Cây bồ đề: Đặc điểm, phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Một vài năm trở về đây, cây bồ đề xuất hiện phổ biến trên thị trường gỗ và phong thủy của Việt Nam. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng cây bồ đề.
Đặc điểm cây bồ đề lấy gỗ
Cây bồ đề còn được biết tới với nhiều cái tên mang hơi hướng phật giáo đó là cây đề, cây giác ngộ,… Cây thuộc chi Đa Đề, họ Moraceae, có nguồn gốc từ phía tây nam của Ấn Độ, hiện nay đang được trồng nhiều ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Gỗ cây bồ đề được khai thác trực tiếp từ cây bồ đề, đây là loại cây có kích thước lớn, vỏ cây có màu nâu xám, sần sùi, xù xì và có nhiều đốm trắng. Cây phân nhánh ngay từ phần gốc, mọc chụm lại với nhau, tán cây dày và xòe rộng che rợp bóng mát cả một khoảng trời.
Cây bồ đề lấy gỗ có chiều cao trung bình từ 20 – 25m, đường kính của thân cây thường trong khoảng 1 – 1,2m. Đối với những cây bồ đề được trồng hàng loạt trong một diện tích sẽ có chiều cao thấp hơn, chỉ khoảng 15 – 20m. Lá cây to, hình trái tim, nhọn ở phần đỉnh, lá có màu xanh đậm, mặt trên có lớp lông mềm, gân lá nổi rõ trên hai mặt. Hoa bồ đề mọc theo chùm, có nhiều bông nhỏ mọc xen kẽ nhau, đây là loại hoa đơn tính, có hình dáng giống hoa cẩm tú cầu và có màu đỏ tươi.
Cây thích hợp sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát, thường được thu hoạch vào tháng 6 hoặc tháng 7 hằng năm. Ở nước ta, cây phân bố rộng khắp trên cả nước và được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Tuổi thọ của cây bồ đề
Bồ đề là loại cây cổ thụ, có tuổi thọ cao, thường sống rất lâu năm trong tự nhiên. Hiện tại vẫn chưa có tài liệu nào xác định được chính xác tuổi thọ của cây bồ đề. Theo sách kỉ lục guiness của thế giới ghi nhận, cây bồ đề Sri Maha Bodhiya ở Sri Lanka sống lâu nhất, có tuổi thọ khoảng 2302 năm. Theo nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của loại cây này là 300 – 400 năm. Đây là loại cây đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của cuộc sống, thể hiện được ý nghĩa nhân sinh tốt đẹp nên đang được ứng dụng làm cây cảnh phong thủy phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Cây bồ đề có mấy loại?
Bồ đề có tuổi thọ cao, mang nhiều ý nghĩa nên khi chúng ta muốn sở hữu cho bản thân mình một cây bồ đề luôn phân vân việc “cây bồ đề có mấy loại?” Cây bồ đề có hai loại đó là cây bồ đề bonsai và cây bồ đề lấy gỗ, cả hai loại này đều có hình dáng bên ngoài giống nhau, chỉ khác nhau về đặc tính sinh trưởng và kích thước bên ngoài của cây.
Cây bồ đề bonsai
Đây là loại cây có kích thước vừa phải, thân cây dẻo dai, có tính đàn hồi tốt, dễ dàng uốn nắn thành nhiều hình dáng khác nhau, tùy theo ý thích của người trồng. Cây có thể tạo được nhiều kiểu trang trí đẹp, lá và hoa có hình dáng lạ, có công dụng chính để tạo cảnh quan và trang trí cho không gian sống.
Cây bồ đề lấy gỗ
Đây là loại cây có thân cổ thụ, kích thước lớn, gỗ mềm, nhẹ, mịn, chất gỗ khá giòn. Cây bồ đề lấy gỗ được trồng trong diện tích lớn với mục đích phát triển kinh tế và ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Một số cây có tuổi thọ cao, hình dáng đẹp còn được sử dụng làm cây cảnh phong thủy.
Tác dụng của cây bồ đề trong đời sống
Gỗ bồ đề có kích thước lớn, trọng lượng nhẹ, thường được sử dụng để làm đồ gia dụng trong gia đình và một số đồ thủ công mỹ nghệ như tượng, vòng tay, rèm cửa, tranh điêu khắc,… Với đặc tính gỗ giòn nên được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, tăm tre. Một số cây bồ đề có hình dáng bên ngoài đặc biệt, tán lá lớn thường được trồng làm cây che mát trong nhiều nơi như đền, chùa, công viên, trường học,… Loại cây này có công dụng làm sạch không khí, làm cây cảnh trang trí mang lại giá trị kinh tế cao, một số cây lâu năm còn có giá trị lên tới hàng tỷ đồng.
