Cây tầm gửi là gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng

Cây tầm gửi là loại cây sống ký sinh trên thân cây gỗ. Từ lâu, loại cây này đã được sử dụng trong y học với công dụng chữa trị sỏi mật, sỏi thận, viêm đường tiết niệu, hỗ trợ chữa trị bệnh về xương khớp. Cùng tìm hiểu ngay cây tầm gửi là cây gì? Tác dụng, ý nghĩa và cách trồng thông qua bài viết dưới đây. 

Nội Dung Chính

Cây tầm gửi là cây gì?

Cây tầm gửi còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây chùm gửi, cây ký sinh cây dầu, cây phoc mạy mọn, cây tang ký sinh, cây chùm gửi,… Cái tên tầm gửi bắt nguồn từ đặc tính ký sinh của cây, nhiều người khi nghe tới cái tên tầm gửi thường thắc mắc không biết cây tầm gửi là cây gì? Đây là loại cây sống ký sinh trên những loại cây thân gỗ khác nhau, thường phát triển theo hình thức bò hoặc leo trên các bề mặt gỗ như mít, dâu, bưởi, khế,… 

Cây tầm gửi là cây gì?

Cây tầm gửi là cây gì?

Cây có thân nhỏ, cành có màu vàng, bên ngoài thân thường có những hạt nhỏ màu trắng. Lá hình trứng, nhọn hai đầu, mọc đối xứng hai bên, mép lá và gân lá có lông, gân lá nổi rõ lên trên bề mặt. Hoa thường mọc thành cụm, mọc từ nách lá, cuống ngắn hay dài sẽ tùy theo cành cây đó mọc hoa lưỡng tính hay đơn tính. Hoa thường dài trung bình từ 1,5 – 2cm, cánh hoa có màu xanh, nhụy hoa có màu đỏ. Quả hình tròn, bên trong có chứa 1 hạt, hoa nở vào tháng 8 – 9 hằng năm, ra quả vào tháng 9 – 10. 

Khi cây sinh trưởng thường tiết ra một chất nhầy có tác dụng tăng khả năng bám vào thân vật chủ. Rễ tầm gửi thường ngắn, có dạng lông hút nên dễ dàng hút được các chất dinh dưỡng từ thân cây của vật chủ. Cây phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc và khu vực miền Trung, thường mọc trong rừng và có thể thu hái quanh năm. 

Cây tầm gửi có tác dụng gì? 

Cây tầm gửi là loại dược liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại nước ra từ rất lâu, vậy cây tầm gửi có tác dụng gì? Theo y học cổ truyền, cây tầm gửi có vị đắng thanh, ngọt nhẹ, tính bình. Loại cây này có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ thận, tráng dương, thanh nhiệt, giải độc, tốt cho gân cốt. Thường xuyên được sử dụng trong điều trị xương khớp, cao huyết áp, sỏi thận, chỉ thống, tiêu viêm. Nó tốt cho gan, thận, giúp phụ nữ an thai, tăng cơ, giảm mỡ nên được nhiều người đặt cho cái tên là “kênh năng lượng của thận”. Trong Đông Y Trung Quốc, loại cây này đã được sử dụng để điều trị phong tê thấp, đau lưng, mỏi gối, đau nhức xương khớp, giảm đau, hỗ trợ hạ huyết áp. Ở Vân Nam – Trung Quốc, người ta sử dụng loại dược liệu này để hạ nhiệt, chữa ho, thấp khớp, đau nhức và chữa trị những chấn thương.

Cây tầm gửi có tác dụng gì? 

Cây tầm gửi có tác dụng gì?

Trong y học hiện đại, đã có nhiều cuộc nghiên cứu về tác dụng của loại cây này đối với sức khỏe con người. Kết quả cho thấy, cây tầm gửi có tác dụng hạ huyết áp, giãn mạch, giảm co bóp nhu động ruột, giúp an thần, dễ ngủ. Bên trong tầm gửi có chứa catechin, đây là chất có tác dụng điều trị bệnh sỏi canxi, điều trị sỏi đường tiết niệu. Ngoài ra còn có chất alpha-tocopherol, afzeline, trans-phytol, catechin, polysaccharid,… có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm thiểu các nguyên nhân gây đột quỵ. Với mỗi vật chủ mà tầm gửi ký sinh, loại cây này sẽ mang lại những công dụng khác nhau. 

