Cây xạ đen: Phân loại, tác dụng, tác hại và hình ảnh chi tiết

Cây xạ đen là một loại dược liệu đang được tìm kiếm rất nhiều và được đánh giá là có nhiều công dụng thần kì đối với sức khỏe con người. Nhưng đây lại không phải là loại cây thông dụng trong dân gian nên nhiều người không biết rõ về loại cây này và cả công dụng cụ thể của nó. Hôm nay, elead.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu về cây xạ đen, cây xạ đen có bao nhiêu loại, tác dụng, tác hại và hình ảnh chi tiết ra sao.

Nội Dung Chính

Cây xạ đen là cây gì?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra tác dụng của cây xạ đen đối với sức khỏe con người, đặc biệt là thành phần hỗ trợ điều trị ung thư cực kỳ tốt. Đây là loại cây có nguồn gốc từ châu Âu và một số nước Đông Á. Cây dạng thân leo, thường mọc ở những nơi có nhiệt độ cao, phân bổ chủ yếu ở những vùng đồi núi. Ở Việt Nam, cây phân bổ ở rừng núi, các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Cây có khả năng chịu được khô hạn và ưa thích ánh sáng. Phù hợp trồng ở những nơi đất đỏ bazan và gần biển. 

Cây xạ đen là cây gì?

Cây xạ đen là cây gì?

Cây thuộc họ nhà thân gỗ, có thể leo thành từng giàn và mọc tập trung. Khi cây sinh trưởng và phát triển thường mọc thành hình tròn, dài trung bình khoảng 5-16m. Màu sắc của cây sẽ biến đổi theo từng thời kỳ phát triển của cây, khi cây còn nhỏ có màu xanh lục, lớn lên cây chuyển sang màu xám và khi cây về già thì chuyển qua màu nâu và có lông phát triển bao quanh lá. Phiến lá có hình elip ngược, dài khoảng trên dưới 1cm, thường có nhiều gân và lông mọc nhiều ở mặt dưới của lá. Bên rìa của mép lá thường có răng cưa nhưng không sắc nhọn. 

Hoa xạ đen có màu trắng sữa nhẹ, cuống dài khoảng 0,5-1cm, quả nhỏ, khi già sẽ tự nổ và bắn các hạt của cây sang những khu vực xung quanh. Chính bởi hình thức tự sinh sản nên cây thường mọc thành khóm và phân bố không đều trên một cánh rừng. Khi phơi khô, cây ngả dần về màu nâu sẫm và có mùi thơm thảo mộc thoang thoảng. Khi sắc nước thì nước có màu nâu đậm, vị ngọt thanh.

Có mấy loại cây xạ đen? 

Có rất nhiều cây thuộc họ xạ như xạ đen, xạ vàng, xạ trắng, xạ đỏ, cây xạ lai,… nên nhiều người nhầm tưởng cây xạ đen có nhiều loại và đang bắt đầu tìm hiểu xem “có mấy loại cây xạ đen?“. Thực chất, cây xạ đen chỉ có duy nhất một loại. Các bạn cần thận trong việc phân biệt loại cây này tránh nhầm lẫn với các loại cây khác.

Tác dụng của cây xạ đen

Tác dụng của cây xạ đen trong điều trị ung thư

Ung thư là một bệnh sinh ra do các tế bào trong cơ thể bị biến đổi và tăng sinh một cách bất thường. Hiện chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi 100% loại bệnh này cả. Mặc dù chưa phát hiện ra được chính xác nguyên nhân và cách điều trị loại bệnh này nhưng y học đang cố gắng hết sức để gia tăng thời gian sống sót của người bệnh.

Hiện tại, y học đã tìm ra rất nhiều loại cây dược liệu hỗ trợ điều trị cho những người đang mang trong mình căn bệnh quái ác này. Cây xạ đen là một trong những loại cây giúp hỗ trợ điều trị ung thư vô cùng tốt mà các nhà khoa học tìm ra. Cây giúp hạn chế được sự lây lan và phát triển của tế bào ung thư, mang lại những hiệu quả tích cực nhằm kéo dài thời gian ủ bệnh và thời gian sống sót của con người. Hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị về sau.