Một số tác dụng của cây bồ đề trong y học đó là sát trùng, trị lở loét, giảm đau, giảm sưng, hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp. Cây có mùi thơm gỗ trầm nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế biến tinh dầu và nước hoa. Nhựa bồ đề là nguyên liệu chính để sản xuất thuốc an tức hương (vị thuốc trừ tà, an thần nổi tiếng). Ngoài ra, một số khu vực còn trồng loại cây này với mục đích phủ xanh đồi trọc, chống xói mòn, lấy củi hoặc sử dụng làm nguyên liệu để chế biến sơn gỗ.
Ý nghĩa của lá cây bồ đề trong Phật giáo
Cây bồ đề là loại cây gắn liền với Phật giáo từ bao đời nay. Theo truyền thuyết kể lại, vị thái tử có tên Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã ngồi thiền dưới một gốc cây bồ đề cổ thụ 49 ngày, sau khi giác ngộ được đạo lý nhà Phật, hoàng tử liền trở thành Đức Phật từ bi. Trước khi Phật giáo xuất hiện, cây bồ đề được biết tới là một loại cây thiêng liêng, người dân lưu truyền rất nhiều câu chuyện về nó. Loại cây này mang ý nghĩa của sự học vấn, uyên bác và sự giác ngộ. Tuy nhiên, với một loại cây thiêng liêng như vậy thì người ta không thể mang cây bồ đề về nhà để giác ngộ và cầu may mắn được nên người ta đã nghĩ ra cách sử dụng lá cây bồ đề thay thế.
Trong Phật giáo, ý nghĩa của lá cây bồ đề đó là sự ấm áp, mãnh liệt, dào dạt tình yêu thương, sự từ bi của Đức Phật tối cao. Vật phẩm này được xem là thần hộ mệnh cho tất cả mọi người, mang lại sự bình an, giúp con người hóa giải được nhiều điều không may. Khi sở hữu lá bồ đề sẽ giúp cho con người suy xét được tất cả mọi việc một cách đúng đắn, suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra những quyết định quan trọng. Lá bồ đề còn giúp tâm mình được thức tỉnh, soi sáng, che mát cho tâm hồn đang bị tổn thương.
Đuôi lá bồ đề là biểu tượng của sự giác ngộ trong Phật pháp nên được sử dụng làm bùa đeo trên người, đại diện cho sự tịnh tâm, giác ngộ. Cây bồ đề đã giúp Đức Phật xua đuổi được ma quỷ tới quấy phá trong lúc tu hành, chính vì vậy, tán cây bồ đề còn có tác dụng che chắn, giúp đỡ những người muốn giữ cho tâm mình trong sạch, không bị cám dỗ. Nhiều người luôn tin rằng, lá bồ đề có thể xua đuổi được tà ma, giữ vững được sự lương thiện, loại bỏ những ý nghĩ tham lam, sân si với đời.
Bên cạnh những ý nghĩa tuyệt vời đó, những đường vân lá nổi rõ lên trên mặt lá còn được xem là một bản đồ chỉ lối cho con người hướng đi đúng, một đạo phù văn thần bí mà con người chưa giải thích được.
Cách trồng cây bồ đề nhanh phát triển
Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây bồ đề nhanh phát triển và luôn xanh tốt:
- Đất trồng: Cần trồng cây ở đất thịt, đất có nhiều dinh dưỡng, tơi xốp, nên trồng vào mùa xuân để cây phát triển tốt nhất.
- Ánh sáng: Cây ưa thích ánh sáng tự nhiên, cần trồng cây ở nơi thoáng mát, có nhiều nắng nhưng không quá gay gắt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp trồng bồ đề là 15 – 35 độ C.
- Giống cây: Cây có thể được trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Hiện nay, ở những cơ sở buôn bán cây cảnh có bán cả cành giâm, bạn có thể mua trực tiếp ở đây để không mất quá nhiều công sức lựa chọn giống.
- Nước: Sau khi trồng thì phần rễ bồ đề thường cắm sâu vào đất, cần tưới nước thường xuyên cho cây. Vào mùa hè, cần tưới 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Phân bón: Đây là loại cây không mất quá nhiều công chăm sóc, cần bón phân 1 năm/1 lần cho cây.
- Tạo dáng: Cây bồ đề có phần thân dẻo dai, dễ uốn thành nhiều hình dạng, cần uốn cây khi còn non, cành càng dẻo thì uốn càng dễ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây bồ đề, đặc điểm của cây bồ đề lấy gỗ, tuổi thọ, phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng. Hy vọng bài viết này hữu ích với cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Xem thêm: Cây xương khỉ: Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Sinh Vật Cảnh -Cây xương khỉ: Cách nhận biết, tác dụng, cách dùng và cách trồng
Cây bạc hà: Phân loại, tác dụng, ý nghĩa và cách trồng
Cây tre: Nguồn gốc, giá trị, ý nghĩa, tác dụng và hình ảnh
Cây vạn niên thanh hợp mệnh gì? Tuổi gì? Phân loại và tác hại
Cây thông, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa và cách trang trí
Cây đào: đặc điểm, tuổi thọ, ý nghĩa và hình ảnh
Cây siro: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách trồng