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế đó là điều trị phong thấp, điều trị chấn thương và cơ nhục, giảm đau nhức xương khớp, điều trị bệnh tăng huyết áp, rối loạn tinh thần. Tầm gửi trên cây khế sau khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch sau đó để ráo rồi tiến hành giã nát và trộn đều cùng nước vo gạo. Tiếp đó sao vàng hỗn hợp này và để nguội, đắp trực tiếp lên chỗ bị thương, khoảng 10 – 15 phút bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây khế

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây mít

Cây tầm gửi trên cây mít có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi như đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa khớp, giãn gân cốt. Ngoài ra, cây tầm gửi trên cây mít còn có thể giúp lợi sữa, trị cảm, cúm, sốt, ho cho bà mẹ mới sinh. Loại dược liệu này còn có thể nấu nước xông để điều trị sốt rét, nấu nước uống hằng ngày để bồi bổ gan, thận, chữa viêm loét dạ dày, điều trị chứng khó ngủ, hỗ trợ tiêu hóa, phục hồi chức năng gan, điều trị tiêu chảy và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây mít

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây mít

Ý nghĩa cây tầm gửi

Cây tầm gửi là loại cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong tình yêu và trong phong thủy. Loại cây này được mệnh danh là “loại cây huyền thoại khiến tình yêu bất tử”. Ý nghĩa của cây tầm gửi bắt đầu từ truyền thuyết tại khu vực Bắc Âu, nếu đôi nam nữ nào hôn sau dưới sự chứng giám của cây tầm gửi trước cửa nhà thì tình yêu của họ sẽ là bất diệt, tình yêu này sẽ kéo dài mãi mãi theo sự sống của họ.

Truyền thuyết về cây tầm gửi được bắt đầu từ vị thần mặt trời Balder. Một ngày nọ, vị thần nằm ngủ và mơ thấy tương lai mình sẽ chết, vị thần bèn kể lại cho mẹ mình – tức nữ thần tình yêu và sắc đẹp Frigga. Sau khi nghe xong nữ thần rất sợ, bà đã cầu nguyện cho tất cả vạn vật và thần linh trên thế giới này có thể bảo vệ được con trai của người. Thậm chí bà còn nguyền rủa rằng nếu con trai của bà chết thì toàn bộ vạn vật trên thế giới này cũng phải chết theo. Từ đó, thần mặt trời lớn lên mà không hề có bất kỳ loại cây nào có thể xâm phạm tới ngài. Loki – kẻ thù của ngày đã nhận ra cây tầm gửi là loại cây duy nhất không bị nguyền rủa. Hắn ta đã dùng mũi tên làm từ thân cây tầm gửi để bắn chết thần mặt trời. Mũi tên này đã khiến thần mặt trời chết, tất cả mọi vạn vật trên thế gian đều tìm cách cứu ngài nhưng không thành công. Cuối cùng, nhờ những giọt nước mắt của thần Frigga đã cứu sống được thần mặt trời, bà thu lại lời nguyền và hôn tất cả những ai đứng dưới gốc cây tầm gửi để cảm tạ ơn cứu con trai bà. 

Ý nghĩa cây tầm gửi

Ý nghĩa cây tầm gửi

Cũng từ đây, người dân các nước phương Tây đã tiến hành treo cành tầm gửi trước cửa nhà trong mỗi dịp Giáng Sinh tới. Tới thời điểm hiện tại, các cặp đôi cũng bắt đầu minh chứng cho tình yêu của mình bằng cách hôn nhau dưới các cành tầm gửi, họ hy vọng nữ thần tình yêu sẽ thấy tình yêu của họ và bảo vệ tình yêu của họ trường tồn mãi mãi theo năm tháng. 

Ý nghĩa của câu nói “đừng sống như cây tầm gửi”

Sống là phải vươn lên và không ngừng thay đổi, không ai muốn giữ mãi một hình dạng từ khi sinh ra tới khi chết đi, không ai nằm bất động mà không bị biến chuyển theo thời gian và dòng chảy cuộc sống cả. Nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc thay đổi, bám víu vào sự sống là tốt nhưng đừng học cách “sống như cây tầm gửi”. Hãy đứng thẳng, vươn cao, tự mình đơm hoa, kết quả bằng chính bộ rễ, đôi chân của mình.

Ý nghĩa của câu nói “đừng sống như cây tầm gửi”

Ý nghĩa của câu nói “đừng sống như cây tầm gửi”

Đừng sống như cây tầm gửi, đừng sống nhờ vào người khác, hãy thoát khỏi vùng an toàn của mình, sử dụng đôi chân của chính bản thân để đi hút chất dinh dưỡng, tự mình rèn luyện bản thân và học cách thích nghi với mọi môi trường sống, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Đây chính là ý nghĩa của câu nói đừng sống như cây tầm gửi mà Elead muốn gửi tới cho bạn. 

Cách trồng cây tầm gửi 

Hiện tại, có hai cách trồng cây tầm gửi đó là gieo hạt và ghép tầm gửi với vật chủ. Tầm gửi là loại cây sống ký sinh nên việc đầu tiên khi trồng loại cây này đó là bạn phải tìm được vật chủ thích hợp cho chúng.

Cách trồng cây tầm gửi 

Cách trồng cây tầm gửi

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Cây tầm gửi thường mọc trên thân của các loại cây khác nên nếu không để ý, bạn thường khó phân biệt được loại cây này với cây vật chủ. Cùng xem ngay một số hình ảnh cây tầm gửi dưới đây: 

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Hình ảnh cây tầm gửi trong tự nhiên

Trên đây là thông tin về cây tầm gửi, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây sala: Đặc điểm, ý nghĩa, kỹ thuật trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -