Cây dừa trong văn học và ý nghĩa của cây dừa trong đời sống
Sau cây tre thì cây dừa chính là loại cây quen thuộc và phổ biến nhất tại Việt Nam. Đây là loại cây chứng kiến nhiều trận đánh lịch sử oai hùng của dân tộc ta, gắn bó mật thiết với nông dân Việt Nam và là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà nghệ thuật từ bao đời nay. Vậy “đặc điểm, ý nghĩa câu dừa trong đời sống con người và trong văn học ra sao?” hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu đặc điểm của cây dừa
Cây dừa thuộc họ nhà Cau còn được biết tới với tên tiếng anh là Cocos Nucifera. Cây có thân thẳng, cao lớn, nhiều cây có thể cao tới 30m. Lá có kích thước khá lớn, chia thành nhiều lá đơn và xẻ thành hình cánh chim, cuống và gân dài khoảng 3-5m. Khi các lá già rụng đi thì sẽ để lại các vết sẹo trên thân cây. Cho tới nay nguồn gốc của cây dừa tới từ đâu thì vẫn còn là một sự tranh cãi, bởi nhiều người cho rằng cây có nguồn gốc từ các nước khu vực Nam Châu Á, một số người lại cho rằng cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Dừa là một loại cây được tìm thấy nhiều ở những vùng có khí hậu nóng ẩm quanh năm và phát triển rất tốt trên nền đất pha cát và ngập mặn. Đây là loại cây ưa sống ở những nơi thường có nhiều mưa và nắng gay gắt. Điều này cũng là câu trả lời cho việc vì sao loại cây này thường xuất hiện ở những nơi có nhiều bãi biển. Tại Việt Nam, cây dừa đứng thứ tư trong top các loại cây công nghiệp lâu năm và đứng thứ 7 trong số 93 nước có trữ lượng dừa lớn trên thế giới. Dừa Việt Nam có năng suất và ra quả chất lượng hơn hẳn cây dừa ở các nước trên thế giới.
Hình ảnh cây dừa trong văn học Việt Nam
Hình ảnh con người trong bài thơ cây dừa (Trần Đăng Khoa)
Như các bạn đã biết, cây dừa là nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Trong bài thơ cây dừa, Trần Đăng Khoa có viết: “Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu – Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng”.
Qua bài thơ này, nhà thơ đã khéo léo nhân hóa cây dừa như một con người với các động tác “dang tay”, “gật đầu”. Tác giả đã cho thấy sự gần gũi, gắn bó của cây dừa đối với đời sống của con người. Có lúc, cây dừa được ví như một người bạn từng trải luôn lạc quan, yêu đời, phóng khoáng. Lúc khác, cây lại được ví von như sự hiện thân của người lao động nghèo, lam lũ, giãi dầu mưa nắng nhưng khỏe mạnh và tràn đầy nhiệt huyết, sức sống, tự do. Cái hay của bài thơ không phải là miêu tả và ẩn dụ cây dừa một cách độc đáo mà bài thơ hay ở chỗ Trần Đăng Khoa đã tái hiện hình ảnh của làng quê Việt Nam qua những áng thơ của mình. Hình ảnh cây dừa che chở, bao bọc, mang lại sự bình yên cho làng quê yên bình chính là giá trị nhân sinh to lớn mà tác giả muốn lưu giữ cho các thế hệ về sau.
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa, đàn lợn con nằm trên cao
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
Một số đoạn văn mở bài miêu tả cây dừa hay
Cây dừa là loại cây xuất hiện nhiều trong văn học Việt Nam và luôn được các thầy cô ưu ái đưa vào trong các bài tập làm văn miêu tả. Vậy hãy cùng tham khảo một số đoạn văn mở bài miêu tả cây dừa hay sau để có thể viết ra được những áng văn hay 10 điểm nhé!
