Cây măng cụt: Đặc điểm, cách chọn giống và hình ảnh
Cây măng cụt là loại cây cho trái phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, loại cây này được phân bổ chủ yếu ở khu vực miền Nam. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tuổi thọ, đặc điểm quả măng cụt và cách chọn giống cây măng cụt cho ra trái chất lượng.
Đặc điểm cây măng cụt như thế nào?
Măng cụt là một loại cây thuộc họ Bứa, có tên tiếng anh là garcinia mangostana. Quả măng cụt được người tiêu dùng bình chọn là nữ hoàng của các loại cây ăn quả nhiệt đới. Vậy đặc điểm bên ngoài của cây măng cụt như thế nào mà có thể cho ra loại quả có hương vị ngon tới như vậy? Cây thuộc dạng thân gỗ, chiều cao trung bình từ 5 – 10m, tán lá tỏa rộng, lá có màu xanh đậm, dày, dai, hình elip, nhọn hai đầu. Hoa măng cụt là loại hoa lưỡng tính, hoa có khoảng 4 – 9 lá bắc, quả hình tròn, to bằng quả cam, lớp vỏ bên ngoài khá dày, màu đỏ tím. Phần ruột trắng ngà, chia thành 5 múi, có vị ngọt thanh và mùi thơm thu hút.
Cây măng cụt là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể sinh trưởng tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Cây thích hợp trồng ở nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, nền nhiệt độ cao, mưa nhiều quanh năm. Loại cây này hiện là loại cây có giá trị kinh tế cao, tiềm năng xuất khẩu lớn, được nhà nước khuyến khích trồng để phát triển kinh tế tại nhiều địa phương.
Tuổi thọ cây măng cụt
Măng cụt là loại cây có tuổi thọ cao, tốc độ sinh trưởng chậm, tuổi thọ cây măng cụt trung bình từ 50 – 70 năm, tuổi thọ càng cao càng cho nhiều trái. Khác với những loại cây cho trái khác chỉ cần trồng khoảng vài ba năm là có thể thu hoạch, cây măng cụt cần tốn một khoảng thời gian dài chăm sóc thì mới cho quả. Trung bình phải trồng cây từ 10 – 15 năm thì cây măng cụt mới bắt đầu ra những trái đầu tiên. Cây càng lâu năm thì tán lá càng tỏa rộng, cành lá càng xum xuê thì càng cho nhiều trái hơn.
Theo nhiều nhà vườn cho biết, khoảng thời gian từ khi bắt đầu gieo trồng tới khi cây ra một lá thì phải mất tận vài tháng, qua khoảng 4 tới 5 năm tuổi thì cây mới bắt đầu phát triển nhanh, nhưng mỗi năm cây cũng chỉ phát triển được 3 tấc chiều cao. Cây măng cụt sẽ cho trái thơm, ngon, bổ dưỡng nhất vào sau tuổi đời thứ 15, sau độ tuổi này cây cũng sẽ cho ra trái đều đặn mỗi năm mà không cần tốn công chăm sóc quá nhiều.
Đặc điểm cây măng cụt Thái
Trong số các loại măng cụt có mặt tại Việt Nam thì giống cây măng cụt Thái cho chất lượng quả tốt nhất và năng suất hơn cả. Măng cụt Thái là loại cây có nguồn gốc từ Thái Lan, bên trong chứa nhiều đạm, canxi, photpho. Các hợp chất có trong quả măng cụt Thái có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm mùi hôi cơ thể, kiểm soát được trọng lượng của cơ thể. Điều trị bệnh viêm da, tiêu chảy, kiết lỵ, mụn trứng cá, vảy nến, lang ben, hắc lào.
Quả măng cụt mọc dưới đất hay trên cây?
Cây măng cụt là loại cây cổ thụ, trái mọc trực tiếp từ thân. Chính vì vậy hoàn toàn không có chuyện quả măng cụt mọc ở dưới đất như nhiều người vẫn lầm tưởng. Một số hình ảnh do nhà vườn cung cấp về việc lấy măng cụt ở dưới đất lên, thực chất chỉ là một bước trong quá trình bảo quản loại trái cây này mà thôi.
Trước đây, khi công nghệ sinh học chưa phát triển, việc làm cho loại quả này nhanh chín, giữ được lâu và không bị thối đó là bỏ chúng vào bao tải và chôn trực tiếp xuống dưới đất. Ngoài ra, đây cũng là một trong những biện pháp trồng cây măng cụt tự nhiên nhất. Trong quả măng cụt thường có khoảng 4 – 8 hạt, khi tiếp xúc trực tiếp với những vi sinh vật có trong đất trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho hạt măng cụt nhanh nảy mầm và phát triển thành cây con.
Công dụng của lá cây măng cụt
Lá măng cụt quyết định tới chất lượng quả và năng suất của vụ mùa năm sau. Sau một mùa thu hoạch, khi cây măng kiệt quệ sức sống, cách duy nhất để cây măng cụt lấy lại sức sống đó là tạo thêm cho nó nhiều cặp lá mới xanh tươi hơn. Lá cây măng cụt thường mọc thành cặp, đối xứng hai bên, có kích thước lớn, to bằng bàn tay. Hoa thường mọc trực tiếp từ kẽ của hai ngách lá, chính vì vậy, khi lá măng cụt to và khỏe khoắn thì mới có thể cung cấp được dưỡng chất cho hoa và quả phát triển. Cây càng có nhiều lá thì tỷ lệ ra hoa đậu trái cũng cao theo, từ đó cây cũng sẽ cho năng suất cao.
Từ trước tới nay, chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng cây măng cụt chỉ là một loại cây cho trái đơn thuần, tuy nhiên lá cây măng cụt lại có những tác dụng không ngờ đối với sức khỏe con người. Công dụng của lá cây măng cụt đối với sức khỏe con người đó là hỗ trợ điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ quá trình giảm cân.
Trong lá măng cụt có chứa xanthones và tri – hydroxy methoxy có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, chống lão hóa. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra công dụng của lá măng cụt trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, ức chế vi khuẩn và vi sinh vật có hại trong khoang miệng, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư gan, phổi và dạ dày. Hợp chất xanthone giúp làm giảm sự hoạt động của các gốc tự do, tiêu diệt các tế bào ác tính, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của con người.
Tuy nhiên, lá măng cụt chưa được ứng dụng nhiều trong y học và vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu thêm về tác dụng của nó. Khi sử dụng, chúng ta cần tránh sử dụng trong một thời gian dài, tránh sử dụng cho cả những người đang trong quá trình phẫu thuật, hóa trị và bị dị ứng.
Cách chọn giống cây măng cụt chất lượng
Cây măng cụt là một loại cây có vòng đời dài, tuổi thọ lên tới 50 – 70 năm, chính vì vậy, để cây phát triển tốt, ra trái đều trong những năm về sau thì việc chọn giống cây măng cụt vô cùng quan trọng. Cách chọn giống cây măng cụt có tỷ lệ nảy mầm cao, năng suất tốt đó là:
Lựa chọn những cây con có rễ mọc thẳng, nguyên vẹn, không bị tổn thương và biến dạng. Đường kính thân cây phải đạt từ 0,5cm trở lên. Bộ rễ đã phát triển tốt, rễ phân cấp nhiều nhánh, không cong vẹo, thân cây thẳng, cứng cáp và vững chắc. Trên cây phải có ít nhất từ hai nhánh trở lên, có ít nhất từ 24 lá trưởng thành. Các cành lá đều đã trưởng thành, xanh tốt, có chung đặc điểm, kích thước, hình dạng và màu sắc giống với cây mẹ.
Chiều cao của cây giống ít nhất phải từ 60cm trở lên, cây không có hiện tượng sâu bệnh, phát triển tốt, không mang các triệu chứng của bệnh đốm lá, không chảy nhựa ở khu vực thân, tuổi thọ cây con không được dưới 2 năm. Đây là loại cây không kén đất, tuy nhiên khi mua cây giống cần mua những cây còn nguyên bầu đất, bầu đất phải chắc chắn, màu đất và màu rễ gần tương tự nhau.
Hình ảnh cây măng cụt trong tự nhiên
Cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây măng cụt trong tự nhiên dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây măng cụt, đặc điểm, tuổi thọ, thông tin về quả măng cụt và cách chọn giống măng cụt cho ra trái chất lượng. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây linh sam hợp mệnh gì? Tuổi gì? Phân loại và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây linh sam hợp mệnh gì? Tuổi gì? Phân loại và cách trồng
Cây lúa: tổng quan, nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm và vai trò
Cây hương nhu là cây gì? Phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây đuôi chuột: Phân loại, tác dụng, cách dùng và cách gieo hạt
Cây đa: Đặc điểm, công dụng, vị trí trồng phù hợp và hình ảnh
Cây duối: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, vị trí trồng và hình ảnh
Cây cọ: Đặc điểm, phân loại, công dụng và cách trồng