Cây lạc tiên: Cách trồng, công dụng, cách chế biến và tác hại
Việt Nam nổi tiếng là đất nước sở hữu nhiều dược liệu thiên nhiên có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Trong số đó, chúng ta không thể không nhắc tới cây lạc tiên, một loại cây có tác dụng dược lý cao, mọc hoang dại tại nhiều nơi ở nước ta.
Đặc điểm và cách trồng cây lạc tiên
Cây lạc tiên còn được biết tới với nhiều tên gọi khác như cây chùm gửi, cây nhãn lồng, cây tây phiên liên, cây dây bầu đường. Cây thuộc họ chùm gửi, thuộc cây leo, có nhiều tua cuốn. Cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm, lá dài, phần đuôi lá phình to và thon dần ở đầu. Hoa lạc tiên có màu trắng, nhụy hoa có màu tím và được bao xung quanh bởi một lớp lông nhọn. Quả lạc tiên có màu xanh, khi chín chuyển thành màu vàng, vỏ mỏng, bên trong có nhiều hạt và có chất nhầy. Cây mọc hoang dại ở nhiều nơi, có thể phát triển mạnh mẽ ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Cách trồng cây lạc tiên
Cây lạc tiên là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, và có thể phát triển tốt ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây lạc tiên phát triển nhanh:
- Giống cây: Có thể trồng bằng hạt, giâm cành hoặc áp cành.
- Đất: Cây không kén đất, có thể trồng trên mọi loại đất kể cả đất xấu. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt cần trồng cây trên đất màu, sâu và dễ thoát nước.
- Cách trồng: Đào hố trồng lạc tiên, mỗi hố cách nhau 25-30cm và bón lót phân chuồng cho từng hố. Sau khi lấy hạt ra khỏi phần quả cần rửa sạch, phơi khô ở nơi râm mát, gieo vào các hố vừa đào và lấp đất lại. Tiếp đó, tưới nước nhẹ lên bề mặt vừa trồng và khoảng 2-3 tuần sau cây sẽ nảy mầm và phát triển. Nếu trồng với khoảng cách từ 1-1,5m thì cần chuẩn bị làm giàn cho cây leo.
- Chăm sóc: Thường xuyên tỉa bớt lá, tưới nước 1 lần/1 ngày vào sáng sớm và cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên cho cây. Cần bón phân 6 tháng/1 lần và chú ý phòng trừ một số loại bệnh phổ biến như rệp, nhện đỏ, ruồi đục quả. Sau khoảng 1,5-2 năm cây sẽ cho thu hoạch.
Uống cây lạc tiên nhiều có tốt không?
Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học về loại dược liệu này thì uống cây lạc tiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, giảm chứng suy nhược cơ thể và một số bệnh tim mạch. Giúp giảm căng thẳng, ngủ mê man, ngủ không sâu giấc, có tác dụng an thần, giảm stress và phiền muộn. Đặc biệt, dược liệu này có thể giảm sự đau nhức của phụ nữ khi hành kinh, đau bụng, phù thũng, phế nhiệt, thiếu máu lên não, hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, cây lạc tiên còn hỗ trợ điều trị hen suyễn rất tốt, chữa hen phế quản, giảm chứng suy nhược thần kinh, tim co bóp không đều. Cây lạc tiên được dùng để chữa chứng ho khan, hoa phế quản, viêm mủ, lở loét. Một số nước còn sử dụng dược liệu lạc tiên để điều trị thiếu máu, hen suyễn, choáng váng, đau đầu và tê bì chân tay.
Chính bởi tác dụng tuyệt vời của loại dược liệu này nên rất nhiều người thắc mắc việc uống cây lạc tiên nhiều có tốt không? Câu trả lời đó là “cái gì quá cũng không tốt”. Dược liệu lạc tiên dù được người dân sử dụng để nấu canh và luộc chấm mắm hằng ngày nhưng nó vẫn là một loại thảo dược, mà thảo được dùng nhiều thì hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, để mang lại kết quả cao nhất bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn để sử dụng đúng cách, đúng liều lượng.
Người bị đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không?
Cây lạc tiên được biết tới với công dụng trong việc an thần, tạo giấc ngủ ngon và được sử dụng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Vậy người bị đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không? Câu trả lời là có thể. Cây lạc tiên có tác dụng xoa dịu các cơn đau dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Bên trong cây lạc tiên có flavonoid, chất chống oxy hóa, có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa và sự hoạt động của các gốc tự do. Để sử dụng dược liệu lạc tiên mang lại kết quả tốt nhất, cần tránh kết hợp dược liệu này với các loại dược liệu đặc trị khác.
