Cây đinh lăng: Phân loại, công dụng, cách trồng và tác hại

Ngay từ xưa, cây đinh lăng đã là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe, được người dân ví như “cây nhân sâm của người nghèo”. Tuy nhiên, cây đinh lăng có rất nhiều loại, nhiều hình dáng khác nhau, không phải loại nào cũng có tác dụng chữa bệnh. Đọc ngay bài viết sau đây để đi tìm hiểu về đặc điểm, các loại đinh lăng, công dụng, cách trồng, tác hại và một số hình ảnh về cây đinh lăng trong tự nhiên.

Nội Dung Chính

Tìm hiểu đặc điểm và các loại đinh lăng

Cây đinh lăng là loại cây có thân nhỏ, chiều cao trung bình từ 1 – 1,5m. Thân thường nhẵn bóng, lá kép, có răng cưa không đều, có mùi thơm nhẹ đặc trưng, cây có hoa mọc thành từng cụm, hoa có màu trắng nhạt. Trước đây, cây được trồng nhiều ở khu vực Thái Bình Dương. Hiện nay, cây đang được trồng rộng rãi ở nước ta để làm thực phẩm, làm cây cảnh và được sử dụng như một loại dược liệu. Tuy trên thế giới có rất nhiều loại đinh lăng khác nhau, nhưng ở Việt Nam chủ yếu chỉ có hai loại đó là đinh lăng lá kim và đinh lăng lá tròn.

Cây đinh lăng lá kim

Khi nhắc tới cây đinh lăng ở Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến cây đinh lăng lá kim. Đây là loại đinh lăng phổ biến nhất ở Việt Nam, ở nhiều địa phương còn gọi loại cây này với nhiều cái tên khác như: Cây đinh lăng nếp, cây đinh lăng lá nhỏ, cây đinh lăng gỏi cá, cây sâm nam dương,…

Cây đinh lăng lá kim

Cây đinh lăng lá kim

Lá nhỏ, có hình lông chim, chiều cao trung bình từ 80cm – 1,5m, nếu được sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi cây có thể cao lên tới 2m. Đây là loại cây thường xuyên được trồng làm cảnh, gia vị, làm thuốc trong Đông Y. Phần rễ của cây đinh lăng lá nhỏ được ví như nhân sâm của người nghèo, chất lượng cao, giá thành rẻ, có thể ngâm rượu uống hằng ngày để tăng cường sức khỏe.

Cây đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng lá tròn, còn có tên gọi khác là cây đinh lăng chén, cây đinh lăng lá tròn Thái Lan, cây gỏi xương cá, cây nam dương âm,… Thân nhẵn, không có gai, chiều cao trung bình từ 0,5 – 1,5m. Lá hình tròn to, phần mép không có răng cưa, mặt trên nhẵn bóng, đường vân lá màu trắng nổi rõ lên trên bề mặt. Hình dáng bên ngoài nhìn trông rất đẹp nên thường xuyên được lựa chọn sử dụng làm cây cảnh trang trí.

Cây đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng lá tròn

Công dụng cây đinh lăng lá kim

Cây đinh lăng được sử dụng nhiều trong y học đó là cây đinh lăng lá kim. Công dụng cây đinh lăng lá kim được công nhận trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. 

Công dụng cây đinh lăng lá kim trong y học cổ truyền

Vị thuốc đinh lăng thường xuyên được sử dụng để làm thuốc bồi bổ cơ thể, điều trị tiêu hóa kém, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau khi sinh nở bị băng huyết, ít sữa, nhức mỏi cơ thể. Loại dược liệu này còn thường xuyên được dùng làm thuốc để chữa các bệnh ho: Ho khan, ho có đờm, ho ra máu, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa. Phần lá cây đinh lăng có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm, sốt, mụn nhọt, nhiễm trùng, phong tê thấp, đau lưng. Phần rễ cây đinh lăng được sử dụng để tăng cường lợi tiểu, chống độc, tăng cường sức khỏe, chữa suy nhược cơ thể, gầy yếu, mệt mỏi. 

