Cây thủy tùng – Đặc điểm, ý nghĩa, thông tin về gỗ thủy tùng

Thủy tùng là một trong nhưng dòng cây tùng phong thủy quý hiếm, có hình dáng đẹp và có giá trị cao ở Việt Nam. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây thủy tùng (cây kim thủy tùng), ý nghĩa, cây thủy tùng cổ thụ và để bàn cũng như thông tin về loại gỗ thủy tùng.

Nội Dung Chính

Đặc điểm cây thủy tùng (cây kim thủy tùng)

Cây thủy tùng (cây kim thủy tùng) còn có tên gọi khác là cây thông nước, tên tiếng anh là Asparagus Plumosus. Đây là loại cây có thể phát triển ở hầu hết tất cả những môi trường khác nhau. Cây có thể sống được cả trong nước vậy nên thường được trồng thủy sinh trong những chậu cây trang trí trên bàn làm việc. Cây được gọi là thông nước bởi màu sắc bên ngoài của cây rất giống với màu sắc của cây thông và có thể sống dưới nước nên nhiều người đã đặt cho nó cái tên là thông nước. Cây mang một màu xanh mát thể hiện cho sức sống mãnh liệt và bất tận. Ngoài ra, cây còn có tác dụng trong việc thanh lọc không khí, hút được những độc tố trong không khí, khói độc có trong thuốc lá rất tốt. Vậy nên cây thường được sử dụng như một máy lọc không khí mini trong nhà và trang trí trong không gian làm việc.

Đặc điểm cây thủy tùng (cây kim thủy tùng)

Đặc điểm cây thủy tùng (cây kim thủy tùng)

Cây thủy tùng cũng đã được một số nhà khoa học chỉ ra rằng, cây có tác dụng hút được một số năng lượng điện từ có hại cho con người. Những năng lượng này được sinh ra từ các thiết bị máy móc chúng ta sử dụng hằng ngày như điện thoại, máy tính,… Từ đó có thể tạo cho chúng ta một không gian sống xanh, sạch, đẹp, làm giảm bớt được không khí ngột ngạt, khó chịu, bức bối. Bạn hãy tưởng tượng rằng, sau một ngày làm việc mệt mỏi chúng ta được sinh hoạt trong một môi trường có không khí tự nhiên, thư giãn, thoải mái thì chắc chắn cũng sẽ làm cho tâm trạng sẽ rất tốt phải không nào? 

Ý nghĩa cây thủy tùng

Cây thủy tùng còn có một sức sống vô cùng dẻo dai, bền bỉ. Cây ngầm thể hiện ý nghĩa của sự kiên cường, dũng cảm, không chịu khuất phục trước khó khăn, gian khổ. Cây chính là biểu tượng của sự uy quyền, thanh tao, đặc điểm dành riêng cho những bậc chính nhân quân tử. Ngoài ra, thủy tùng còn có thể mang lại được tiền tài, danh vọng, sự may mắn, bình an, thịnh vượng và phú quý cho gia chủ.

Ý nghĩa cây thủy tùng

Ý nghĩa cây thủy tùng

Theo một số nhà phong thủy học cho rằng, thủy tùng là một loại cây có thể hấp thụ được vượng khí, xua đuổi được âm khí và ma quỷ. Chính bởi vậy nên người ta thường sử dụng loại gỗ của cây này để tạc thành các tượng thờ và lục bình trang trí. Trong tự nhiên, cây thủy tùng có thể sống được ở cả môi trường đất và môi trường nước vậy nên đây là loại cây tượng trưng cho sự hài hòa, sự vững chắc, linh hoạt. Vậy nên ý nghĩa cây thủy tùng mang lại là vô cùng tốt trong ngũ hành phong thủy. 

Cây thủy tùng cổ thụ và cây thủy tùng để bàn

Cây thủy tùng cổ thụ

Thủy tùng là một loại cây quý hiếm ở Việt Nam, để có được một cây thủy tùng cổ thụ thì cây phải trải qua rất nhiều thời gian. Có những cây cổ thụ có tuổi đời lên tới hàng trăm năm, hàng ngàn năm. Hiện nay, những cây thủy tùng cổ thụ đã được khai thác gần hết với mục đích kinh tế, số còn lại nằm rải rác ở trong những khu bảo tồn thiên nhiên. Cây thủy tùng cổ thụ có kích thước và hình dáng không giống nhau. Tuổi đời càng cao thì cây càng có những hình dáng kỳ lạ, xù xì. Đặc biệt ở Việt Nam là nơi khí hậu khắc nghiệt và thường xuyên có bão xảy ra nên cứ mỗi khi có một cơn bão đi qua thì cây lại bị biến đổi thành những hình dạng kỳ lạ khác nhau. Những cành cây thủy tùng càng về già thì càng có xu hướng mọc ngược xuống phía dưới đất, tạo thành những sợi dây vững chắc, cố định vị trí của cây. 

Cây thủy tùng cổ thụ

Cây thủy tùng cổ thụ

Một số cây thủy tùng cổ thụ với kích thước vừa phải đã được khai thác dùng để làm cây cảnh phong thủy trong các gia đình, tòa nhà,… Đây là loại cây rất khó để xác định được độ tuổi của cây, bởi cây càng về già thì phần thân của cây ngày càng trở nên rỗng. Khi cây đã phát triển thành cổ thụ thì rất khó để có thể uốn nắn lại theo ý thích được. Ngoài ra, cây chỉ phát triển khi ở điều kiện tự nhiên thích hợp, khi gặp thời tiết không được thuận lợi thì cây sẽ ngừng phát triển vậy nên rất khó để xác định được chính xác độ tuổi của cây. Theo quan niệm của các nhà phong thủy thì cây càng có những hình dáng kỳ lạ thì tuổi đời càng cao, sẽ càng mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Chính bởi lẽ đó nên nhiều nhà chơi cây đã không tiếc giá nào săn cho mình những cây có hình dáng đặc biệt, như đang ngầm thể hiện chính phong cách riêng của bản thân qua hình dáng của cây. 

Cây thủy tùng để bàn

Khác với cây thủy tùng cổ thụ, thủy tùng để bàn lại có kích thước nhỏ và vừa phải. Đây là loại cây được lai tạo giống từ cây thủy tùng nguyên bản. Cây được sử dụng để trang trí cho không gian hẹp, được ưa chuộng sử dụng thường xuyên ở nước ta thời gian gần đây. Với hình dáng đẹp, nhỏ nhắn, cây quen thuộc xuất hiện nhiều ở các văn phòng làm việc, bàn họp, bàn uống nước,… Cây là hình dáng thu nhỏ của thủy tùng cổ thụ nên cũng mang những ý nghĩa phong thủy tương tự như vậy, là loại cây phù hợp trang trí trong ngôi nhà của mình. Nếu bạn đang lo ngại những cây tùng cổ thụ có kích thước quá lớn không đem vào trong nhà được thì cây thủy tùng để bàn chắc chắn là một sự lựa chọn không tồi. 

Cây thủy tùng để bàn

Cây thủy tùng để bàn

Gỗ cây thủy tùng hiếm và đắt tới mức độ nào? 

Thủy tùng được xếp vào loại cây cổ có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam. Hiện tại cây thủy tùng tự nhiên chỉ còn phân bố chủ yếu ở hai quần thể rừng tự nhiên ở Đắk Lắk vậy nên giá loại gỗ này cũng được giới buôn gỗ đánh giá là hàng hiếm vô cùng. 

Gỗ cây thủy tùng hiếm và đắt tới mức độ nào? 

Gỗ cây thủy tùng hiếm và đắt tới mức độ nào?

Gỗ thủy tùng có màu đẹp, có nhiều viền, thường không bao giờ bị mối mọt. Loại gỗ này thì có rất nhiều màu sắc như: xanh đen, vàng, đỏ, nâu đỏ, xanh ngọc bích, tím,… Gỗ có mùi thơm dịu nhẹ và lúc nào cũng tiết ra một chất nhựa đặc trưng cho dù đã chế biến thành các thành phẩm mỹ nghệ. Gỗ của cây thủy tùng được định giá khác hẳn với các loại gỗ khác. Nó không bao giờ được định gái bằng cân hay bằng khối mà được định giá theo đường vân gỗ cũng như tuổi thọ của cây. Với cây cổ thụ trên 500 tuổi thì một khúc ở gần gốc sẽ có giá trên dưới 1 tỷ. Còn phần giá trị nhất đó chính là phần thân, tuy nhiên phần thân thì cần các chuyên gia giám định đánh giá và cho ra giá trị cụ thể. Giá gỗ hàng thân của cây lâu năm thì mang lại giá trị vô cùng lớn bởi để tìm được một cây gỗ có tuổi thọ hàng trăm năm thì đó không phải chuyện dễ. Chính vì loại cây “dễ thấy, khó tìm” này nên gỗ của cây thủy tùng là vô cùng hiếm và đắt tại Việt Nam.

Quả cây thủy tùng có ăn được không? 

Tuy là loại cây có nhiều công dụng trong phong thủy và sức khỏe con người nhưng cây thủy tùng lại là loại cây có chứa nhiều độc dược. Bên trong cây có chứa nhiều taxin, một chất độc có thể khiến cho cơ thể người co giật bất thường, hạ huyết áp đột ngột và tử vong. Trừ phần quả thì tất cả phần còn lại của cây đều có độc. Quả cây thủy tùng có màu xanh, khi chín chuyển thành màu đỏ, hình dáng xù xì và thường xuyên có vào mùa xuân. Đây là bộ phận duy nhất của cây không có độc nhưng để hạn chế được tối đa các tác hại từ độc tố của cây thủy tùng gây ra thì chúng ta không nên sử dụng quả thủy tùng.  

Quả cây thủy tùng có ăn được không? 

Quả cây thủy tùng có ăn được không?

Trên đây là: “Đặc điểm, ý nghĩa, thông tin về một số loại thủy tùng cũng như thông tin về loại gỗ và quả của cây thủy tùng”. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với các bạn. 

Xem thêm: Cây xương rồng phong thủy, tác dụng và một số hình ảnh đẹp

Sinh Vật Cảnh -