Cây lộc vừng: Đặc điểm, ý nghĩa, vị trí chuẩn phong thủy
Nước ta được biết đến với nguồn tài nguyên thực vật phong phú, các loại cây cảnh phong thủy đa dạng. Trong số đó, cây lộc vừng được trồng phổ biến ở rất nhiều địa phương. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu về cây lộc vừng, cây lộc vừng cổ thụ, ý nghĩa phong thủy, vị trí đặt cây lộc vừng cũng như việc có nên trồng cây lộc vừng trước nhà không?
Tìm hiểu về cây lộc vừng, cây lộc vừng cổ thụ
Cây lộc vừng thuộc loại thân gỗ, có tuổi thọ lâu đời, chiều cao trung bình 1 – 5m, nhiều cành nhánh, tán lá tỏa rộng. Ở Việt Nam, cây lộc vừng được chia ra thành nhiều loại khác nhau và phân biệt bởi hình dáng lá: lá dài, lá tròn. Ở một số nơi, người ta còn phân loại theo màu sắc của hoa: hoa đỏ, hoa vàng, hoa trắng. Phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi hiện nay đó là giống cây có lá dài, hoa đỏ.
Cây thường được trồng hoặc mọc hoang dại rộng rãi ở khắp nơi, trong những khu rừng thưa, vùng trung du, miền núi, đồng bằng. Cây ra hoa vào mùa thu, thường trồng để làm cảnh, lấy quả. Thân cây khi còn trẻ, có màu xanh nhạt, về già phần vỏ trở nên xù xì và chuyển sang màu nâu xám. Vỏ cây thường bong thành từng mảng hoặc nứt dọc. Phần lõi bên trong thân có màu đỏ nhạt, khi cắt bên trong chảy ra dịch nhầy màu đỏ. Cây càng cao thì cho tán lá càng rộng, lá cây lộc vừng là lá đơn, mọc cách xa nhau. Bề mặt của lá nhẵn, mặt trên đậm màu hơn mặt lá phía dưới, gân nổi rõ trên mặt lá. Cuống lá thường ngắn, khi rụng lá sẽ rụng luôn cả cuống nên thường để lại những vết sẹo hình lưỡi liềm trên cành cây.
Hoa của cây lộc vừng thường nhỏ li ti, có màu đỏ, mọc thành cụm, rũ xuống, một cụm hoa có chiều dài trung bình từ 8 – 10cm. Hoa có mùi thơm thoang thoảng, dễ ngửi. Thân cây lộc vừng có độ đàn hồi rất tốt, có thể dễ dàng uốn nắn thành các hình dạng theo ý thích của người sở hữu, vậy nên loại cây này sẽ có rất nhiều hình dáng khác nhau. Hiện nay, loại cây này thường xuyên được sử dụng để làm cây cảnh phong thủy, trồng làm bóng mát ở các khu phố và khuôn viên nhà. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thường dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, có thể chịu được hạn hán và ngập úng trong thời gian dài.
Cây lộc vừng cổ thụ
Những cây lộc vừng cổ thụ luôn giành được mối quan tâm đặc biệt của các đại gia chơi cây. Cây thường có kích thước lớn, nhiều năm tuổi, đường kính gốc lớn từ 30 – 50cm, có giá trị từ vài triệu, vài trăm triệu cho tới hàng tỷ đồng tùy theo hình dáng. Nghe cái tên cây lộc vừng cổ thụ chắc chắn bạn đã hình dung ra được hình dáng bên ngoài của cây. Cây thường có gốc to, dáng đẹp, tán lớn, cành lá xum xuê, thân cây sần sùi. Cây cao khoảng trên 4m, có đường kính thân trung bình 40 – 50cm. Gốc cây lộc vừng cổ thụ vững chắc, tượng trưng cho sự kiên định, khó lay động trước tiền tài và danh vọng. Lộc vừng cổ thụ là loại cây có tuổi đời khá cao, vậy nên cây cũng tượng trưng cho sự trường thọ, cho sự sống lâu dài.
Ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng
Cây lộc vừng được xếp vào 4 loại cây cảnh quý: sanh, sung, tùng, lộc. Đây là loại cây được trồng nhiều ở trong khuôn viên của nhiều gia đình Việt Nam, cây mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho người sở hữu. Khi cây ra hoa, những chùm hoa màu đỏ, rũ xuống, tượng trưng cho niềm vui, niềm hạnh phúc, đôi khi lại là điềm báo việc gia đình sắp tin vui, có hỷ sự. Gốc cây lộc vừng vững chắc, tượng trưng cho sự kiên định, khó lay động trước tiền tài và danh vọng. Lộc vừng là loại cây có tuổi đời khá cao, vậy nên cây cũng tượng trưng cho sự trường thọ, cho sự sống lâu dài.