Công dụng cây đinh lăng lá kim trong y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây đinh lăng lá kim có nhiều hợp chất như: saponin, alcoloid, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C, acid amin, glycocid, alcaloid, phytosterol, tanin, nguyên tố vi lượng; trong lá chứa saponin triterpen, acid oleanolic. Một số kết quả nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra chiết suất đinh lăng có cùng công dụng với nhân sâm, tam thất, có thể tăng cường sức khỏe cho con người, bồi bổ người thiếu máu, gầy yếu, khó tiêu, không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Một số công dụng khác của cây đinh lăng lá kim đó là giảm trương lực cơ tim, giảm co bóp tim, hỗ trợ giảm huyết áp cho những người bị bệnh tăng huyết áp, giúp tăng cường hoạt động các cơ quan hô hấp. Làm tăng cường khả năng co bóp tử cung của phụ nữ đang mang thai, lợi niệu, tăng cường sức đề kháng. 

Công dụng cây đinh lăng lá kim

Công dụng cây đinh lăng lá kim

Đặc biệt, cây có khả năng hỗ trợ lưu thông máu, tăng khả năng chịu đựng, tăng sức lực. Được sử dụng thường xuyên như một loại thuốc tăng cường sức khỏe cho những nhà du hành vũ trụ, bộ đội, vận động viên. Cây đinh lăng còn hỗ trợ điều trị vết bỏng, vết thương hở. Chúng ta có thể sử dụng hỗn hợp lá đinh lăng giã nát để đắp trực tiếp lên vết thương, giúp cầm máu và nhanh lành vết thương. Ngoài ra lá đinh lăng có thể chữa mồ hôi trộm ở trẻ em rất tốt.

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Từ trước tới nay, cứ nhắc tới công dụng của cây đinh lăng, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng phần rễ hoặc lá của cây đinh lăng, phần thân thường ít được sử dụng. Nhiều người thắc mắc việc thân cây đinh lăng nấu nước uống được không? Câu trả lời là có, phần thân của cây đinh lăng hoàn toàn có thể sử dụng được, công dụng đối với sức khỏe cũng không kém hơn so với phần rễ và lá đinh lăng. Nếu thực hiện phương pháp nấu đúng quy trình, đúng liều lượng thì dung dịch nước từ thân đinh lăng sẽ có tác dụng chữa trị viêm khớp, tê khớp, đau lưng mỏi gối, bệnh gout, các bệnh sinh lý và gan.

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không?

Uống nước thân cây đinh lăng có tác dụng gì?

Khi uống nước thân cây đinh lăng có tác dụng hỗ trợ giải độc gan, chữa mề đay, nóng trong người. Cải thiện được chức năng sinh lý, chữa trị bệnh liệt dương ở nam giới. Giúp tăng cường trí nhớ, kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp con người dễ đi vào giấc ngủ, ăn uống ngon miệng. Ngoài ra, khi sử dụng hỗn hợp này còn có thể chữa trị tình trạng đau nhức xương khớp, chữa các bệnh tuổi già hiệu quả. 

Cách trồng cây đinh lăng

Cây đinh lăng là loại cây có nhiều tác dụng đối với sức khỏe và đời sống con người. Nhiều người rất muốn tự tay trồng cho mình một cây đinh lăng mà chưa biết phải bắt đầu từ đâu, trồng như thế nào cho đúng cách? Hôm nay, Elead sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách trồng cây đinh lăng chuẩn khoa học.

Chọn giống

Hiện tại trên thị trường có khá nhiều giống đinh lăng, cần lựa chọn giống cây phù hợp với mục đích và nhu cầu của bản thân, nếu bạn muốn lựa chọn cây đinh lăng để làm cảnh hay trang trí trong nhà thì bạn nên chọn cây đinh lăng lá tròn, nếu muốn lựa chọn cây có tác dụng làm thuốc thì bạn hãy lựa chọn cây đinh lăng lá kim. Ở Việt Nam, giống cây đinh lăng có chất lượng nhất đó chính là cái đinh lăng lá kim, giống cây này phù hợp với khí hậu của Việt Nam, khi trồng sẽ mang lại năng suất cao và giá trị kinh tế lớn.