Bên trong cây chứa rất nhiều hoạt chất hóa học ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể. Một số loại virus mà cây xạ đen có thể ngăn chặn đó là: Virus gây viêm gan, virus gây ung thư tử cung, virus gây ung thư vòm họng,… Đặc biệt, trong cây xạ đen có nhiều chất chống oxy hóa, tăng khả năng trao đổi chất và ăn uống của những người bị bệnh ung thư. Giúp cho não bộ hoạt động tốt, suy nghĩ và trí óc của con người được thư giãn, hạn chế tinh thần bệnh nhân chuyển biến xấu.

Công dụng của cây xạ đen trong điều trị ung thư

Công dụng của cây xạ đen trong điều trị ung thư

Tuy cây xạ đen rất tốt cho những người bị bệnh ung thư nhưng để sử dụng sao cho đúng thì cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ có trình độ chuyên môn. Đặc biệt là những bệnh nhân ung thư đã trở nặng. Tránh trường hợp kỳ vọng quá nhiều vào loại thần dược này dẫn tới mất quá nhiều thời gian mà không mang lại kết quả như mong đợi. 

Công dụng của cây xạ đen trong điều trị các bệnh nhiễm mỡ

Các bệnh nhiễm mỡ thường là sự tăng trưởng lượng mỡ cơ thể đã quy định lên một cách bất thường. Các bệnh nhiễm mỡ thông thường gồm: Máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ,… Đây là hệ quả của việc tăng sinh nội tiết tố nam, nội tiết tố nữ và chỉ số triglycerid một cách bất thường. 

Loại bệnh này có thể ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của con người, gây nên một số hệ quả như: béo phì, tiểu đường, suy gan, suy thận, tăng huyết áp,… Ngoài ra khi điều trị không kịp thời còn sinh ra các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay, không tập trung được vào công việc, lo âu, suy nghĩ nhiều, giảm trí nhớ và khi trở nặng còn có thể gây tử vong. 

Gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ là hai bệnh dễ chuyển biến xấu và có mức độ phát triển rất nhanh. Dựa vào kích thước của gan và khối lượng máu, khối lượng mỡ người ta đưa loại bệnh này thành nhiều mức độ khác nhau. Và tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê liều lượng xạ đen sao cho phù hợp. 

Công dụng của cây xạ đen trong điều trị các bệnh nhiễm mỡ

Công dụng của cây xạ đen trong điều trị các bệnh nhiễm mỡ

Khi sử dụng xạ đen, cơ thể sẽ kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể, giảm thiểu lượng mỡ dư thừa, từ đó giảm lượng mỡ có trong gan và máu và hạn chế được những biến chứng có thể xảy ra. Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như: vàng da, mắt đỏ, mệt mỏi, sút cân, căng thẳng, nước tiểu có màu lạ, ăn uống không vào hay buồn nôn, chóng mặt,…

Có rất nhiều trường hợp bệnh thuyên giảm do kiên trì sử dụng cây xạ đen trong một thời gian dài. Nhưng khi sử dụng phải có sự hướng dẫn và liều lượng phù hợp, như vậy mới mang lại kết quả tốt nhất cho sơ thể. 

Huyết áp cao có uống được cây xạ đen không?

Những người bị huyết áp cao có thể uống được xạ đen không? Câu trả lời là có.

Bệnh tăng huyết áp ở người có nhiều nguyên nhân như: Tăng huyết áp thứ phát, tăng huyết áp nguyên phát,… Đây là một loại bệnh xảy ra khi huyết áp của con người không được ổn định và thường xuyên tăng lên một cách bất bình thường. 

Công dụng của cây xạ đen trong điều trị huyết áp cao

Công dụng của cây xạ đen trong điều trị huyết áp cao

Những người cao huyết áp thường xảy ra các triệu chứng như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thính lực kém nhạy bén, thường xuyên mất ngủ và ăn uống không ngon miệng. Những người bị nặng hơn còn có nhiều triệu chứng dữ dội như suy giảm các cơ quan sát, co bóp các tế bào xung quanh tim, khó thở, mặt tái xanh, nôn mửa và khó điều khiển được cảm xúc,…

Vậy nên khi uống nước cây xạ đen sẽ có tác dụng làm ổn định máu huyết, khí huyết, ngăn chặn được những triệu chứng của loại bệnh này. 

Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt không?