“Nhắc tới cây dừa Việt Nam thì không thể nào không nhắc tới vùng đất Bến Tre. Bởi đây là vùng đất trồng nhiều dừa nhiều nhất Việt Nam. Trong cuộc sống của người dân ở đây, cây dừa đã hiện diện gần gũi từ bao đời, người ta không biết nó có từ đâu và vì sao nó lại xuất hiện ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này. Trong thâm tâm họ, cây dừa mang một ý nghĩa vô cùng to lớn bởi loài cây này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà nó còn là một người bạn chở che, gần gũi.”
“Cây dừa đã xuất hiện trong văn học Việt Nam từ rất lâu và là nguồn cảm hứng vô tận cho những nhà làm nghệ thuật. Đây cũng chính là chất liệu của rất nhiều bài hát và bức tranh viết về đất nước và cuộc sống.”
Vẽ lên gốc cây dừa như thế nào cho đẹp mắt?
Vào năm 2021, tại xã Lai Thới – Bình Đại – Bến Tre, Đoàn Thanh Niên địa phương đã có sáng kiến vô cùng độc đáo, mang tính thẩm mỹ về việc trang trí cây dừa để xây dựng hình ảnh nông thôn mới. Bí thư xã và tập thể cán bộ, thanh niên đã thực hiện sơn trắng tất cả các gốc cây dừa, sau đó vẽ lên những hình ảnh đẹp mắt, thân thuộc và gần gũi xung quanh. Sau khi thực hiện, tuyến đường giao thông huyết mạch tại xã Giồng Bông và Thới Lai như được khoác thêm một tấm áo mới, vừa gần gũi, thân quen, đặc biệt nhưng lại không tốn kém. Sau khi công trình được lên báo đã tạo được hiệu ứng xã hội tốt và rất nhiều địa phương đang muốn thực hiện lại ý tưởng tương tự này. Tuy nhiên, việc vẽ lên gốc cây dừa như thế nào để trông đẹp mắt và ý nghĩa thì chúng ta cần có sự chung sức, đồng lòng của tất cả người dân tại địa phương. Cùng góp phần tạo nên diện mạo nông thôn mới xanh, sạch, đẹp.
Ý nghĩa của cây dừa trong đời sống con người
Cây dừa là một loại cây vô cùng quen thuộc và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày của con người. Vậy ý nghĩa của cây dừa trong đời sống con người cụ thể như thế nào? Từng bộ phận được khai thác sử dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Xơ dừa, vỏ dừa, gáo dừa
Đây chính là lớp bảo vệ bên ngoài của quả dừa, bao quanh cùi dừa và thường được sử dụng làm chất đốt trong gia đình vì tính năng khô và bắt lửa tốt của chúng. Ngoài ra đây chính là công cụ không thể thiếu của những người chuyên đi rừng và đi biến. Bởi khi đốt lên khói của nó có thể xua đuổi được côn trùng và xua đuổi ong rất tốt. Ngoài ra, xơ dừa còn được sử dụng như một nguyên liệu sản xuất các mặt hàng gia dụng như: ruột gối, ruột chăn, làm sợi dệt thảm, bàn chải,…
Tương tự như xơ dừa và vỏ dừa. Gáo dừa cũng là một nguyên liệu chất đốt tốt bởi tính bắt lửa và khả năng cháy tốt. Ngoài ra, vỏ dừa còn là nguyên liệu để sản xuất gáo múc nước, bát ăn cơm, bát đựng, những đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế.
Cơm dừa
Cơm dừa chính là phần có màu trắng ở bên trong cùng của vỏ dừa, đây chính là phần cùi dừa, phần bổ dưỡng nhất của cây dừa. Cơm dừa có nhiều chất dinh dưỡng và có hương vị thơm ngon, béo, ngậy nên được dùng để ăn trực tiếp hoặc làm nguyên liệu nấu ăn, nước cốt dừa.
Ngoài ra, phần cơm dừa này còn là nguyên liệu chính để làm mứt – món ăn vặt quen thuộc trong Tết Nguyên Đán ở Việt Nam hoặc làm nguyên liệu để sản xuất dầu dừa có tác dụng làm đẹp da, dưỡng tóc.
Nước dừa
Nước dừa chính là phần nước ở bên phía trong của cơm dừa. Đây chính là loại nước uống quen thuộc của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Loại nước này có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, giải độc, giàu chất dinh dưỡng và vitamin, đặc biệt được các chị em phụ nữ ưa thích sử dụng trong mùa hè. Ngoài ra nước dừa còn có tác dụng rất tốt cho phụ nữ đang mang thai, giúp cho phụ nữ có nhiều nước ối, thuận lợi cho quá trình sinh nở. Người ta thường quan niệm rằng, phụ nữ có thai uống nước dừa trong suốt quá trình mang bầu thì trẻ khi ra đời sẽ có làn da trắng mịn và khỏe mạnh.
Lá dừa
Từ xưa, lá dừa đã được người dân Việt Nam tận dụng để lợp mái nhà, nguyên liệu để thiết kế một số đồ cho gia đình như là chổi, thảm, mũ, nón,… Và là một trong số những nguyên liệu để gói bánh chưng, loại bánh truyền thống trong Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, gân của lá dừa khá cứng và có độ đàn hồi tốt vậy nên thường được sử dụng để làm chổi quét sân, xiên que thịt nướng,… Phần chồi non của ngọn cây dừa còn được sử dụng như một món ăn ngon của dân gian. Tuy nhiên việc sử dụng các chồi non này để ăn thì rất dễ làm cho cây chết nên cần hạn chế.
Thân cây dừa
Thân cây dừa sau khi được thu hoạch được gọi là “cừ dừa”, sử dụng chủ yếu để gia cố các công trình thủy lợi, kênh mương, đê, đập,… Thân cây dừa khá dày, hiện đang được khai thác sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đồ nội thất. Một số người còn sử dụng gỗ của cây dừa như một loại vật liệu để xây dựng và gia cố nhà cửa. Gỗ dừa đang dần thay thế các loại gỗ quý hiếm và trong tương lai sẽ là sản phẩm phát triển kinh tế mới ở nước ta.
Hoa cây dừa
Hoa cây dừa là loại hoa đơn tính, hoa đực và hoa cái thường mọc trên cùng một gié hoa nhưng tách riêng biệt. Cây thường thụ phấn chéo hoặc tự thụ phấn. Trên cùng một gié hoa thì tỷ lệ hoa cái thường nhiều hơn hoa đực, mang lượng phấn hoa lớn. Khi nở, hoa có màu vàng rực, tạo cảm giác sảng khoái và tươi mới cho không gian. Ngoài tác dụng thẩm mỹ thì hoa cây dừa hiện đang được nghiên cứu và sản xuất thành nước hoa sử dụng cho phái nữ.
Một số hình vẽ cây dừa đẹp
Dưới đây là hình vẽ cây dừa đẹp qua ngòi vẽ của trẻ em Việt Nam, thế mới thấy cây dừa đã hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta ngay từ thuở bé một cách thân thuộc và gần gũi tới như vậy.
Cây dừa là một sự hiện diện vô hình từ bao đời nay trong nhận thức và văn hóa của người Việt. Thông qua bài viết: “Cây dừa trong văn học và ý nghĩa của cây dừa trong đời sống” Elead hy vọng sẽ cung cấp được những thông tin hữu ích tới cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.
Xem thêm: Cây cỏ mực: Nhận biết, tác dụng và tác hại đối với sức khỏe
Sinh Vật Cảnh -Cây cỏ mực: Cách nhận biết, tác dụng và tác hại đối với sức khỏe
Cây bồ công anh, nhận biết, tác dụng, tác hại và cách sử dụng
Cây an xoa – Đặc điểm nhận dạng, công dụng và cách sử dụng
Cây hạnh phúc: Đặc điểm, vị trí phong thủy và cách chăm sóc
Cây chó đẻ : Phân loại, tác dụng và cách sử dụng
Cây xạ đen: Phân loại, tác dụng, tác hại và hình ảnh chi tiết
Cây trầu bà: Ý nghĩa, phân loại, tác dụng và cách trồng