổn định trong công việc và cuộc sống.
Hoa của cây vạn lộc cần chăm sóc như thế nào mới nở
Cây vạn lộc là loại cây ít khi ra hoa, hoa nở vào thời gian không cố định. Hoa của cây vạn lộc chỉ nở sẽ khi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện sinh trưởng thuận lợi, nếu chăm sóc tốt thì cây có thể ra hoa nhiều lần trong một năm. Tuy nhiên, để đảm bảo được các yếu tố thuận lợi để cây ra hoa thì chúng ta cần tốn khá nhiều công chăm sóc và người trồng còn phải dựa vào may mắn. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách để chăm sóc cây vạn lộc nhanh ra hoa:
- Ánh sáng: Vạn lộc là loại cây ưa bóng nhưng lại không chịu được ánh sáng quá gay gắt, để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt cần đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng không bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào.
- Đất trồng: Nếu trồng trong đất, cần bón phân lót trước khi trồng, sau khi trồng cần tiến hành thay đất định kỳ 1 năm/1 lần, khi đất có dấu hiệu bị khô, bạc màu cần tiến hành thay đất mới.
- Nước: Cây thuộc họ Ráy nên cần rất nhiều nước để sinh trưởng, tuy nhiên nếu tưới quá nhiều cây lại dễ bị ngập úng và thối rễ. Cần tưới nước 1 lần/1 ngày vào sáng sớm. Tùy vào khả năng thoát nước của chậu trồng mà tưới lượng nước sao cho phù hợp, nếu chậu trồng có khả năng thoát nước kém cần chia nhỏ lượng nước và tưới nhiều lần trong ngày.
- Nhiệt độ và không khí: Loại cây này sẽ ra hoa trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 25 – 30 độ C. Khi trồng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiều ẩm, cây sẽ phát triển nhanh hơn so với nơi khuất gió.
- Phân bón: Cần bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh cho cây 1 tháng/1 lần, tùy thuộc vào từng loại phân. Các loại phân này thường xuyên bị rửa trôi nên nếu sau khi bón phân mà gặp phải mưa thì bạn nên bón phân lại cho cây. Nếu trồng thủy sinh thì cần hòa tan thuốc kích thích ra rễ trước khi trồng, sau khi trồng cần bón phân hòa tan 1 năm/1 lần.
Khi chúng ta đảm bảo cho cây vạn lộc được đầy đủ những yếu tố trên thì cây sẽ luôn xanh tốt, nhanh ra lá mầm. Khi thời tiết thuận lợi hoa cây vạn lộc sẽ nở to và mỗi năm còn có thể nở khoảng 3 cho tới 4 lần.
Cây vạn lộc ra hoa có ý nghĩa gì?
Nhiều gia đình khi trồng loại cây này luôn mong muốn bản thân có thể tự tay trồng và chăm sóc cho tới khi cây ra hoa. Vậy cây vạn lộc ra hoa có ý nghĩa gì mà nhiều người trồng lại mong muốn cây ra hoa tới cậy. Cây vạn lộc trong phong thủy mang ý nghĩa của may mắn, tài lộc và giàu sang phú quý. Khi cây vạn lộc ra hoa cũng mang lại ý nghĩa riêng cho người sở hữu.
Cây vạn lộc ra hoa là kết quả của sự tích lũy, là đỉnh điểm của sự thịnh vượng, may mắn và tiền tài sẽ tới với người trồng trong tương lai gần. Chính bởi ý nghĩa phong thủy tốt đẹp khi cây ra hoa nên cây vạn lộc có hoa luôn có giá bán cao hơn hẳn so với những cây vạn lộc thông thường.
Cây vạn lộc và cây phú quý có gì khác nhau?
Cây vạn lộc và cây phú quý là hai loại cây có hình dáng tương tự nhau, đều cùng thuộc họ ráy và có ý nghĩa phong thủy gần tương tự nhau. Cây phú quý có lá thon gọn hơn cây vạn lộc, viền lá có màu đỏ tím, gân lá có màu xanh nhạt. Hai loại cây này thường xuyên được nhiều người trồng cùng với nhau do có màu sắc lá tương tự nhau, màu đỏ đều tượng trưng cho may mắn, khi đặt cùng nhau sẽ mang lại ý nghĩa nhân đôi.
Hơn hết, cả hai loại cây này đều là cây có hoa, khi cây ra hoa cũng mang lại điềm báo tốt lành, may mắn và tài lộc sắp vào nhà. Cả hai cái tên “vạn lộc” và “phú quý” đều là hai tính từ chỉ sự giàu sang, thịnh vượng do đó khi kết hợp cùng với nhau sẽ mang lại sự giàu sang, phú quý nhân đôi cho gia chủ. Chính vì lẽ đó nên khi muốn sử dụng cùng lúc hai loại cây này, chúng ta cần tìm hiểu xem cả hai loại cây có phù hợp với phong thủy của bản thân hay không.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây vạn lộc, cây vạn lộc thủy sinh, cây vạn lộc hợp mệnh gì? Tuổi nào? Đặc điểm, ý nghĩa và sự khác nhau giữa cây vạn lộc và cây phú quý. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây bạch mã hoàng tử: Ý nghĩa, cách nhân giống, tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây bạch mã hoàng tử: Ý nghĩa, cách nhân giống và tác hại
Cây tầm gửi là gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây sala: Đặc điểm, ý nghĩa, kỹ thuật trồng và hình ảnh
Cây phát lộc hợp tuổi nào? Đặc điểm, phân loại, ý nghĩa
Cây ngũ gia bì: Tác dụng, ý nghĩa, cách trồng và vị trí
Cây ngọc ngân hợp tuổi nào? Mệnh gì? Đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa
Cây ngải cứu là cây gì? Tác dụng, cách dùng và hình ảnh