Chính bởi tác dụng lớn mà xạ đen mang lại, nhiều người đã đun nước cây xạ đen để sử dụng như một loại thuốc bổ hằng ngày. Vậy, uống nước xạ đen hằng ngày có tốt không? Câu trả lời là có. Khi uống nước xạ đen mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe cho người khỏe mạnh và đem đến cho người bệnh nhiều tác dụng như:
  • Hỗ trợ làm sạch động mạch và mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ.
  • Cải thiện được triệu chứng mất ngủ, thức đêm, ngủ không sâu giấc.
  • Có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường chức năng của gan. Hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, ung thư gan.
  • Khi uống nước xạ đen hằng ngày sẽ giúp phòng ngừa được những bệnh ngoài da như: ngứa, mề day, nóng trong, phát ban.
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả, hỗ trợ điều trị ung thư ở giai đoạn đầu.
Ngoài những tác dụng mà Elead kể trên thì việc uống nước cây xạ đen hằng ngày còn rất nhiều tác dụng khác trong điều trị các bệnh mãn tính. Cây còn có thể phối hợp cùng các loại dược liệu khác để điều trị các vết thương hở, các bệnh lý về tinh thần.
Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt không?

Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt không?

Cách uống xạ đen tươi như thế nào cho phù hợp? 

Nước cây xạ đen có rất nhiều công dụng thần kỳ trong điều trị bệnh nên cách uống xạ đen tươi như thế nào cho phù hợp là điều mà rất nhiều người quan tâm. Mỗi ngày, một người chỉ nên sử dụng từ 20g, tối đa 22g xạ đen để sắc nước uống. Khi dùng nước cây xạ đen thì không được để qua đêm, chỉ uống trong ngày, kể cả khi đã được bảo quản trong tủ lạnh. Khi để qua ngày, được tính của cây sẽ bị biến đổi và có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.
Có hai cách để sử dụng nước xạ đen, đó là đun nước uống hằng ngày hoặc pha trà. Với cách đun lấy nước uống thì chúng ta đun 20g – 22g xạ đen cùng với 1 lít rưỡi nước và uống ngay trong ngày. Còn đối với cách pha trà, bạn cần rửa sạch cây xạ đen để loại bỏ cặn bẩn và bùn đất, sau đó cắt nhỏ và tráng cây xạ đen một lần với nước sôi. Sau đó hãm 20g xạ đen với 150ml nước sôi. Hãm trong vòng 5 – 7 phút và có sử dụng ngay khi còn ấm. 

Tác hại của cây xạ đen

Xạ đen là một loại dược liệu có nhiều dược tính vậy nên nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây ra một số tác hại không mong muốn cho sức khỏe con người. Tác hại của cây xạ đen cụ thể như sau:

  • Khi sử dụng quá nhiều có thể gây cho bệnh nhân một số biểu hiện như là hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, sốt, nóng trong người.
  • Nếu sử dụng thuốc qua đêm thì cơ thể sẽ bị đầy bụng, đi ngoài, tiêu chảy.
  • Cây có hàm lượng thuốc an thần lớn nên có thể làm bệnh nhân buồn ngủ. Vậy nên, khi sử dụng nước cây xạ đen cần tránh pha quá đậm, hạn chế uống vào buổi sáng.
  • Một số người bị u nang, u xơ, khi sử dụng cây xạ đen sẽ gặp một số tác dụng phụ như: căng thẳng, mệt mỏi, đau ở khu vực khối u.
Tác dụng của cây xạ đen trong điều trị bệnh là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để tránh tác hại của xạ đen thì chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ càng trước khi dùng. Cần có sự tham gia của các bác sĩ Đông Y để được tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất.

Một số hình ảnh cây xạ đen

Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh của cây xạ đen để phân biệt chính xác loại cây dược liệu này nhé!

Một số hình ảnh cây xạ đen

Một số hình ảnh cây xạ đen

Một số hình ảnh cây xạ đen

Một số hình ảnh cây xạ đen

Một số hình ảnh cây xạ đen

Một số hình ảnh cây xạ đen

Một số hình ảnh cây xạ đen

Một số hình ảnh cây xạ đen

Một số hình ảnh cây xạ đen

Một số hình ảnh cây xạ đen

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu hơn về cây xạ đen, cây xạ đen có bao nhiêu loại?, tác dụng, tác hại và hình ảnh chi tiết ra sao. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm: Cây trầu bà: Ý nghĩa, phân loại, tác dụng và cách trồng

Sinh Vật Cảnh -