Cây đào: đặc điểm, tuổi thọ, ý nghĩa và hình ảnh 

Một trong những loại cây ăn quả có trữ lượng lớn, phân bổ rộng khắp các nước trên thế giới đó chính là cây đào. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm của cây đào ăn quả, tuổi thọ, ý nghĩa và ngắm nhìn một số hình ảnh cây đào đẹp. 

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây đào ăn quả

Cây đào là loại cây ăn quả có thân gỗ, tuổi thọ cao, thuộc nhóm cây hạt cứng, chiều cao trung bình từ 5 – 7m. Cây phân nhánh ngay ở giữa thân, cành lá xum xuê, tán lá tỏa rộng. Phần rễ của cây đào không đâm sâu vào lòng đất mà phát triển theo chiều ngang ở chiều sâu 30 – 40cm so với mặt đất. Đây là loại cây chịu hạn kém, phần vỏ và phần thân thường chảy nhựa và vón cục ở vỏ khi gặp phải thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc bị vật sắc nhọn cứa vào. Lá đào thường nhọn và dài, có hình elip, chiều dài trung bình khoảng 7 – 15cm, chiều rộng trung bình 2 – 3cm. 

Đặc điểm cây đào ăn quả

Đặc điểm cây đào ăn quả

Hoa đào thường bắt đầu nở hoa vào mùa xuân, nở thành nhiều đợt, sang tới mùa đông thì toàn bộ cây sẽ rụng lá và trơ trọi. Hoa đào nở trước khi ra lá, thường có 5 cánh, lộc đào thường mọc ngay sau khi hoa tàn. Cây đào bắt đầu ra quả vào tháng 6 hoặc tháng 7 hằng năm, bắt đầu thu hoạch đợt quả đầu tiên vào những năm thứ 3, 4. Những khu vực trồng cây đào ăn quả lớn nhất ở nước ta đó là Cao Bằng, Lạng Sơn, mỗi năm có thể đạt từ 5 – 6 tấn/ha. Tuy nhiên, sản lượng đào của nước ta đang còn thấp so với các nước trồng đào trên thế giới. Quả đào là quả hạch, bên ngoài là một lớp vỏ mỏng, có lông mềm bao xung quanh, phần thịt dày, bên trong có một hạt gỗ cứng. Loại quả này có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, đem lại giá trị phát triển kinh tế lớn ở nước ta. 

Tuổi thọ của cây đào 

Đa số những loại đào cổ thụ có tuổi đời cao thường có hình dáng cao lớn, thân cây xù xì, mốc meo, chỉ cần nhìn lướt qua đã có thể thấy rõ sự già nua, cổ kính. Tuổi thọ của cây đào trung bình dao động từ 20 – 30 năm, một số cây đào lâu năm có tuổi thọ cao hơn, có những cây lên tới gần 100 năm. Tuổi thọ càng cao, cây càng kém cho quả, lúc này cây dường như đã trở thành một loại cây cho hoa mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Hiện nay, giá trị những cây đào cổ thụ, lâu năm khá cao, một số cây đào nổi tiếng có tuổi thọ và giá trị lớn như:

Tuổi thọ của cây đào 

Tuổi thọ của cây đào

Hiện nay, vào mỗi dịp tết đang rộ lên những dịch vụ cho thuê đào cổ thụ tại Hà Nội với giá 15 – 17 triệu/1 ngày, giá dao động tùy vào hình dáng và giá trị thật của cây. Các trục đường thường xuyên có dịch vụ này đó là Lạc Long Quân, Hoàng Hoa Thám, Nhật Tân,… Những ai muốn chơi loại cây cảnh đẹp này vào ngày Tết nhưng chưa có đủ tiềm lực kinh tế thì có thể tham khảo qua hình thức này. 

Ý nghĩa cây đào trong phong thủy

Cây đào có nguồn gốc ở những vùng núi cao, được người dân khu vực đồng bằng thuần hóa trở thành loại hoa mang cái tên giản dị “hoa đào”. Những cây hoa đào làm cảnh thường là những cây đã được nhân giống, chủ yếu cho hoa, cây sẽ tập trung tất cả nguồn dinh dưỡng để phát triển hoa, quả thường cho chất lượng kém. Cây đào gắn liền với mùa xuân, khi thấy hoa đào nở như thấy mùa xuân về. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, loại cây này như một biểu tượng không thể thiếu của mỗi gia đình miền Bắc. 

Về mặt phong thủy, cây đào được xem là tinh hoa của Ngũ Hành, cây đào có thể xua đuổi được ma quỷ, mang lại cho con người cuộc sống bình an, sự may mắn, an nhiên và hạnh phúc. Cây đào có hoa nở vào mùa xuân, hoa đào thường nở rộ trên toàn bộ thân và cành, tượng trưng cho sự phát triển, sự sinh sôi nảy nở không ngừng. Ai cũng mong muốn các thành viên trong gia đình sống sung túc, thịnh vượng, an khang, phát tài, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Chính vì vậy, cây hoa đào được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong nhà với lòng tin, hy vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai. 