Chính bởi ý nghĩa phong thủy cây lộc vừng mang lại nên ở một số nơi, người ta còn đưa cây lộc vừng vào bộ tam đa sinh vật cảnh: vạn tuế – thọ, vừng – lộc, sung – sung túc. Một số nhà phong thủy học cũng đã từng cho ra nhận xét “cây lộc vừng đẹp từ hình dáng ngoài đời thực tới ý nghĩa phong thủy bên trong”. Đặc biệt là khi cây ra hoa, cây làm tăng vẻ đẹp của quang cảnh xung quanh, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người chiêm ngưỡng.
Vị trí đặt cây lộc vừng chuẩn phong thủy
Ngay từ thuở xưa, cây lộc vừng đã được trồng thường xuyên tại các đình làng, dinh thự ở trong nhà quan, cung điện. Cây mang lại nhiều sự may mắn và tài lộc tới cho gia chủ. Lộc vừng ứng với phát lộc, thường dồi dào về mặt tiền của và có khả năng phát triển không ngừng. Loại cây này sống càng lâu càng tích tụ được nhiều dương khí, vì vậy khi cây càng lớn tuổi thì càng có giá trị. Vị trí đặt cây lộc vừng phổ biến là ở trước nhà, ở trong sân vườn, trồng ở trong bồn cây, trong chậu.
Khi trồng cây lộc vừng ở trong sân vườn sẽ làm cho không gian sống trở nên tươi tắn và có tính thẩm mỹ hơn. Cây tạo được bóng mát cho ngôi nhà của bạn, khi mùa hoa tới làm tăng thêm sự sinh động, duyên dáng, thơ mộng cho khu vườn của bạn. Khi trồng cây trong bồn cây, cây tạo điểm nổi bật, thể hiện được sự sang trọng, chỉn chu của gia chủ. Ngoài việc trồng trong bồn, nhiều người đã tiến hành trồng cây ở trong các chậu cây nhỏ, các chậu cây cây lộc nhỏ nhắn, được uốn nắn bonsai với nhiều kích thước khác nhau, có thể trang trí trực tiếp ở trong phòng khách, lối đi. Hiện nay, ở trên đường phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, những thành phố lớn, chúng ta không khó để bắt gặp những hình ảnh cây lộc vừng cổ thụ xanh mát hai bên với điểm nhấn là những cụm hoa đỏ rực rũ xuống.
Khi trồng cây lộc vừng, chúng ta cũng cần lưu ý trồng cây ở những nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có đủ nước, đủ các chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Ngoài ra, nếu muốn cây được đặt ở vị trí chuẩn với phong thủy ngũ hành của tất cả thành viên trong gia đình thì bạn nên mời các chuyên gia phong thủy đến xem địa thế, vị trí ngôi nhà, mệnh, tuổi của từng thành viên sao cho cây phát huy được hết tác dụng.
Có nên trồng cây lộc vừng trước nhà?
Chính bởi ý nghĩa phong thủy cây mang lại là vô cùng đặc biệt, vậy nên rất nhiều gia đình đều trồng cây lộc vừng trước nhà. Đây là vị trí thích hợp nhất, vị trí giúp cây thể hiện được hết các ý nghĩa phong thủy, giúp tăng nguồn năng lượng tốt, giảm thiểu những năng lượng xấu cho gia chủ, xua đuổi được tà ma và âm khí. Việc trồng cây ở mặt tiền sẽ giúp cho gia chủ đón được vận may, khi ra hoa, màu đỏ của cây cũng mang lại nhiều sự may mắn, điều lành và tăng tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà. Ngoài ra, việc trồng cây lộc vừng còn có thể chắn gió, chắn bụi, thanh lọc không khí và thu hút được nhiều tài vận, may mắn bước vào nhà.
Mỗi gia đình nên sở hữu ngay cho mình một cây lộc vừng, vừa dễ trồng, ít phải chăm sóc, có thể trang trí tạo tính thẩm mỹ cho không gian sống, lại vừa có tác dụng trong phong thủy vô cùng tốt. Trên đây là thông tin về “cây lộc vừng, cây lộc vừng cổ thụ, ý nghĩa, vị trí trồng cây chuẩn phong thủy cũng như việc trồng cây lộc vừng trước nhà có tốt không?” mà Elead muốn gửi gắm tới bạn. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với cuộc sống của bạn, chúc bạn có thể nhanh chóng lựa chọn được loại cây phù hợp với bản thân!
Xem thêm: Cây lược vàng: Cách nhận biết, phân loại, công dụng và tác hại
Sinh Vật Cảnh -Cây lược vàng: Cách nhận biết, phân loại, công dụng và tác hại
Cây dương xỉ: Đặc điểm, phân loại và cách trồng
Cây cỏ xước: Đặc điểm, phân loại, tác dụng và tác hại
Cây chùm ngây: Tác dụng, tác hại, cách sử dụng và cách trồng
Cây chà là Việt Nam: Phân loại và cách trồng chà là ở miền Bắc
Cây bàng: Phân loại, tác dụng và quá trình phát triển
Cây thủy tùng – Đặc điểm, ý nghĩa, thông tin về gỗ thủy tùng