Thời điểm trồng

Cây đinh lăng là loại cây dễ trồng, có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt trong khoảng thời gian dài. Do vậy, bạn có thể trồng loại cây này vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Đất trồng

Cây đinh lăng là loại cây không kén đất, có thể thích nghi với tất cả môi trường đất. Bạn chỉ cần lựa chọn khu vực đất cao, ít bị trũng và ngập nước. Sử dụng máy xới để làm đất tơi xốp, đào hố để trồng đinh lăng, mỗi hố cách nhau 25 – 30cm. Cần tiến hành bón phân chuồng cho đất trước khi trồng khoảng nửa tháng.

cach-trong-cay-dinh-lang

Cách trồng cây đinh lăng

Trồng cây

Sau khi chuẩn bị được đất trồng, lựa chọn được loại cây đinh lăng ưng ý, chúng ta tiến hành trồng đinh lăng vào khu vực đất trồng mà chúng ta đã chuẩn bị. Trồng trực tiếp cây đinh lăng vào hố và tiến hành lấp đất lại sau đó tưới nước cho cây. Ngoài ra, chúng ta cần sử dụng các dụng cụ che nắng cho cây con trong khoảng 1-2 ngày để tránh cho cây con bị héo.

Chăm sóc

Khoảng 5 – 7 ngày, cây đinh lăng sẽ phát triển khỏe mạnh, công việc của chúng ta bây giờ là chăm sóc cây đinh lăng, tưới nước hằng ngày cho cây mỗi ngày một lần. Bón phân cho cây 2 – 3 lần trong năm và cắt tỉa cành thường xuyên. Khi cây bị sâu bệnh, cần phát hiện sớm và chữa trị kịp thời bởi đây là loại cây có tốc độ lây lan sâu bệnh nhanh chóng.

Tác hại của cây đinh lăng

Loại dược liệu này tuy tốt cho sức khỏe con người nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ dễ gặp phải một số tác hại của cây đinh lăng như:

Rễ cây có chứa chất ancaloit, nếu sử dụng nhiều sẽ khiến cho cơ thể gặp một số vấn đề như: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, say thuốc, mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Một số nhà khoa học đã nghiên cứu về tác hại của cây đinh lăng cho biết: Cây có thể làm sung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột. Khi uống quá nhiều rượu được ngâm từ phần rễ đinh lăng sẽ trở nên mệt mỏi, nóng trong người, tiêu chảy không kiểm soát. 

tac-hai-cay-dinh-lang

Tác hại của cây đinh lăng

Khi sử dụng đinh lăng chúng ta cần giới hạn trong khoảng 100ml/1 lần sử dụng. Ngoài ra, cây đinh lăng không có nhiều lợi ích sức khỏe đối với phụ nữ đang mang thai, chuẩn bị có thai và cho con bú. Chính vì vậy cần hạn chế sử dụng cây đinh lăng trong trường hợp này.

Khi muốn sử dụng kết hợp đinh lăng với các loại dược liệu khác. Cần có sự tham gia của bác sĩ chuyên môn, tránh tình trạng sử dụng sai cách, các loại thuốc kỵ nhau gây hại cho sức khỏe của bản thân.

Hình ảnh cây đinh lăng trong tự nhiên

Cùng chiêm ngưỡng qua một số hình ảnh cây đinh lăng trong tự nhiên dưới đây:

cay-dinh-lang-trong-tu-nhien

Hình ảnh cây đinh lăng trong tự nhiên

cay-dinh-lang-trong-tu-nhien

Hình ảnh cây đinh lăng trong tự nhiên

cay-dinh-lang-trong-tu-nhien

Hình ảnh cây đinh lăng trong tự nhiên

cay-dinh-lang-trong-tu-nhien

Hình ảnh cây đinh lăng trong tự nhiên

cay-dinh-lang-trong-tu-nhien

Hình ảnh cây đinh lăng trong tự nhiên

cay-dinh-lang-trong-tu-nhien

Hình ảnh cây đinh lăng trong tự nhiên

Trên đây là tất cả thông tin về đặc điểm cây đinh lăng, phân loại, công dụng, cách trồng, tác hại và một số hình ảnh về cây đinh lăng trong tự nhiên. Hy vọng bài viết này hữu ích trong cuộc sống của các bạn. Chúc bạn mau chóng tìm được loại cây dược liệu phù hợp với sức khỏe bản thân! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!

Xem thêm: Cây phú quý hợp mệnh gì? Đặc điểm, phân loại, cách trồng

Sinh Vật Cảnh -