Uống cây lạc tiên có giảm cân không?
Thời gian gần đây, một số người đã sử dụng cây lạc tiên như một biện pháp để hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Chính vì vậy nhiều người đã đặt ra câu hỏi: “Uống cây lạc tiên có giảm cân không?” Hiện tại, chưa có dẫn chứng cụ thể về công dụng giảm cân của loại dược liệu này, người sử dụng cần cân nhắc và tham khảo qua ý kiến của bác sĩ Đông Y, tránh kỳ vọng quá nhiều gây thất vọng, mất động lực trong việc giảm cân.
Cách chế biến cây lạc tiên
Mỗi loại bệnh khác nhau sẽ có cách sử dụng và chế biến cây lạc tiên khác nhau. Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn ba cách chế biến cây lạc tiên thông dụng nhất hiện nay:
- Cách chế biến cây lạc tiên tươi: Sử dụng 200g lạc tiên, rửa sạch, loại bỏ bớt phần râu và lông trên bề mặt lá. Đun sôi 1 lít nước sạch, sau khi nước đã sôi thì bỏ lạc tiên vào, đảo qua vài lần sau đó vớt ra ngay. Lạc tiên có thể sử dụng như một món rau luộc hằng ngày, phần nước luộc uống ngay trong ngày. Ngoài ra, phần lá tươi của cây lạc tiên còn được nghiền nát, sau đó đắp trực tiếp lên một số bộ phận bị viêm, có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giảm đau rất tốt.
- Cách chế biến cây lạc tiên khô: Rửa sạch 20g lạc tiên với nước lạnh, cho lạc viên vào nồi đun sôi cùng 500ml nước. Khi nước sôi tiếp tục đun thêm 15 phút. Tiếp đó, chắt lấy nước, bỏ xác và uống trong ngày.
- Cách chế biến cây lạc tiên cùng các loại dược liệu khác: Lạc tiên có thể kết hợp cùng với lá vông, tâm sen. Tuy nhiên, để biết chính xác liều lượng, cách dùng bạn cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Tác hại của cây lạc tiên
Cây lạc tiên là loại dược liệu lành tính, an toàn, hiện chưa có dẫn chứng nào về tác hại của cây lạc tiên. Chính vì vậy, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dung loại dược liệu này. Tuy nhiên, dược liệu lạc tiên chỉ nên sử dụng vừa và đủ, không nên sử dụng quá nhiều trong 1 lần, khi sử dụng quá liều sẽ gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
Tác dụng phụ của cây lạc tiên
Một số tác dụng phụ của cây lạc tiên đó là:
- Dược liệu lạc tiên có tác dụng an thần và tạo giấc ngủ ngon nên nhiều người lạm dụng và sử dụng quá nhiều gây nên tác dụng ngược đó là mất ngủ thường xuyên.
- Sử dụng quá liều sẽ gây nên sự lo lắng, mệt mỏi, bồn chồn không lý do và mất tỉnh táo khi xử lý công việc.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị có thai khi sử dụng sẽ làm co bóp tử cung, dễ bị sảy thai.
- Một số người sử dụng quá nhiều sẽ làm tim đập nhanh, nôn nao và khó kiểm soát được tinh thần.
Một số hình ảnh cây lạc tiên trong tự nhiên
Dưới đây chính là một số hình ảnh cây lạc tiên trong tự nhiên:
Trên đây là tất cả thông tin về cây lạc tiên: “Cách trồng, cách chế biến, tác hại, việc uống cây lạc tiên nhiều có tốt không? và một số hình ảnh cây lạc tiên trong tự nhiên”. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây keo và cây keo gai: Công dụng, tác hại và một số hình ảnh
Sinh Vật Cảnh -Cây keo và cây keo gai: Công dụng, tác hại và một số hình ảnh
Cây xuyên tâm liên là gì? Công dụng, tác dụng phụ, lưu ý khi dùng
Cây trinh nữ hoàng cung: Tác dụng, cách uống và cách trồng
Cây dọc mùng: Đặc điểm, tác dụng, cách trồng và hình ảnh
Cây đinh lăng: Phân loại, công dụng, cách trồng và tác hại
Cây sống đời: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và cách trồng
Cây tầm bóp: Phân loại, tác dụng, tác hại, cách dùng, cách trồng