Ý nghĩa cây đào trong phong thủy

Ý nghĩa cây đào trong phong thủy

Ý nghĩa của cây đào không chỉ dừng lại ở đây, khi hoa đào nở, cây đào còn tượng trưng cho nguồn năng lượng mãnh liệt, nguồn sinh khí mới, giúp cho mọi người trong gia đình khỏe mạnh, vạn sự như ý. Vẻ đẹp của loại cây này còn tượng trưng cho hình ảnh người con gái Bắc trong độ tuổi cập kê, dịu dàng, e ấp, e lệ, kiều diễm. 

Ngoài ra, hoa đào còn giúp người ta gợi nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong bộ phim Tam Quốc Diễn Nghĩa, các nhân vật như : “Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi,…” từng kết nghĩa huynh đệ ở trong vườn đào. Những cây đào chính là chứng nhân cho tình bạn keo sơn, thắm thiết, bền chặt của ba con người nói riêng và rất nhiều anh hùng hảo hán thuở xưa nói chung. Hàng trăm năm cứ trôi qua, không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa của loại cây này nhưng nó đang dần trở thành một tục lệ không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. 

Ý nghĩa cây đào Tết

Nhà thơ Vũ Đình Liên từng viết về cây đào: “ Mỗi năm hoa đào nở”. Đây là lời thơ thể hiện sự phát triển, sinh sôi không ngừng của cây đào. Xuân tới, xuân đi, rồi lại tới, mỗi một mùa xuân lại nở hoa đào, tục lệ chơi hoa đào tuy không biết đã xuất hiện từ bao giờ, từ khi nào nhưng nó đã gắn liền với thơ ca, với ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam tự bao giờ. 

Cây đào Tết mang ý nghĩa của sự vui tươi, hạnh phúc, ấm áp, niềm hy vọng về một năm mới tốt hơn năm cũ. Hoa đào có màu đỏ, mang lại nhiều sự gắn kết cho gia đình, sự may mắn và sự gắn bó trường tồn của các thành viên. Theo truyền thuyết dân gian, màu đỏ cũng là màu có tác dụng xua đuổi tà ma, tăng cường dương khí và thu hút nhiều tài vận. 

Ý nghĩa cây đào Tết

Ý nghĩa cây đào Tết

Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Ngày xưa, ở phía đông của núi Độ Sóc có một loại cây có hình dáng vô cùng đẹp và bắt mắt, loại cây này đã mọc ở đây từ rất lâu, cành lá xum xuê, to lớn khác lạ, bóng cây che mát cả một góc đồi. Trong núi có hai vị thần cai quản tên là Trà và Uất Lũy, cây đào này chính là ngôi nhà của hai vị thần. Hai vị thần này thường xuyên xuống núi diệt trừ ma quỷ, giúp đỡ người dân quanh núi có được cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Lũ yêu ma, quỷ quái thấy sợ trước sức mạnh của hai vị thần nên cũng rất sợ cây đào này. Từ đó, cứ mỗi lần trông thấy cành cây đào hoặc trong nhà người dân có mùi thơm từ loại hoa này tỏa ra, chúng thường không dám tới gần.

Người dân cứ trãi qua cuộc sống yên bình như vậy cho tới một ngày cuối năm, cũng như bao vị thần khác, thần Trà và Uất Lũy phải lên Thiên Đình chầu Ngọc Hoàng, lúc này lũ yêu tinh được dịp hoành hành, tác oai tác quái sau bao nhiêu ngày bị kìm hãm. Để cho lũ ma quỷ không tới quấy phá, người dân đã nghĩ ra cách là đi bẻ các cành đào về cắm trong lọ và đặt trong nhà. Nếu ai không thể lên núi bẻ cành đào thì vẽ hình ảnh hai vị thần treo ở trước cửa nhà. Từ đó, trong suốt hàng ngàn năm sau, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, mọi người đều cố gắng đi tìm những cành hoa đào để trong nhà, vừa làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà vừa xua đuổi được ma quỷ. 

Tuy nhiên, càng về sau người ta không còn tin vào ma quỷ, thần linh như trước nữa nên người ta cũng quên mất truyền thuyết này, cũng như ý nghĩa của loại cây này, thường chỉ đặt trong nhà vì thấy nó đẹp. Nhưng việc cây đào vẫn còn hiện diện trong mỗi ngôi nhà của Việt Nam là một bản sắc dân tộc mà mỗi một người Việt cần giữ gìn cho tới thế hệ mai sau. 

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Dưới đây là một số hình ảnh cây đào đẹp trang trí vào ngày tết mà Elead sưu tầm được. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng: 

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình ảnh cây đào đẹp ngày Tết

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hiện nay, trào lưu vẽ trang trí lên tường ở các quán cafe, nhà ở, trường học,… ngày một phát triển. Dưới đây là một số hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp bạn có thể tham khảo qua để tăng thêm vẻ đẹp cho không gian sống của mình: 

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Hình vẽ cây đào trang trí tường đẹp

Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây đào ăn quả, tuổi thọ, ý nghĩa phong thủy cây đào và một số hình ảnh cây đào đẹp. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây siro: Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -