Cây đa: Đặc điểm, công dụng, vị trí trồng phù hợp và hình ảnh

Nhắc tới cây đa là người ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh làng quê Việt Nam, cây gắn liền với nền văn minh lúa nước và lối sống yên bình của con người Việt. Cây không chỉ có tác dụng che bóng mát mà còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về đặc điểm miêu tả cây đa như thế nào? Công dụng và vị trí trồng phù hợp.

Nội Dung Chính

Đặc điểm miêu tả cây đa

Cây đa là loại cây thân gỗ, được biết tới với nhiều cái tên gọi khác như cây đa đa, cây dong, cây hải sơn,… Cây có tên khoa học là Banyan Tree, thuộc họ Dâu Tằm, chi Sanh, hình dáng cao lớn. Đặc điểm nổi bật miêu tả cây đa đó là tán cây rộng lớn, độ cao phủ cao, nhiều cây có thể che phủ ở diện tích 100m2. Thân cây to lớn, cao vút, có nhiều nhánh, vỏ cây màu nâu sẫm, thường có rêu bám xung quanh. Cây có bộ rễ khổng lồ, thường bám chặt vào lòng đất, phần rễ có đặc điểm tương tự như gỗ ở phần thân. Trên cây thường có nhiều cành mọc rũ xuống gốc, bám chắc vào mặt đất làm cho cây có vẻ chắc chắn và to lớn hơn. 

Đặc điểm miêu tả cây đa

Đặc điểm miêu tả cây đa

Quả cây đa có hình tròn, hơi dẹt, có màu xanh pha chút đỏ ở đỉnh, thịt có màu đen và chứa hạt cứng bên trong. Hoa thường mọc thành chùm, có màu tím, cánh hoa màu trắng, khi nở trông khá đẹp mắt. Những cành cây to, tán lá tỏa rộng, nhiều chi chít, che mát cả một khoảng trời rộng chính là đặc điểm dễ nhận biết nhất. Lá đa có kích thước lớn, hình dáng giống quạt nan, màu xanh đậm, mặt sau có nhiều lông mềm. Đây là loại cây có tuổi thọ lớn, tuổi thọ trung bình từ 50 – 70 năm, một số cây đa cổ thụ đã có tuổi lên tới hàng trăm năm. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, chứng kiến biết bao cuộc chiến chống ngoại xâm, cây đa vẫn đứng vững và tỏa bóng mát cả một khoảng trời, là nguồn ký ức tươi đẹp không thể nào quên của bao thế hệ con người Việt Nam. 

Đặc điểm của thân cây đa như thế nào?

Việc sử dụng gỗ tự nhiên làm nội thất trong gia đình, những đồ gỗ mỹ nghệ có giá trị cao đã không còn xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Gỗ đa là loại gỗ được lấy trực tiếp từ thân cây đa, loại gỗ này thường khá chắc chắn, có mùi thơm đặc trưng. Chính vì vậy, nhiều người thắc mắc về đặc điểm của thân cây đa như thế nào mà có thể cho ra loại gỗ cứng cáp tới như vậy. Thân cây đa có màu nâu xám, phần vỏ bên ngoài có màu sáng hơn, thường nứt nẻ và tróc vảy thành mảng. 

Đặc điểm của thân cây đa như thế nào?

Đặc điểm của thân cây đa như thế nào?

Do gỗ đa được lấy trực tiếp từ gốc cây đa cổ thụ, mà tuổi đời của cây đa thường không hề nhỏ. Chính vì vậy gỗ đa có chất lượng rất tốt, tuy nhìn bên ngoài khá thô nhưng bên trong lại vô cùng cứng cáp và chắc chắn. Đây cũng là loại gỗ có thể chịu được những tác động vật lý trong quá trình khai thác và sản xuất, thường được sử dụng để chế tạo các sản phẩm nội thất trong gia đình như bàn, ghế, giường, tủ,… Các sản phẩm từ gỗ đa luôn có giá trị cao, chắc chắn và bền bỉ, chịu được sức nặng lớn. 

Màu sắc của thân cây đa cũng khá đẹp mắt, hài hòa, khi đặt cây trong nhà sẽ khiến cho không gian sống được sang trọng, thu hút những vẫn giữ được sự hài hòa và đơn giản. Tuy nhiên, những đồ vật từ gỗ cây đa thường có chất nhựa, chất nhựa này có mùi thơm thường thu hút mối, mọt tấn công. Chính vì vậy, khi sử dụng các sản phẩm từ gỗ đa bạn cần cẩn thận hơn trong quá trình sử dụng để có thể sử dụng được chúng trong thời gian dài. 

Công dụng của cây đa

Cây đa là loại cây có hình dáng đẹp mắt nên thường được ưa chuộng sử dụng để trang trí trong phòng khách, bàn làm việc. Không những vậy, thân cây dẻo dai, dễ uốn nắn thành nhiều hình dáng khác nhau, thích hợp trồng phong thủy trong nhà. Trong phong thủy, cây đa tượng trưng cho sự trường tồn, dẻo dai, đem tới cho gia chủ nhiều may mắn, tài lộc. 

Công dụng của cây đa

Công dụng của cây đa

Trong Đông Y, cây đa thường được sử dụng để lấy vỏ làm thuốc, các bộ phận khác như rễ, cành, lá thì ít được sử dụng hơn. Một số công dụng của cây đa đối với sức khỏe con người đó là thanh nhiệt, giải độc, điều trị kinh nguyệt không đều, tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng. Ngoài ra, cây đa còn chứa nhiều hợp chất có thể hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ, mắt hay đổ ghèn, chảy nước mắt, nóng trong người, ho có đờm, sốt rét. 

Theo một số nghiên cứu, cây đa có nhiều chất như amyrin, sitosterol-3-O, β-D-glucopyranoside, 5-O-methyllatifolin, axit oleanolic, epifriedelanol, friedelin, epilupeol acetate. Các hợp chất này có tác dụng hạ đường huyết, chống oxy hóa, điều trị ung thư, kháng khuẩn, tiêu viêm, chữa nấm da. Đây là loại dược liệu có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của cây. Mỗi bộ phận lại có một công dụng khác nhau đối với sức khỏe con người. 

Công dụng của lá cây đa

Y học hiện đại đã nghiên cứu về tác dụng của lá cây đa đối với sức khỏe con người. Trong lá cây đa có nhiều hợp chất có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị ung thư, kháng khuẩn, tiêu viêm, chữa các bệnh ngoài da như nấm, lang ben, hắc lào. Ngoài ra, lá đa được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc điều trị đông máu, chống lại sự phát triển của các gốc tự do, hỗ trợ điều trị xơ gan tử cung, tăng cường sự hoạt động của những tế bào kháng ung thư. 

Công dụng của lá của cây đa

Công dụng của lá của cây đa

Theo nghiên cứu mới nhất của một số nhà khoa học ở Ba Lan và Ukraine, lá cây đa có công dụng kháng khuẩn đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh đường ruột trên một số loại cá. Đây chính là bước tiến mới trong việc điều trị bằng kháng sinh thay thế của ngành nuôi trồng thủy hải sản. Các hoạt chất có trong lá cây đa có hiệu quả hơn những loại thuốc điều trị hiện tại và được khuyến khích sử dụng trong tương lai. 

Quả của cây đa có công dụng gì? 

Quả của cây đa có vị nhạt, tính hàn, được quy kinh vào bàng quang, sử dụng trong Đông Y với tác dụng lợi tiểu, hạ sốt, giúp cơ thể ra mồ hôi, giảm phù thũng. Ngoài ra, quả của cây đa còn có thể làm nguyên liệu để sản xuất thuốc hạ đường huyết, nhựa từ quả cây đa có thể chữa được mụn nhọt, những vết viêm trên da. Chính bởi tác dụng của loại cây này nên cây đa đang được lai tạo thành nhiều hình dáng với nhiều kích cỡ khác để phù hợp với từng nhu cầu sử dụng và mục đích trồng. 

Công dụng của quả của cây đa

Công dụng của quả của cây đa

Cây đa trồng ở đâu là phù hợp? 

Cây đa có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên nhiều người đang tiến hành trồng loại cây này trong nhà để trang trí cho không gian sống. Việc cây đa trồng ở đâu là phù hợp, trồng ở đâu cho hợp phong thủy là một mối quan tâm lớn của rất nhiều người. Tuy nhiên, cây đa là loại cây thu hút côn trùng, nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật gây hại cho con người nên loại cây này không thích hợp trồng xung quanh nhà.

Cây đa trồng ở đâu là phù hợp? 

Cây đa trồng ở đâu là phù hợp?

Xét về mặt thẩm mỹ, cây đa khi phát triển thường chằng chịt rễ và có thân hình xù xì. Nếu gia chủ trồng trước nhà thì sẽ làm biến đổi địa hình và đất đai, mất đi vẻ đẹp của cả ngôi nhà. Cây càng to, phần rễ càng thâm nhập sâu vào ngôi nhà gây nên việc mất cân bằng sinh thái, thậm chí, khi trời mưa bão còn có thể đổ vào nhà, gây thiệt hại về người và của cho gia chủ.

Xét về mặt phong thủy, cây đa không dung nạp con người, gốc cây chính là nơi trú ngụ của người cõi âm, đây chính là cửa âm phủ. Nói cách khác, đây chính là nơi lý tưởng để những linh hồn chưa được siêu thoát trú ngụ. Chính vì vậy, cây đa không nên trồng trước nhà vì sẽ dễ khiến gia chủ gặp nhiều tai họa, gặp nhiều vận xui, đen đủi. Cuộc sống gia đình sẽ bất ổn, bất hòa, tài vận đi xuống, sự nghiệp thất bại, gia chủ dễ gặp bệnh tật thậm chí là gặp tai nạn ảnh hưởng tới tính mạng.

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây đa trong tự nhiên dưới đây:

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

 

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Hình ảnh cây đa trong tự nhiên

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm miêu tả cây đa, công dụng, vị trí trồng phù hợp và một số hình ảnh trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! 

Xem thêm: Cây duối: Ý nghĩa phong thủy, tác dụng, vị trí trồng và hình ảnh

Sinh Vật Cảnh -